Thiếu tướng Bùi Đình Phái, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh thăm hỏi đời sống nhân dân xã Địch Giáo (TânLạc). Ảnh: Mạnh Hùng
(HBĐT) - Sinh ra, lớn lên ở xã Địch Giáo (Tân Lạc), một vùng đất có truyền thống cách mạng và là con trai duy nhất trong gia đình nông dân có ba chị em. Thời thơ ấu đến khi cắp sách tới trường được nghe kể về ách đô hộ, áp bức, bóc lột của thực dân Pháp cũng như tội ác của đế quốc Mỹ gây bao đau thương cho nhân dân ta. Từ đó đã thôi thúc các thế hệ thanh niên, học sinh trên địa bàn sôi sục lên đường vào Nam đánh Mỹ, trong đó có chàng thanh niên 16 tuổi Bùi Đình Phái.
Chiến tranh đã rời xa nhưng đối với thiếu tướng Bùi Đình Phái, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh kỷ niệm ngày lên đường nhập ngũ và những năm tháng ở chiến trường vẫn còn in sâu đậm trong tâm trí ông. ông cho biết: “Năm 1970, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang trở lên quyết liệt. Khi đó, tôi mới 16 tuổi và đang còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường với ý chí, nguyện vọng, xác định đây là nhiệm vụ của tuổi trẻ, tiếp bước cha anh đánh Mỹ cứu nước. Bản thân tôi đã làm đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ với mong muốn góp một phần công sức của mình để thực hiện di nguyện của Bác Hồ giải phóng miền
Trưởng thành trong chiến đấu, từ người chiến sỹ, ông lần lượt được giao nhiệm vụ là tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng. Năm 1974, một vinh dự lớn đến với Bùi Đình Phái, ông được kết nạp Đảng ngay tại chiến trường. Dù ở cương vị nào, ông cũng luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được tặng thưởng ba danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ (cấp 1, 2, 3), 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 Huân chương Chiến sỹ giải phóng hạng nhất, nhì, ba; Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhì .
Tháng 6/1977, theo yêu cầu nhiệm vụ, đơn vị ông được lệnh hành quân ra Bắc lên tuyến đầu chiến đấu bảo vệ Tổ quốc tại tỉnh Lạng Sơn. Cho đến năm 1992, với cương vị Trung đoàn trưởng Trung đoàn 831, Sư đoàn 347, Quân khu I. ở giai đoạn này vừa huấn luyện, chiến đấu vừa tổ chức giúp nhân dân làm đường giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng. Cũng thời gian này, ông được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.
Tháng 10/1992, ông được điều động về nhận công tác tại Bộ CHQS tỉnh, lần lượt được bổ nhiệm các chức vụ Phó Tham mưu trưởng, Phó Chỉ huy trưởng. Từ tháng 7/2001, ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, được bầu đại biểu Quốc hội khóa XI, giữ chức Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, ủy viên ủy ban Đối ngoại Quốc hội và đến tháng 8/2009, một vinh dự lớn đến với ông và LLVT tỉnh, ông được Đảng, Nhà nước thăng quân hàm Thiếu tướng.
Trải qua 42 năm chiến đấu và học tập, công tác trong quân đội, dù ở cương vị nào, ông cũng phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hiện nay, trên cương vị là UV Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, là người chịu trách nhiệm trực tiếp tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND về lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ QS - QPĐP, ông luôn nhận thức sâu sắc việc xây dựng KVPT tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, vững chắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc tổ quốc trong giai đoạn hiện nay là trách nhiệm chung của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể địa phương do cơ quan quân sự địa phương làm nòng cốt.
Theo Thiếu tướng Bùi Đình Phái, trong những vấn đề đó nổi bật nhất là tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành các văn bản, chỉ thị về lĩnh vực công tác QS - QPĐP sát với tình hình thực tế trên địa bàn; duy trì nghiêm chế độ SSCĐ; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với công an bảo đảm giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn; tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng, đặc biệt chú ý đến địa bàn, địa phương trọng điểm, vùng tôn giáo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa...; xây dựng lực lượng DQTV vệ rộng khắp, phát huy được vai trò nòng cốt trong nhân dân; xây dựng lực lượng DBĐV vững mạnh sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khi có lệnh; hoàn thành tốt công tác tuyển quân, chất lượng ngày càng được nâng cao; tỷ lệ thanh niên lên đường nhập ngũ được kết nạp vào Đảng, bình quân hàng năm có từ 14 - 19%. Bên cạnh đó, công tác huấn luyện, diễn tập được tổ chức thường xuyên, có hiệu quả. Nổi bật là gắn huấn luyện, diễn tập với xây dựng nông thôn mới, huy động các nguồn vốn, công sức, phương tiện của toàn dân tham gia làm GTNT, các công trình thủy lợi và một số công trình khác trong KVPT, phục vụ trực tiếp cho đời sống hiện tại của người dân. Theo ông, người dân vùng sâu, xa còn nghèo nhưng vẫn một lòng theo Đảng, vì vậy việc gắn thực hiện nhiệm vụ chung với chăm lo nâng cao đời sống của nhân dân là việc làm cần thiết. Chính vì thế, việc làm đó đã luôn được cấp ủy, chính quyền và nhân dân đồng tình ủng hộ
Được nghe ông kể chuyện về cuộc đời binh nghiệp của ông, của đồng đội ông, của thời xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước và cả những việc làm hiện tại, tôi có cảm nhận: Chẳng có gì khác nhau về một con người của chiến trường năm xưa và thiếu tướng Bùi Đình Phái bây giờ, với gần 60 tuổi đời và 40 năm đời binh nghiệp, ông vẫn là người như thế, tận lực trong công việc, hết lòng giữa cuộc đời mênh mông, đó là phương châm sống mà ông luôn tâm niệm.
(HBĐT) - Đó là những mô hình có sự tham gia của hàng trăm, hàng nghìn nông dân cả ở vùng thấp, sâu, xa, cao. Việc sản xuất mang tính ổn định, vững bền hơn, hiệu quả kinh tế mang lại cũng rõ rệt. Những mô hình này đang góp phần không nhỏ, có tác dụng cổ vũ lớn lao, khích lệ nông dân tiếp cận thị trường, nắm bắt cơ hội làm giàu.
(HBĐT) - Nếu như cái tên Ngô Đức Sinh, Giám đốc Công ty măng Kim Bôi (xã Thanh Nông - Lạc Thủy) còn khá lạ lẫm, cái tên Sinh “măng” lại là cái tên đã trở nên quen thuộc với người dân ở các xã vùng sâu, xa, nơi mà cây măng rừng đang trở thành nguồn thu nhập chính. Từ cây măng, đã có nhiều người, nhiều hộ dân thoát nghèo. Hơn thế nữa, việc mở rộng diện tích trồng bương, luồng, trúc lấy măng trên địa bàn tỉnh đang được kỳ vọng là một trong những hướng mở cho nền kinh tế xanh.
(HBĐT) - Trang trại của vợ chồng anh Trần Viết Ngân, cách cầu xóm Chu, xã Trung Minh (TPHB) một cây số. Khi tới đầu trang trại, nhìn hai quả đồi cao dốc dựng đứng tầm sáu mươi độ, mấy ai tin được hai quả đồi ấy cách đây mười năm còn là đồi lau sậy mà nay đã là rừng tre, keo xanh tươi lá hát quanh năm với gió rừng.
(HBĐT) - Cho đến bây giờ, dù đã qua hơn 3 năm nhưng chuyến thâm nhập thực tế tìm hiểu thực trạng khai thác lâm sản trái phép ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông vào khoảng đầu tháng 10/2009, với chúng tôi vẫn còn sâu đậm. Ấn tượng, điều đáng nhớ nhất đó là chính là những bài viết về tình trạng khai thác lâm sản trái phép ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông được viết ngay tại... rừng dưới ánh đèn pin le lói trong bóng đêm đặc quánh vẻ liêu trai.
(HBĐT) - Người nữ du kích, người bà, người mẹ Nguyễn Thị Vuông hôm nay đã bước sang tuổi 83 nhưng vẫn còn đó sự nhanh nhẹn, tháo vát và một trí nhớ tuyệt vời. Trí nhớ đó khắc sâu một miền nhớ về những ngày tháng cách đây hơn 60 năm...
(HBĐT) - Đã nhiều lần lỗi hẹn, cho tới một ngày gần đây, chúng tôi mới có dịp ngược dốc “con đường tình yêu” của nhạc sỹ Huy Tâm để đến với Thung Rếch, một miền đất trù phú và gợi nhiều cảm xúc ở xã Tú Sơn (Kim Bôi). Xóm làng bình yên với những bãi mía, nương ngô trải dài ngút mắt dưới ánh nắng ban mai còn đẹp hơn bức tranh, hình ảnh mà chúng tôi đã từng tưởng tượng. Đón chúng tôi là ánh mắt, nụ cười hồn hậu của người dân nơi đây. Nhìn sâu vào những đôi mắt ấy và qua những câu chuyện tâm tình gợi mở mới thấy hết sự rắn rỏi, cương trực và một sự khát vọng lớn lao đang trỗi dậy ở vùng đất, những con người nơi đây.