Đài tưởng niệm liệt sĩ Hòa Bình tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.

Đài tưởng niệm liệt sĩ Hòa Bình tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.

(HBĐT) - Thật khó để lý giải cảm xúc trên suốt chặng đường Hồ Chí Minh chạy qua dãy Trường Sơn với đích đến là Nghĩa trang liệt sỹ (NTLS) quốc gia Trường Sơn (Quảng Trị). Dù đã từng được đến đây không ít lần trong những chuyến đi dài ngày nhưng đó chẳng phải là cảm giác nhàm chán thường thấy mà vẫn nguyên sự háo hức như tìm về một nơi chốn bình yên với những khúc hát tuổi 20 còn đọng trong ký ức một thời.

 

Ký ức tuổi 20  

Không giống như những chuyến đi trước, chuyến công tác cùng đoàn lãnh đạo tỉnh về dâng hương, hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ của tỉnh còn nằm lại ở NTLS Trường Sơn nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thương binh - liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2012) có một điều đặc biệt. Đó là tham gia đoàn còn có những điển hình tiên tiến trong công tác TBLS của tỉnh, họ đã từng là người lính vượt Trường Sơn trong lửa đạn để vào Nam chiến đấu. Giờ đây, sau 37 năm, dãy Trường Sơn, nơi họ từng nhịp bước quân hành vừa như quen lại như lạ. Quen là bởi dãy Trường Sơn trùng điệp đã hằn in vào trong ký ức họ khi còn là những người lính trẻ măng trên đường hành quân; quen là bởi giữa đại ngàn Trường Sơn trùng điệp vẫn còn hình bóng những người bạn cùng đơn vị chiến đấu. Có những người trở về từ sau cuộc chiến và cũng có những người mãi nằm lại giữa Trường Sơn mãi mãi ở cái tuổi 20 tràn đầy sức sống.  

Đã từng là người lính hành quân, chiến đấu giữa lằn ranh giới sống - chết mong manh trong những trận đánh ác liệt bảo vệ cầu, bảo vệ đường trên tuyến vận tải huyết mạch Trường Sơn, CCB Bùi Văn Minh, thương binh hạng 2/4 ở xóm Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) hồi tưởng: trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, chúng tôi đã mất đến 4 tháng hành quân trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh từ Hà Tĩnh vào Quảng Nam. Có qua thời binh lửa trên tuyến đường Trường Sơn mới thấy sự khốc liệt của chiến tranh. Ranh giới sống - chết dường như mong manh vô cùng. Giấc ngủ luôn chập chờn vì bom đạn và máy bay địch quần thảo suốt ngày đêm. Nhưng ở đó, sự sống vẫn tồn tại, tình yêu vẫn được thăng hoa, những khúc ca yêu đời vẫn vang lên trong tiếng bom đạn quân thù. ở đó, những cái tên, những trọng điểm bắn phá ác liệt mà nhiều người vẫn ví như những túi bom như Khe Hó, Khe Rinh, Khe Gát, Khe Ve, đèo Mụ Giạ, đèo Đá Đẽo... đã trở thành những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong tiếng bom đạn ầm ầm, rung chuyển núi rừng Trường Sơn giữa đỉnh đèo Đá Đẽo quanh năm mây trắng vẫn còn vang mãi câu nói bất hủ của người anh hùng Nguyễn Viết Xuân trên trận địa pháo cao xạ Nhằm thẳng quân thù mà bắn. Niềm tin ấy, tinh thần và chí căm thù ấy đã theo người lính chiến trên khắp các chiến trường cho tới ngày vui giải phóng. Tôi đã từng được nghe Thiếu tướng Bùi Đình Phái, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh kể về những gian khó, ác liệt trong những năm tháng hành quân xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà ông là một trong số hàng nghìn, hàng vạn người lính đã đi trên con đường này. ông cho biết: Mục đích ném bom của địch là phá hoại, cắt đứt mạch máu vận chuyển quân lực, vũ khí, khí tài, lương thực của ta chi viện cho chiến trường miền Nam. Do vậy, trên đường Trường Sơn, chúng có thể ném bom bất kỳ lúc nào, bất kỳ loại bom gì chúng có trên chiến trường. Không những thế, chúng còn rải đủ các loại mìn: mìn cóc, mìn vướng, mìn lá... để ngăn chặn không cho bộ đội ta sửa đường, phá bom nổ chậm. Cuộc sống của người lính Trường Sơn lúc nào cũng căng như dây đàn. Nhưng càng khó khăn, càng gian khổ, ý chí quật khởi quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ ngày càng cao. Có lẽ, chính cái khát khao giải phóng đã trở thành sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Con đường Trường Sơn đã trở thành huyền thoại về ý chí quyết tâm, sức mạnh của dân tộc làm cho cả thế giới phải khâm phục, kẻ thù cũng phải khiếp sợ.  

Bản anh hùng ca trên dãy Trường Sơn  

Lịch sử vẫn theo dòng chảy của sự vĩnh hằng nhưng không thể cuốn đi ký ức về những đoàn quân ra trận, những chiến công viết nên thiên anh hùng ca của cuộc chiến tranh vệ quốc thần kỳ và vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà ở trong đó, với vai trò của mình, tuyến đường lửa - đường Trường Sơn đã trở thành một thiên anh hùng ca sáng nhất, rực rỡ nhất trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và cả trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Điều mà như cố Đại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy T.ư, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, người ra mặt trận trên suốt con đường Trường Sơn cho đến ngày đại thắng 30/4/1975 đã khẳng định trong cuốn sách Huyền thoại Trường Sơn:... Đường Trường Sơn đã tạo điều kiện cho thắng lợi trong chiến tranh giải phóng hoàn toàn đất nước. Nó cũng tạo điều kiện tốt cho sự nghiệp phát triển xây dựng kinh tế, xây dựng CNXH trên cả nước và đảm bảo cho nền quốc phòng vững mạnh, bảo vệ tổ quốc XHCN. Chẳng thế mà trong suốt từ khi khai mở đến khi kết thúc chiến tranh, lực lượng quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã tập trung mọi phương tiện chiến tranh hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ nhằm đánh phá đường Trường Sơn bằng những chiến dịch ném bom rải thảm của không quân. Tuy bị bắn phá ác liệt, nhưng dưới những tán cây rừng, suối sâu, đèo cao ẩn khuất trong mây mù, tuyến đường vẫn vươn dài và mở rộng ra các hướng. Bắt đầu từ km số 0 ở thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ (Nghệ An), tuyến đường đã xuyên qua các cánh rừng già, phát triển thành một mạng lưới với 5 trục dọc theo sườn đông và tây dãy núi Trường Sơn. 21 trục ngang liên hoàn với tổng chiều dài hơn 17.000 km, nối liền hậu phương lớn miền Bắc tới các chiến trường. Trên tuyến đường đó, suốt ngày đêm, hàng đoàn cán bộ chiến sỹ âm thầm nối nhau tiến bước vào tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam. Trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tuyến đường Trường Sơn đã vận chuyển trên 1,5 triệu tấn hàng hóa, 5,5 triệu tấn xăng dầu và đảm bảo hơn 1 triệu lượt cán bộ, chiến sĩ đi vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Các chiến sĩ Trường Sơn đã tham gia hàng ngàn trận đánh, tiêu diệt, bắt sống, gọi hàng khoảng 30.000 quân địch, bắn rơi hơn 2.000 máy bay, phá hủy hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch góp phần quan trọng vào giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.  

(Còn nữa ) Bài II - Sức sống bồ đề

                                                                                Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Thiếu tướng Bùi Đình Phái, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh thăm hỏi đời sống nhân dân xã Địch Giáo (TânLạc). Ảnh: Mạnh Hùng
CB-CS Công an Mai Châu giúp đỡ, động viên gia đình sau khi Tràng A Chia (Xà Lĩnh - Pà Cò) đi chấp hành án phạt tù.
Những đường lò được cài chống tạm bợ đang trở thành mối lo thường trực của những nhân công làm việc trong đó.
Hai đứa con của nhà anh Biển phải truyền máu thường xuyên để duy trì cuộc sống.

Nguyện suốt đời học theo Bác kính yêu

(HBĐT) - “Bác Hồ, Người là niềm tin kính yêu nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại...”. Câu hát ấy đã trở thành gần gũi, thân thương và niềm tự hào của hàng triệu người dân Việt Nam về lãnh tụ Hồ Chí Minh, vị Cha già của dân tộc. Với những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ, kỷ niệm về Người đã trở thành ký ức thiêng liêng không thể nào quên.

Những mô hình làm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Đó là những mô hình có sự tham gia của hàng trăm, hàng nghìn nông dân cả ở vùng thấp, sâu, xa, cao. Việc sản xuất mang tính ổn định, vững bền hơn, hiệu quả kinh tế mang lại cũng rõ rệt. Những mô hình này đang góp phần không nhỏ, có tác dụng cổ vũ lớn lao, khích lệ nông dân tiếp cận thị trường, nắm bắt cơ hội làm giàu.

Người đưa măng xứ Mường đến “trời tây”

(HBĐT) - Nếu như cái tên Ngô Đức Sinh, Giám đốc Công ty măng Kim Bôi (xã Thanh Nông - Lạc Thủy) còn khá lạ lẫm, cái tên Sinh “măng” lại là cái tên đã trở nên quen thuộc với người dân ở các xã vùng sâu, xa, nơi mà cây măng rừng đang trở thành nguồn thu nhập chính. Từ cây măng, đã có nhiều người, nhiều hộ dân thoát nghèo. Hơn thế nữa, việc mở rộng diện tích trồng bương, luồng, trúc lấy măng trên địa bàn tỉnh đang được kỳ vọng là một trong những hướng mở cho nền kinh tế xanh.

Người thương binh trồng rừng, chăn nuôi giỏi

(HBĐT) - Trang trại của vợ chồng anh Trần Viết Ngân, cách cầu xóm Chu, xã Trung Minh (TPHB) một cây số. Khi tới đầu trang trại, nhìn hai quả đồi cao dốc dựng đứng tầm sáu mươi độ, mấy ai tin được hai quả đồi ấy cách đây mười năm còn là đồi lau sậy mà nay đã là rừng tre, keo xanh tươi lá hát quanh năm với gió rừng.

Bài viết... tại rừng

(HBĐT) - Cho đến bây giờ, dù đã qua hơn 3 năm nhưng chuyến thâm nhập thực tế tìm hiểu thực trạng khai thác lâm sản trái phép ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông vào khoảng đầu tháng 10/2009, với chúng tôi vẫn còn sâu đậm. Ấn tượng, điều đáng nhớ nhất đó là chính là những bài viết về tình trạng khai thác lâm sản trái phép ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông được viết ngay tại... rừng dưới ánh đèn pin le lói trong bóng đêm đặc quánh vẻ liêu trai.

Nữ đội trưởng du kích 2 lần được gặp Bác Hồ

(HBĐT) - Người nữ du kích, người bà, người mẹ Nguyễn Thị Vuông hôm nay đã bước sang tuổi 83 nhưng vẫn còn đó sự nhanh nhẹn, tháo vát và một trí nhớ tuyệt vời. Trí nhớ đó khắc sâu một miền nhớ về những ngày tháng cách đây hơn 60 năm...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục