CB-CS Công an Mai Châu giúp đỡ, động viên gia đình sau khi Tràng A Chia (Xà Lĩnh - Pà Cò) đi chấp hành án phạt tù.

CB-CS Công an Mai Châu giúp đỡ, động viên gia đình sau khi Tràng A Chia (Xà Lĩnh - Pà Cò) đi chấp hành án phạt tù.

(HBĐT) - Một tuần, sau khi Tràng A Chia ở bản Xà Lĩnh và 6 người khác ở các bản Thung ảng, Pà Khôm, Hang Kia, Pà Cò con của hai xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) tự nguyện trình diện để Công an huyện Mai Châu làm thủ tục đưa xuống Trại tạm giam Công an tỉnh chấp hành án phạt tù, trung tá Sùng A Chếnh, đội trưởng đội an ninh Công an huyện đưa chúng tôi xuống địa bàn anh trực tiếp theo dõi, quản lý.

 

Đã gần 15 giờ chiều nhưng bản Xà Lĩnh vẫn im lìm, vắng vẻ. Trung tá Sùng A Chếnh giải thích: Các bản đều vắng vẻ vì hai xã Hang Kia, Pà Cò đang vào vụ thu hoạch ngô. Chỉ còn người già, trẻ em ở lại trông nom nhà cửa, vườn tược, đa số bà con đều lên nương, lên rẫy, có khi họ ở lại vài ba ngày, thậm chí cả tuần mới về một lần.

 

“Tổ ấm” của Tràng A Chia là nếp nhà gỗ, lợp ngói khá khang trang. ở góc sân là một đàn chó đến 4-5 con, con nào trông cũng lừng lững và có vẻ  hung dữ. Nhưng thật lạ, khi trung tá Sùng A Chếnh vừa đi đến cổng là cả đàn lao ra ngoáy đuôi mừng quýnh như đón chủ nhà vậy.

 

Đón chúng tôi là một bé gái chừng 10 tuổi. Vì trung tá Chếnh nói với bé gái bằng tiếng Mông nên cả đoàn ai cũng như “vịt nghe sấm”, ngay sau đó bé gái chạy thoắt ra khỏi cổng. Trong lúc chờ đợi, trung tá Chếnh không hề ngơi tay. Hết quét nhà, lau tủ, lau bàn, ghế đến gấp chăn màn, rửa ấm, chén. Anh lại ra xếp lại đống củi ngổn ngang trên sân và sửa lại cái máng nước xộc xệch do dây thép buộc lâu ngày đã hoen rỉ. Hình ảnh người sỹ quan an ninh cặm cụi, tỉ mẩn như một bà nội trợ trong gia đình của một người đã từng là đối tượng có lệnh truy nã và nhiều lần cố tình trốn tránh, trì hoãn chấp hành án phạt tù khiến chúng tôi ai nấy đều ấm lòng, khâm phục đức độ của những CBCS công an.

 

   

     Đến cuối tháng 5/2012, Công an huyện Mai Châu đã tiếp nhận và thu hồi 3.460 khẩu súng các loại.

 

Hết quét nhà, lau tủ, lau bàn, ghế đến gấp chăn màn, rửa ấm, chén. Anh lại ra xếp lại đống củi ngổn ngang trên sân và sửa lại cái máng nước xộc xệch do dây thép buộc lâu ngày đã hoen rỉ. Hình ảnh người sỹ quan an ninh cặm cụi, tỉ mẩn như một bà nội trợ trong gia đình của một người đã từng là đối tượng có lệnh truy nã và nhiều lần cố tình trốn tránh, trì hoãn chấp hành án phạt tù khiến chúng tôi ai nấy đều ấm lòng, khâm phục đức độ của những CBCS công an.

 

Qua câu chuyện của trung tá Chếnh, chúng tôi hình dung được những năm qua, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên tuyến Tây Bắc và tỉnh Hòa Bình, nhất là ở hai xã Hang Kia, Pà Cò diễn biến hết sức phức tạp. Hoạt động tội phạm ma túy diễn ra với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, sảo quyệt và manh động. Các băng nhóm tội phạm sử dụng nhiều loại phương tiện và tạo nên đường dây khép kín để mua bán, vận chuyển ma túy với số lượng lớn, chúng sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng, phương tiện giao thông để tấn công các lực lượng phòng - chống ma túy khi bị ngăn chặn, bắt giữ. Máu đã đổ trên “cao nguyên đá” và trên các tuyến giao thông mà tội phạm ma túy lợi dụng vận chuyển “cái chết trắng”. Vì cuộc sống bình yên của nhân dân, nhiều CBCS công an đã phải hao tổn trí lực, không quản hy sinh, gian khổ và hiểm nguy trong cuộc đấu tranh phòng - chống ma túy... Vì vậy, ngoài tinh thông nghiệp vụ, sự gần gũi, khiêm nhường của những CBCS công an chính là hành trình để xây dựng, củng cố niềm tin của người dân đối với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cùng đồng lòng, chung sức xây dựng “Bản làng bình yên, gia đình hạnh phúc”.

 

Trước diễn biến phức tạp của tình hình TTATXH, nhất là về tội phạm và tệ nạn ma túy, ngày 14/1/2010, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 03/ ĐATU “Về củng cố nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN hai xã Hang Kia - Pà Cò”; ngày 23/7/2010, UBND tỉnh đã ban hành Đề án 1081/ĐA -BCĐ “Vận động toàn dân giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh”.

 

Để không ngừng củng cố nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị, năm 2010, trung tá Sùng A Chếnh, đội trưởng đội an ninh đã kiêm nhiệm chức Phó trưởng CA xã Pà Cò. Sau 1 năm làm Phó trưởng CA xã, năm 2011, trung úy Vàng A Nhà đã được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã Hang Kia. Cán bộ Công an gần dân, bám sát cơ sở đã góp phần quan trọng trong  phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng và phát huy hiệu quả các mô hình tự quản ở từng dòng họ, xóm bản cùng các mô hình phòng, chống tội phạm, bài trừ TNXH và các hủ tục lạc hậu như tảo hôn, mê tín dị đoan. Tranh thủ người có uy tín, nhất là những già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ để thường xuyên nắm chắc tình hình, không để xảy ra tình huống bất ngờ, khó giải quyết. Làm tốt công tác lựa chọn, bổ sung lực lượng làm công tác ANTT ở cơ sở đủ về số lượng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 

Thượng tá Hà Thiếu Uýnh, Phó trưởng Công an huyện tâm sự: Gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến và đáp ứng những nguyện vọng chính đáng, tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân, thực hiện tốt chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Bằng những việc làm cụ thể để những người phạm tội, người có án phạt tù và thân nhân của họ thấy rõ được cán bộ công an luôn nói đi đôi với làm. Có như vậy người dân mới tin và chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Theo đó, Thông báo liên ngành số 71 về việc áp dụng chính sách đặc thù cho những người phạm tội, đối tượng có lệnh truy nã và án phạt tù ở 3 vùng giáp ranh xã Hang Kia, Pà Cò và Loóng Luông (Sơn La) đã được thực hiện nghiêm túc. Sau khi ra đầu thú, tự thú và được đưa ra xét xử, các đối tượng phạm tội ma túy được giảm khung hình phạt, được tại ngoại, không bị bắt tại tòa. Vì vậy, trên 80% đối tượng có lệnh truy nã ở hai xã Hang Kia, Pà Cò đã ra đầu thú, 8/13 người có án phạt từ đã tự nguyện đi chấp hành án.

 

Chị Giàng Y Sê, vợ của Tràng A Chia, người trực tiếp đưa chồng xuống Công an huyện và Trại tạm giam Công an tỉnh để chấp hành án phạt tù cho biết: Chồng tôi có án phải chấp hành hình phạt 6 năm tù, trước khi đi, cán bộ công an đồng ý cho ba ngày ở nhà “làm vía” và giữ đúng lời hứa được cải tạo tại Trại tạm giam Công an tỉnh; hàng tháng, cán bộ xã và gia đình được gặp gỡ, thăm nuôi; bố trí phòng ở và tổ chức lao động chung cho những người Mông của 2 xã để tiện lợi cho việc ăn ở, sinh hoạt. Chúng tôi yên tâm lắm vì thấy ai cũng khỏe mạnh, lao động chăm chỉ, có người nghiện đã từ bỏ được ma túy.

Đấu tranh phòng - chống tội phạm ma túy đã phức tạp, nguy hiểm, việc vận động toàn dân giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cũng gặp không ít khó khăn. Đại úy Hà Việt Thành, Phó Trưởng Công an huyện Mai Châu cho biết: Từ xa xưa, với những người đàn ông dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Mông nói riêng, khẩu súng luôn gắn liền với cuộc sống của họ. Đó không chỉ là phương tiện săn bắt muông thú mà còn là vật dụng thể hiện sự mạnh mẽ của “đấng mày râu”. Để việc tiếp nhận, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đạt hiệu quả cao nhằm giữ gìn TTXH, bảo vệ môi trường sinh thái, ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, CBCS công an Mai Châu đã phát huy tốt vai trò của đội ngũ CB-ĐV, già làng, trưởng bản và người có uy tín ở cơ sở. Các tổ công tác không chỉ đến từng thôn, bản, hộ gia đình mà còn lên những lều lán trên nương rẫy để vận động và thu hồi triệt để. Với tinh thần tận tụy, bằng uy tín và trách nhiệm của mình, từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2012, Công an huyện Mai Châu đã tiếp nhận, thu hồi 3.460 khẩu súng các loại cùng 8 quả lựu đạn, 5 quả đạn cối, 1.600 kg đạn ria, 64 ống sắn để chế tạo thành nòng súng tự chế. Trong đó có 5 khẩu súng quân dụng và nhiều khẩu súng cổ trị giá từ 15-20 triệu đồng.  

Tạm xa Hang Kia, Pà Cò, dù biết rằng tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở vùng “cao nguyên đá” vẫn còn tiềm ẩn nhưng sự cần mẫn, tận tình, gần gũi của những CBCS công an với người dân các bản người Mông. Tiếng bọn trẻ ríu rít chuẩn bị cho năm học mới và hình ảnh những chàng trai, cô gái miệt mài trên nương ngô, vườn mận, rừng chè là những tín hiệu vui về nhịp sống bình yên và phát triển ở bản Mông.

 

                                                                     Đức Phượng

 

Các tin khác

Những đường lò được cài chống tạm bợ đang trở thành mối lo thường trực của những nhân công làm việc trong đó.
Hai đứa con của nhà anh Biển phải truyền máu thường xuyên để duy trì cuộc sống.
Bà Bàn Thị Kim Cúc hồi tưởng những lần được gặp Bác Hồ.
Người tiêu dùng ưa chuộng lựa chọn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại cửa hàng thị trấn Lương Sơn.

Người đưa măng xứ Mường đến “trời tây”

(HBĐT) - Nếu như cái tên Ngô Đức Sinh, Giám đốc Công ty măng Kim Bôi (xã Thanh Nông - Lạc Thủy) còn khá lạ lẫm, cái tên Sinh “măng” lại là cái tên đã trở nên quen thuộc với người dân ở các xã vùng sâu, xa, nơi mà cây măng rừng đang trở thành nguồn thu nhập chính. Từ cây măng, đã có nhiều người, nhiều hộ dân thoát nghèo. Hơn thế nữa, việc mở rộng diện tích trồng bương, luồng, trúc lấy măng trên địa bàn tỉnh đang được kỳ vọng là một trong những hướng mở cho nền kinh tế xanh.

Người thương binh trồng rừng, chăn nuôi giỏi

(HBĐT) - Trang trại của vợ chồng anh Trần Viết Ngân, cách cầu xóm Chu, xã Trung Minh (TPHB) một cây số. Khi tới đầu trang trại, nhìn hai quả đồi cao dốc dựng đứng tầm sáu mươi độ, mấy ai tin được hai quả đồi ấy cách đây mười năm còn là đồi lau sậy mà nay đã là rừng tre, keo xanh tươi lá hát quanh năm với gió rừng.

Bài viết... tại rừng

(HBĐT) - Cho đến bây giờ, dù đã qua hơn 3 năm nhưng chuyến thâm nhập thực tế tìm hiểu thực trạng khai thác lâm sản trái phép ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông vào khoảng đầu tháng 10/2009, với chúng tôi vẫn còn sâu đậm. Ấn tượng, điều đáng nhớ nhất đó là chính là những bài viết về tình trạng khai thác lâm sản trái phép ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông được viết ngay tại... rừng dưới ánh đèn pin le lói trong bóng đêm đặc quánh vẻ liêu trai.

Nữ đội trưởng du kích 2 lần được gặp Bác Hồ

(HBĐT) - Người nữ du kích, người bà, người mẹ Nguyễn Thị Vuông hôm nay đã bước sang tuổi 83 nhưng vẫn còn đó sự nhanh nhẹn, tháo vát và một trí nhớ tuyệt vời. Trí nhớ đó khắc sâu một miền nhớ về những ngày tháng cách đây hơn 60 năm...

Khát vọng vùng Thung

(HBĐT) - Đã nhiều lần lỗi hẹn, cho tới một ngày gần đây, chúng tôi mới có dịp ngược dốc “con đường tình yêu” của nhạc sỹ Huy Tâm để đến với Thung Rếch, một miền đất trù phú và gợi nhiều cảm xúc ở xã Tú Sơn (Kim Bôi). Xóm làng bình yên với những bãi mía, nương ngô trải dài ngút mắt dưới ánh nắng ban mai còn đẹp hơn bức tranh, hình ảnh mà chúng tôi đã từng tưởng tượng. Đón chúng tôi là ánh mắt, nụ cười hồn hậu của người dân nơi đây. Nhìn sâu vào những đôi mắt ấy và qua những câu chuyện tâm tình gợi mở mới thấy hết sự rắn rỏi, cương trực và một sự khát vọng lớn lao đang trỗi dậy ở vùng đất, những con người nơi đây.

Chuyện về rừng chè bị “lãng quên” ở Đà Bắc

(HBĐT) - Nếu đem so với cây ngô và dong riềng là những loại cây trồng chủ lực ở Trung Thành, cây chè có giá trị trung bình gấp 4 - 5 lần. Dẫu vậy, trên vùng đất chè xưa của Đà Bắc vẫn đang có hàng chục ha chè dường như bị lãng quên, mọc thành rừng xen giữa những loại cây dại không tên trong nỗi nuối tiếc, xót xa của những người có tâm huyết với chè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục