Cây bồ đề thiêng tỏa bóng như những cánh tay ấm áp ôm trọn Đài tưởng niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.

Cây bồ đề thiêng tỏa bóng như những cánh tay ấm áp ôm trọn Đài tưởng niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.

(HBĐT) - “Đường đi tới ngày toàn thắng đâu phải được trải bằng nhung lụa, cỏ mềm mà phải được tôn đắp bằng máu xương của biết bao đồng bào, đồng chí là cán bộ, chiến sĩ, TNXP, dân công hỏa tuyến, bộ đội Trường Sơn đã vĩnh viễn nằm lại vì sự sống của con đường.... Cho đến giờ, sau hơn 50 năm đường Trường Sơn được khai mở, vị tướng Tổng tư lệnh Binh đoàn 559, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vẫn còn bùi ngùi, xúc động khi nói về sự hy sinh của những đồng chí, đồng đội đã hy sinh xương máu trong suốt 16 năm chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.

 

Bồ đề thiêng và sự sống vĩnh hằng

 

Như một thói quen, trong những lần đến Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, chúng tôi đều đến bên cây bồ đề thiêng như một vòng tay ấm áp của mẹ Việt Nam đôn hậu ôm trọn Tượng đài Tổ quốc ghi công để cảm nhận sự yên lành trong màu trắng mênh mang tưởng như đến vô cùng, vô tận của những nấm mộ nghi ngút khói hương. Cũng như cây rừng Trường Sơn, cây bồ đề ở NTLS Trường Sơn có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ. Nói đến Bồ đề là nói đến sự bình an, thanh khiết, sự linh thiêng như trong giáo lý nhà Phật. 

Trường Sơn, cây bồ đề ở NTLS Trường Sơn có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ. Nói đến bồ đề là nói đến sự bình an, thanh khiết, sự linh thiêng như trong giáo lý nhà Phật. Chẳng vậy mà theo truyền thuyết từ hàng nghìn năm trước, đức Phật tổ đã ngồi thiền định dưới tán bồ đề để tìm ra chân lý của con đường phổ độ cứu vớt chúng sinh trong bể khổ trầm luân. Cũng như vậy, cây bồ đề thiêng ở NTLS Trường Sơn được coi như là một “phúc âm” của các anh hùng liệt sỹ gửi lại trần thế. Trải qua quá trình nhiều năm, nhiều giai đoạn xây dựng, có những câu chuyện, những sự tích đã làm nên “huyền thoại” đầy linh thiêng ở NTLS Trường Sơn mà một trong số đó chính là sự tích có thật về cây bồ đề thiêng này. Lần nào đến đây, chúng tôi cũng tìm gặp cô Nguyễn Thị Bé, một nữ TNXP sau thời khói lửa chiến tranh đã tình nguyện xin ở lại với những người đồng đội đã ngã xuống còn nằm lại ở NTLS Trường Sơn để nghe kể sự tích về cây bồ đề thiêng và “phúc âm” của những người đồng đội đã ngã xuống trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Dưới tán bồ đề, câu chuyện của người nữ TNXP năm xưa cứ cuốn tôi theo lời kể với chất giọng ấm áp của con người miền gió Lào cát trắng: Đây là cây bồ đề tự nhiên, năm 1976, khi chuẩn bị khánh thành NTLS Trường Sơn, anh em mới phát hiện có một cây bồ đề cao khoảng gần 1m ở ngay phía sau đài tưởng niệm. Coi đây như là một “phúc âm”, những người quản trang đã bảo vệ, chăm sóc cây. Như được tiếp thêm mạch nguồn sống bất tận, cây bồ đề thiêng đã lớn rất nhanh và trở thành một trong những biểu tượng linh thiêng ở NTLS Trường Sơn. Trong những trang viết của mình, vị tướng Tổng tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên đã xúc động ghi lại: “Đây là một sự tích có tính huyền thoại, một phúc âm, một điềm lành của liệt sĩ Trường Sơn đời đời ban tặng cho chúng ta”. Cây bồ đề thiêng cũng như là minh chứng cho sự sống vĩnh hằng của những chàng trai, cô gái rạng ngời sức sống tuổi 20 còn thẳm sâu trong tâm thức vẫn luôn ẩn chứa sự sống trường tồn của những linh hồn trinh nguyên bất tử.  

Khoảng lặng giữa Trường Sơn  

Đến NTLS Trường Sơn lần nào cũng vậy, không nói nhiều nhưng ai cũng hiểu, cùng một tâm trạng, cùng một ước nguyện về nghĩa tình, về tâm tưởng sâu xa còn đọng lại. Đến với  NTLS Trường Sơn không phải là đến nơi chết chóc, không phải sợ hãi trước cái chết mà chính ở nơi này, cái chết hoá thành bất tử đã phục sinh cho cõi sống. Vì thế, đến với NTLS Trường Sơn là để tưởng niệm, ghi nhớ công ơn của biết bao anh hùng, liệt sĩ đã đổ máu đào tô thắm đất này, đồng thời còn là để cho lòng ta thanh cao hơn, hướng thiện hơn, tôi luyện thêm trong ta bao nhiêu ý chí mới, sức mạnh mới.  

Giữa màu trắng mênh mang tưởng như vô tận, cùng với hàng nghìn đồng chí, đồng đội hy sinh trên con đường Trường Sơn huyền thoại có 85 người con của xứ Mường Hoà Bình nằm lại ở NTLS Trường Sơn giữa tiếng vi vút thông reo. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua, tỉnh ta đã có nhiều hoạt động hiệu quả thiết thực chăm sóc gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bùi Văn Cửu nhấn mạnh: Trong suốt những năm qua, công tác Đền ơn - đáp nghĩa của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chúng ta đã quan tâm, chăm lo nhiều đến các gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ. Với đạo lý uống nước, nhớ nguồn và kỷ niệm 65 năm ngày thương binh, liệt sỹ, hướng tới sự tri ân các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tỉnh đã tổ chức vận động, xây dựng quỹ đền ơn - đáp nghĩa ở cả 3 cấp, thu được khoảng 5 tỷ đồng. Dành để xây dựng mới, tu sửa, nâng cấp 120 ngôi nhà cho các đối tượng chính sách hiện nay còn đang gặp khó khăn, tu sửa nghĩa trang liệt sỹ, phần mộ liệt sỹ, bia tưởng niệm, các đền thờ liệt sỹ ở trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, trong điều kiện của tỉnh sẽ tập trung huy động các cấp, ngành hỗ trợ về vật chất, ngày công giúp đỡ các gia đình chính sách ngày công để bảo đảm phấn đấu ít nhất 95% gia đình người có công có cuộc sống bằng hoặc cao hơn so với mức sống bình quân trong cộng đồng dân cư để đền đáp xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ.  

Không chỉ vậy, Giám đốc Sở LĐTB&XH Nguyễn Trung Dũng cho biết thêm: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công tác chăm sóc người có công trên địa bàn tỉnh  luôn thực hiện tốt. Đến nay, tỉnh đã cơ bản xóa xong nhà ở xiêu vẹo, dột nát, tập trung mọi nguồn lực đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới được trên 95% nhà ở cho các hộ gia đình chính sách. Trong năm 2012, tỉnh quyết tâm xóa nhà ở xuống cấp cho các gia đình chính sách. Đối với những gia đình khó khăn về vốn sẽ giúp đỡ vốn, kỹ thuật để phát triển sản xuất, vươn lên hòa nhập với cộng đồng có mức sống ngang bằng với cộng đồng dân cư nơi cư trú bằng nguồn lực xã hội, huy động công tác xã hội hóa chăm sóc người có công.  

Rời NTLS Trường Sơn trong một ngày đẹp trời, chúng tôi cứ miên man câu hát “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu..., ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ....” Hòa bình đã về lại trên quê hương ngót 40 năm. Thời gian đủ để mọi nỗi đau lắng dịu nhưng mỗi lần nghĩ về màu trắng như bất tận của NTLS Trường Sơn, lòng chúng tôi cứ se sắt lại. Trong cuộc chiến có ai đếm được bao nhiêu cuộc chia ly và có biết bao nhiêu cuộc chia ly người đi không trở về mà còn nằm lại giữa núi rừng Trường Sơn?                                                                      

 

                                                                               Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục