Lão dân quân Bùi Văn Khuy nguyên là Trung đội phó Trung đội dân quân xóm Lục với phần thưởng Huân chương chiến công hạng nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho quân và dân xóm Lục.

Lão dân quân Bùi Văn Khuy nguyên là Trung đội phó Trung đội dân quân xóm Lục với phần thưởng Huân chương chiến công hạng nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho quân và dân xóm Lục.

(HBĐT) - Dù đã 47 năm trôi qua nhưng trong tâm trí những người dân, chiến sỹ dân quân xóm Lục, xã Liên Hòa (nay là xã Yên Nghiệp - Lạc Sơn) khi xưa trên trận địa phòng không đồi Mèng, đồi Nâu vẫn luôn còn nguyên cảm giác sung sướng vỡ òa khi chiếc máy bay Mỹ trúng đạn bốc cháy rơi ở địa phận xã Văn Nghĩa. Chiến công đó đã mở đầu cho phong trào bắn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh của quân và dân các tỉnh thuộc Quân khu 3 trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của không quân Mỹ.

 

Ông Bùi Văn Khuy, năm nay 76 tuổi, nguyên là Trung đội phó trung đội dân quân xóm Lục trực tiếp chỉ huy, tham gia trận đánh ngày 31/5/1965 trên trận địa phòng không đồi Nâu nhớ lại: Thời kỳ chống Mỹ, địa bàn xóm Lục là nơi đứng chân của đơn vị kho K54 - Quân khu 3. Do vậy, đây cũng là một trọng điểm ném bom, bắn phá của địch. Xác định yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ kho tàng phục vụ chiến đấu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ngay khi Mỹ dùng không quân leo thang đánh phá các mục tiêu, kho tàng quân sự ở miền Bắc, trung đội dân quân xóm Lục được thành lập với nhiệm vụ phối hợp với CB-CS kho K54 bảo vệ mục tiêu trọng yếu này. Ngay sau khi thành lập, trung đội đã được huấn luyện về cách nhận biết và bắn máy bay bay thấp bằng súng bộ binh và cách xây dựng, bố trí trận địa phòng không.

 

Sau khi thành lập được đúng một tháng, vào trưa ngày 30/5/1965 có lệnh báo động máy bay Mỹ đến ném bom, trung đội đã nhanh chóng vào vị trí chiến đấu. Đầu tiên là một chiếc máy bay vượt dãy Trường Sơn xuất hiện ở phía nam (xã ân Nghĩa), sau đó từng tốp từ 3 - 5 chiếc ồ ạt bay vào địa phận xóm Lục rồi bổ nhào ném bom tới tấp vào khu vực kho K54. Sau đó, chúng chuyển hướng bay về tây bắc và tây nam rồi bay ra. Cứ như thế liên tục trong vòng 1 tiếng đồng hồ, không biết bao nhiêu quả bom được thả vào khu vực kho. Trận đánh đó, do vũ khí quá ít và cũ nên bắn địch không hiệu quả.

 

Ngày hôm sau, ngoài số vũ khí được trang bị, trung đội còn được kho K54 trang bị thêm súng, đạn, trong đó có khẩu trung liên 7,9 mm. Đúng 13h ngày 31/5/1965, từng tốp máy bay địch lại đến quần thảo trên bầu trời với hàng loạt bom thả tới tấp, cả xóm Lục rung chuyển trong khói lửa mù mịt. Nhưng từ trận địa phòng không trên đồi Nâu, từng loạt đạn đanh, rền nhằm vào những chiếc máy bay đang bổ nhào xuống cắt bom, tiếp đến, trận địa trên đồi Mèng những khẩu súng trường của dân quân xóm Lục tiếp tục nhả đạn, đón lõng khi những chiếc máy bay vừa cắt bom, ngóc đầu vọt lên. Sau những loạt đạn rền vang, một chiếc máy bay bốc cháy tạo thành quầng khói đen lao về phía tây nam, rơi xuống cánh đồng thuộc địa phận xã Văn Nghĩa. Hoảng hốt trước lưới lửa phòng không tầm thấp của dân quân xóm Lục, những chiếc máy bay còn lại vội vàng cắt bom bay ra khỏi tầm đạn của quân và dân xóm Lục đang tiếp tục nhả đạn. Trận chiến đấu kết thúc trong tiếng hò reo chiến thắng. Trong trận chiến đấu ngày 31/5/1965, chỉ bằng súng bộ binh, trung đội dân quân xóm Lục đã bắn rơi 1 máy bay F4H của đế quốc Mỹ. Cả xã không có thương vong. Bom đạn của giặc Mỹ đã làm cháy 5 ngôi nhà và chết 11 con trâu, kho K54 thiệt hại không đáng kể. Sau trận đánh  đó, những ngày tiếp theo máy bay Mỹ vẫn đến ném bom ở khu vực xóm Lục. Nhưng chúng không dám bay thấp như trước mà chỉ dám bay ở ngoài tầm bắn của lưới lửa phòng không nhân dân. Do bay cao nên không ném bom chính xác, kho tàng, nhà dân được bảo vệ. Với chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, dân quân xã Liên Hoà đã được Bác Hồ gửi thư khen. Ghi nhận chiến công này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng Huân chương Chiến Công hạng nhất cho quân và dân xóm Lục.

 

                                                                                   Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục