Vò rượu cần được dùng làm vũ khí tiêu diệt hơn 100 tên giặc trong ngày 30/10/1948.

Vò rượu cần được dùng làm vũ khí tiêu diệt hơn 100 tên giặc trong ngày 30/10/1948.

(HBĐT) - Tính ra, câu chuyện được người dân Phú Lương (Lạc Sơn) kể nhiều nhất không phải là những mùa vàng bội thu mà đó là câu chuyện về những người con mưu trí, quả cảm chỉ bằng một... vò rượu cần đã tiêu diệt được 105 tên giặc. Câu chuyện đó đã được ghi vào trang sử vàng của dân và quân Mường Vang như một chiến công sáng chói trong những năm kháng chiến chống Pháp. Quá khứ đã xa nhưng lại thật gần trong ký ức và trong trang sử của người Yên Lương - Phú Lẫm (xã Phú Lương ngày nay).

 

“Đánh giặc bằng…rượu. Chuyện nghe có vẻ hoang đường và khó tin. Nhưng về Phú Lương, lật giở những trang sử, nghe người dân kể về vùng đất này mới thấy đó là một câu chuyện có thật”. Ông Bùi Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lương mở đầu câu chuyện một cách tự nhiên, khoáng đạt như tính cách của con người vùng đất này là vậy.

 

Yên Lương - Phú Lẫm xưa kia là vùng đất trù phú và cũng là một vùng đất có truyền thống đấu tranh cách mạng. Dù trong gian khó, nhưng  người Yên Lương - Phú Lẫm vẫn một lòng một dạ theo cách mạng. Chẳng thế mà vùng đất này đã trở thành một trong những điểm khởi đầu cho các cuộc càn quét, cướp phá của giặc Pháp. Cũng chính ở vùng đất này, quân và nhân dân Yên Lương - Phú Lẫm đã trực tiếp tập kích 21 trận, chống càn 13 trận, tiêu diệt 360 tên giặc, làm cho giặc Pháp và bè lũ tay sai kinh hồn, bạt vía. Trong đó, đỉnh cao là trận đánh cách đây vừa tròn 64 năm vào ngày 30/10/1948, đội du kích Yên Lương - Phú Lẫm đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc khi tiêu diệt gần 250 tên địch, trong đó có 105 tên bị tiêu diệt chỉ bằng một... vò rượu cần. Thứ rượu truyền thống của đồng bào người Mường vốn được dùng trong các dịp tết, hội hè hoặc đón khách quý đã trở thành một thứ vũ khí vô cùng lợi hại trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Theo những người có tuổi kể lại, từ khi chiếm đóng và kiểm soát Lạc Sơn đầu năm 1948, giặc Pháp thường xuyên tổ chức các cuộc rượu. Trong đó, rượu cần là một trong những sản vật được binh lính Pháp ưa thích nhất. Cái vị ngọt thanh tan dần rồi đọng lại trong miệng, rồi tê tê cay nơi đầu lưỡi như một thứ bùa ngải đã làm mê hoặc những tên lính lê dương vốn chỉ quen với những chai rượu mạnh. Trong những lần càn quét, bắt bớ, rượu cần được chúng đặc biệt ưa thích, đến đâu, bao giờ chúng cũng lùng sục rượu cần. Thấy vò rượu nào là chúng lại khiêng ra uống cho thoả thích.

 

                 

Đồng chí Bùi Văn Tớn người có sáng kiến dùng rượu cần trộn lá ngón giết giặc.

 

Tuy vậy, suốt cả năm trời từ khi chiếm đóng vùng Lạc Sơn, âm mưu chiếm đóng và kiểm soát vùng Yên Lương - Phú Lẫm của Pháp vẫn  không thực hiện được do vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và nhân dân nơi đây. Trong những trận càn vào Yên Lương - Phú Lẫm, giặc Pháp đều bị chặn đánh, thậm chí, chúng còn chưa một lần được qua đêm ở vùng đất này. Điều đó đã làm cho tên quan ba Điốt - đồn trưởng đồn Vụ Bản hết sức tức tối. Ngày 29/10/1948, Điốt ra lệnh cho một trung đội lính tăng cường từ Vụ Bản lên càn quét. Vừa đặt chân đến đây, địch đã bị đội du kích phục kích chặn đánh quyết liệt, buộc chúng phải bỏ chạy về Vụ Bản. Cay cú sau trận thua, ngay hôm sau, Điốt đã huy động một lực lượng lớn có xe cơ giới cùng hỏa lực mạnh yểm trợ đánh vào Yên Lương - Phú Lẫm quyết tiêu diệt bằng được lực lượng kháng chiến. Bằng 2 mũi tiến công, ngay từ mờ sáng, một đại đội địch đã từ Lỗ Sơn, theo đường Gia Mô (Tân Lạc) tiến xuống và một mũi từ Vụ Bản theo đường từ Định Cư tiến lên. Mũi tiến công thứ nhất của địch vừa đặt chân đến vùng đất Yên Lương - Phú Lẫm đã bị bộ đội, du kích chặn đánh. Trong trận này, gần 100 tên địch bị tiêu diệt và bị thương. Cánh quân thứ 2 từ Vụ Bản qua Định Cư cũng đã bị bộ đội địa phương, dân quân du kích phối hợp chặn đánh. Nhưng theo sáng kiến của đội viên du kích Bùi Văn Tờn dùng rượu cần trộn lá ngón để đánh địch. Thống nhất ý tưởng đó, bộ đội địa phương, du kích đã rút lui để giặc tiến vào Yên Lương. Vào đến nơi, không gặp ai, chúng điên cuồng lùng sục, đốt phá, khi đến nhà ông Bùi Văn Duỗn thôn Gò Rẽo, chúng thấy giữa nhà có một vò rượu lớn đã cắm cần sẵn. Thấy rượu cần, chúng tranh nhau uống. Mấy tên quan uống trước, binh lính uống sau. Mới được một chầu, bọn chúng đã ngã lăn ra xung quanh vò rượu cần đứa nằm thoi thóp thở, đứa rên xiết quằn quại đau đớn. Lợi dụng điều đó, bộ đội địa phương và dân quân du kích Yên Lương - Phú Lẫm đã nổ súng tiêu diệt tại trận địa 50 tên, số còn lại chạy được về Vụ Bản sau 3 ngày bị nhiễm độc, chết thêm gần 100 tên nữa. Sau thất bại này, tinh thần, ý chí của giặc bị giảm sút nghiêm trọng. Sự càn quét của giặc và Yên Lương - Phú Lẫm cũng đã giảm hẳn. Nhiều tên đã thề sẽ không bao giờ dám vào Yên Lương - Phú Lẫm thêm lần nào nữa.   

 

Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tiếp bước thế hệ cha anh, nhiều người con của quê hương Yên Lương - Phú Lẫm đã không tiếc xương máu tham gia chiến đấu. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Phú Lương đã có 1320 lượt người lên đường nhập ngũ, chiến đấu ở khắp các chiến trường, trong đó đã có nhiều người anh dũng chiến đấu, hy sinh, huy động nhân dân địa phương đóng góp 450.000 ngày công phục vụ chiến đấu; ủng hộ kháng chiến 22.370 tấn lương thực, 13.320 tấn thực phẩm... Ghi nhận chiến công, đóng góp của nhân dân xã Phú Lương trong 2 cuộc kháng chiến, năm 1998, Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân và Huân chương chiến công hạng nhất cho những đóng góp của quân và dân Phú Lương trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

                                                                                   

 

                                                                       Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Nhờ sự đầu tư của chương trình 135 nên các hộ dân xóm Lài được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Lão dân quân Bùi Văn Khuy nguyên là Trung đội phó Trung đội dân quân xóm Lục với phần thưởng Huân chương chiến công hạng nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho quân và dân xóm Lục.
Thượng tá Nguyễn Ngọc Quang cùng đồng đội, phá chuyên án vận chuyển 120 bánh hêrôin (ngày 5/8/2012).
Cuộc sống của người dân xã Tự Do còn nhiều gian khó. Ảnh: Văn Tưởng.

 Ký ức thời binh lửa

(HBĐT) - Tham gia cuộc kháng chiến vệ quốc từ mùa đông năm 1946 khi mới 15 tuổi; là chiến sỹ Trung đoàn 52 Tây Tiến hoạt động ở vùng Hòa Bình trong những năm 1947 - 1950. ông cũng là một trong số ít người được giữ lại “làm khung” để xây dựng Trung đoàn 12 với nhiệm vụ vừa là bộ đội địa phương, vừa đóng vai trò là Tỉnh đội Hòa Bình sau khi Trung đoàn 52 hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn 1950 - 1954. ông là Giang Hồng Phúc, hiện đang sống ở tổ 29, phường Phương Lâm (TPHB).

Bài II: Sức sống Bồ đề

(HBĐT) - “Đường đi tới ngày toàn thắng đâu phải được trải bằng nhung lụa, cỏ mềm mà phải được tôn đắp bằng máu xương của biết bao đồng bào, đồng chí là cán bộ, chiến sĩ, TNXP, dân công hỏa tuyến, bộ đội Trường Sơn đã vĩnh viễn nằm lại vì sự sống của con đường.... Cho đến giờ, sau hơn 50 năm đường Trường Sơn được khai mở, vị tướng Tổng tư lệnh Binh đoàn 559, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vẫn còn bùi ngùi, xúc động khi nói về sự hy sinh của những đồng chí, đồng đội đã hy sinh xương máu trong suốt 16 năm chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.

Bài I: Ký ức tuổi 20 trên đỉnh Trường Sơn

(HBĐT) - Thật khó để lý giải cảm xúc trên suốt chặng đường Hồ Chí Minh chạy qua dãy Trường Sơn với đích đến là Nghĩa trang liệt sỹ (NTLS) quốc gia Trường Sơn (Quảng Trị). Dù đã từng được đến đây không ít lần trong những chuyến đi dài ngày nhưng đó chẳng phải là cảm giác nhàm chán thường thấy mà vẫn nguyên sự háo hức như tìm về một nơi chốn bình yên với những khúc hát tuổi 20 còn đọng trong ký ức một thời.

Chuyện về một vị tướng thương binh

(HBĐT) - Sinh ra, lớn lên ở xã Địch Giáo (Tân Lạc), một vùng đất có truyền thống cách mạng và là con trai duy nhất trong gia đình nông dân có ba chị em. Thời thơ ấu đến khi cắp sách tới trường được nghe kể về ách đô hộ, áp bức, bóc lột của thực dân Pháp cũng như tội ác của đế quốc Mỹ gây bao đau thương cho nhân dân ta. Từ đó đã thôi thúc các thế hệ thanh niên, học sinh trên địa bàn sôi sục lên đường vào Nam đánh Mỹ, trong đó có chàng thanh niên 16 tuổi Bùi Đình Phái.

Hành trình của niềm tin

(HBĐT) - Một tuần, sau khi Tràng A Chia ở bản Xà Lĩnh và 6 người khác ở các bản Thung ảng, Pà Khôm, Hang Kia, Pà Cò con của hai xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) tự nguyện trình diện để Công an huyện Mai Châu làm thủ tục đưa xuống Trại tạm giam Công an tỉnh chấp hành án phạt tù, trung tá Sùng A Chếnh, đội trưởng đội an ninh Công an huyện đưa chúng tôi xuống địa bàn anh trực tiếp theo dõi, quản lý.

Chuyện của những người trở về từ... âm phủ

(HBĐT) - Cho dù chuyện đã xảy ra cách đây cả chục ngày nhưng với những người tưởng chừng bị chôn sống trong vụ sập hầm khai thác than tại xóm Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) dường như vẫn chưa hết bàng hoàng, sợ hãi. “Đó là những giây phút sợ hãi, tuyệt vọng mà chưa bao giờ mình từng trải qua trong cuộc đời”. Cậu thanh niên trẻ vạm vỡ cuồn cuộn cơ bắp của người siêng làm những công việc nặng nhọc bẽn lẽn kể lại cảm giác hãi hùng khi cùng với 6 công nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm khai thác than vào buổi sáng ngày 5/7 vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục