Bị cáo Lê Văn Tuấn, kẻ đã bán người yêu với giá... 1 triệu đồng đứng trước vành móng ngựa chịu sự trừng phạt của pháp luật.
(HBĐT) - Phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo phạm tội “mua bán người” và “mua bán trẻ em” tại TAND tỉnh ngày 27/8/2012 không có quá đông người tham dự. Nhưng lại có quá nhiều điều để nói về các hành vi, thủ đoạn phạm tội của các bị cáo khi còn quá trẻ. Đặc biệt hơn cả đó chính là thái độ của những nạn nhân của bọn buôn người vẫn chỉ coi đó như là một chuyến... phiêu lưu nơi xứ người.
Tự nộp mình vào động... mại dâm xứ người
Trong suốt phiên tòa, thỉnh thoảng tôi lại thấy 2 cô gái còn quá trẻ - là nạn nhân - gục đầu vào vai nhau chẳng biết họ tìm đến sự sẻ chia hay cồn lên nỗi ám ảnh, khiếp sợ về những ngày đen tối, bị vùi dập, dày vò thân xác nơi xứ người. Nhưng tôi đã lầm, đôi vai gầy rung lên, những lọn tóc nhuộm màu hạt dẻ xõa xuống khuôn mặt còn trẻ măng đang giấu đi những nụ cười khúc khích.
Theo lời khai của bị hại Nguyễn Thị Ch. trước Hội đồng xét xử thì từ khoảng tháng 7 - 8/2011, bị cáo Lê Thị Đằm (tức Đào), sinh năm 1977 tại Thanh Hà (Hải Dương) đã 2 lần đưa sang Trung Quốc với mục đích làm thuê nhưng trên thực tế là lừa bán làm gái mại dâm. Theo đó, lần thứ nhất vào khoảng tháng 7/2011, Lê Thị Đằm rủ Nguyễn Thị Ch. đi Lào Cai làm nhưng thực tế là sang Hà Khẩu - Trung Quốc bán cho các chủ chứa mại dâm tại đây. Sau khi sang
Kể về chuỗi ngày làm gái nơi xứ người, trong ánh mắt
Gã nhân tình đốn mạt lừa bán người yêu với giá... 1 triệu đồng
Không giống như Nguyễn Thị Ch., tại phiên tòa, cô bé Nguyễn Thị H.N. (thị trấn Vụ Bản - Lạc Sơn) chỉ ủ rũ cúi mặt, ngồi bất động bên người mẹ với khuôn mặt uẩn ức những u buồn. Tính đến ngày 24/10/2012, cô bé mới tròn 16 tuổi. Nhưng Nguyễn Thị H.N cũng đã trở thành nạn nhân của các đối tượng buôn người qua biên giới làm gái mại dâm khi vừa bước qua tuổi 15 mà trong đó, chính gã người yêu cùng đồng bọn lừa bán cô sang bên kia biên giới không một chút đắn đo.
Tất cả những người tham dự phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự các bị cáo về tội “mua bán người” và “mua bán trẻ em” ngày 27/8/2012 đều bất ngờ trước những bị cáo đứng trước vành móng ngựa hôm ấy, bởi ngoài Lê Thị Đằm thì tất cả còn quá trẻ. Theo đó, các bị cáo Nguyễn Đức Quỳnh, kẻ chủ mưu sinh năm 1992; Lê Văn Tuấn, người yêu của Nguyễn Thị H.N., sinh năm 1991 cùng trú tại xã Yên Mông (TPHB); Phan Ngọc Tuyền, sinh năm 1991 trú tại xã Hòa Bình (TPHB) và Bùi Thị Linh, sinh năm 1995 trú tại thị trấn Vụ Bản (bị truy tố về tội không tố giác tội phạm). Theo cáo trạng số 23/KSĐT ngày 29/6/2012 của Viện KSND tỉnh, sau khi cùng Nguyễn Thị Đằm lừa bán trót lọt người yêu là Nguyễn Thị Ch. sang Trung Quốc làm gái mại dâm, về đến Việt Nam, Nguyễn Đức Quỳnh đã tìm cách lừa phụ nữ đưa xuống cho Đằm để bán sang Trung Quốc với giá 6 triệu đồng/người. Khi về đến Hòa Bình, Quỳnh đã liên lạc với Lê Văn Tuấn và Phan Ngọc Tuyền bàn về việc lừa phụ nữ bán sang Trung Quốc, được tiền sẽ chia nhau. Đồng ý với kế hoạch của Quỳnh, ngày 29/8/2011, Tuấn đã liên lạc với người yêu trên mạng chưa một lần gặp mặt là Nguyễn Thị H.N. và rủ ra TPHB chơi. Sáng ngày 30/8/2011, Nguyễn Thị H.N. lên xe Bus ra TPHB với Tuấn, trên xe Nguyễn Thị H.N. đã gặp Bùi Thị Linh ở gần nhà và học cùng trường, Nguyễn Thị H.N. đã rủ Linh đi cùng. Ra đến TPHB, Nguyễn Thị H.N. đã gọi điện cho Tuấn đến đón. Sau khi ăn cơm xong, Quỳnh bàn với Tuấn về việc bán Nguyễn Thị H.N. sang Trung Quốc để làm gái bán dâm. Tuấn đồng ý. Sau đó, Tuấn đã rủ người yêu và Linh đi Sapa chơi. Đến ngày 31/8/2011 cả bọn về Hà Nội gặp Đằm, sau đó, Tuấn đã nói với H.N. là mình nợ tiền Đằm nên phải sang Trung Quốc làm trả nợ. Thấy người yêu nói vậy, H.N. nói sẽ đi cùng Tuấn làm lấy tiền trả nợ. Sau đó, Tuấn đã cùng với Quỳnh, Đằm đưa H.N. lên Lào Cai rồi Tuấn đưa H.N. sang Hà Khẩu (Trung Quốc). Sau khi nhận của người đàn bà tên Hồng 1 triệu đồng, Tuấn đã được đưa trở về Việt
Vụ án đã khép lại các bị cáo cũng đã phải nhận những bản án thích đáng. Nhưng điều cần nói ở đây chính là sự quan tâm, quản lý, giáo dục con em của những bậc phụ huynh. Nếu có sự quan tâm, quản lý từ phía gia đình, Nguyễn Thị H.N. không phải cam chịu những tháng ngày tủi nhục nơi xứ người và những bị cáo trong vụ án cũng đâu phải lâm vào vòng lao lý cho những hành vi phạm pháp. Khi rời phiên tòa, nhiều người ngao ngán thốt lên, sao lại rẻ quá cái phận người!
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Gặp thượng tá Nguyễn Ngọc Quang, Phó phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy (Công an tỉnh) khi anh vừa dự lễ tôn vinh các điển hình tiên tiến nhân kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống lực lượng CSND (20/7) do Bộ Công an tổ chức. Trông anh thật gần gũi, dễ gần, khác xa một chỉ huy của lực lượng chủ công trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại địa bàn “nóng bỏng” về ma túy của cả nước. Qua những câu chuyện anh kể, chúng tôi càng thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà các anh phải trải qua.
(HBĐT) - Sau nhiều lần lỗi hẹn chúng tôi cũng có dịp đến với Tự Do, một xã vùng cao của huyện Lạc Sơn vào một ngày đầu thu. Dẫu đã chuẩn bị sẵn tinh thần bởi biết Tự Do xa lắm, khó khăn lắm vậy mà chúng tôi vẫn ngỡ ngàng, bùi ngùi với cuộc sống nơi đây.
(HBĐT) - Tham gia cuộc kháng chiến vệ quốc từ mùa đông năm 1946 khi mới 15 tuổi; là chiến sỹ Trung đoàn 52 Tây Tiến hoạt động ở vùng Hòa Bình trong những năm 1947 - 1950. ông cũng là một trong số ít người được giữ lại “làm khung” để xây dựng Trung đoàn 12 với nhiệm vụ vừa là bộ đội địa phương, vừa đóng vai trò là Tỉnh đội Hòa Bình sau khi Trung đoàn 52 hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn 1950 - 1954. ông là Giang Hồng Phúc, hiện đang sống ở tổ 29, phường Phương Lâm (TPHB).
(HBĐT) - “Đường đi tới ngày toàn thắng đâu phải được trải bằng nhung lụa, cỏ mềm mà phải được tôn đắp bằng máu xương của biết bao đồng bào, đồng chí là cán bộ, chiến sĩ, TNXP, dân công hỏa tuyến, bộ đội Trường Sơn đã vĩnh viễn nằm lại vì sự sống của con đường.... Cho đến giờ, sau hơn 50 năm đường Trường Sơn được khai mở, vị tướng Tổng tư lệnh Binh đoàn 559, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vẫn còn bùi ngùi, xúc động khi nói về sự hy sinh của những đồng chí, đồng đội đã hy sinh xương máu trong suốt 16 năm chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.
(HBĐT) - Thật khó để lý giải cảm xúc trên suốt chặng đường Hồ Chí Minh chạy qua dãy Trường Sơn với đích đến là Nghĩa trang liệt sỹ (NTLS) quốc gia Trường Sơn (Quảng Trị). Dù đã từng được đến đây không ít lần trong những chuyến đi dài ngày nhưng đó chẳng phải là cảm giác nhàm chán thường thấy mà vẫn nguyên sự háo hức như tìm về một nơi chốn bình yên với những khúc hát tuổi 20 còn đọng trong ký ức một thời.
(HBĐT) - Sinh ra, lớn lên ở xã Địch Giáo (Tân Lạc), một vùng đất có truyền thống cách mạng và là con trai duy nhất trong gia đình nông dân có ba chị em. Thời thơ ấu đến khi cắp sách tới trường được nghe kể về ách đô hộ, áp bức, bóc lột của thực dân Pháp cũng như tội ác của đế quốc Mỹ gây bao đau thương cho nhân dân ta. Từ đó đã thôi thúc các thế hệ thanh niên, học sinh trên địa bàn sôi sục lên đường vào Nam đánh Mỹ, trong đó có chàng thanh niên 16 tuổi Bùi Đình Phái.