Chiến sĩ đại đội 121 (Lương Sơn) trên trận địa pháo cao xạ phòng không bắn máy bay địch xâm phạm vùng trời Hòa Bình. ảnh: T.L

Chiến sĩ đại đội 121 (Lương Sơn) trên trận địa pháo cao xạ phòng không bắn máy bay địch xâm phạm vùng trời Hòa Bình. ảnh: T.L

(HBĐT) - Tham gia cuộc kháng chiến vệ quốc từ mùa đông năm 1946 khi mới 15 tuổi; là chiến sỹ Trung đoàn 52 Tây Tiến hoạt động ở vùng Hòa Bình trong những năm 1947 - 1950. ông cũng là một trong số ít người được giữ lại “làm khung” để xây dựng Trung đoàn 12 với nhiệm vụ vừa là bộ đội địa phương, vừa đóng vai trò là Tỉnh đội Hòa Bình sau khi Trung đoàn 52 hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn 1950 - 1954. ông là Giang Hồng Phúc, hiện đang sống ở tổ 29, phường Phương Lâm (TPHB).

 

Hơn 40 năm phục vụ trong quân ngũ, hiện giờ dù đã ngoài 80 tuổi nhưng người CCB Giang Hồng Phúc vẫn được xem như là một “pho sử sống” về thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở khu vực Hòa Bình. Bước qua thời binh lửa bắt đầu từ những ngày mùa đông năm 1946 trên các khu phố cổ của thủ đô Hà Nội, cũng như hiên ngang đi qua các trận đánh, những khó khăn, gian khổ, cơn sốt rét ác tính ở miền viễn Tây khi là một chiến sỹ Tây Tiến, CCB Giang Hồng Phúc đã từng bước trưởng thành và là một trong số ít người tham gia xây dựng Trung đoàn 12, đơn vị tiền thân của Tỉnh đội (nay là Bộ CHQS tỉnh).  

Ông bảo: Tôi thoát ly tham gia kháng chiến khi mới 15 tuổi. Sau khi rút khỏi thủ đô về vùng rừng núi Hòa Bình, đơn vị tôi nhập vào Trung đoàn 52 Tây Tiến rồi sau đó ở lại vừa tham gia chiến đấu, vừa tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu ở Trung đoàn 12, tiền thân là Tỉnh đội Hòa Bình. Quá khứ đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng cùng quân - dân Hòa Bình tham gia kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ của người lính già đầu bạc vẫn còn vẹn nguyên như hôm nào, nhất là thời kỳ cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh vừa chiến đấu, vừa tổ chức xây dựng lực lượng trong những năm 1950-1954.  

Ông Giang Hồng Phúc kể lại: Sau khi kháng chiến toàn quốc nổ ra vào tháng 12/1946 và cho đến năm 1950 thì ở Hòa Bình chỉ có Trung đoàn 52 Tây Tiến. Bấy giờ chỉ có Tiểu đoàn 60, Trung đoàn 52, đây được coi là tiểu đoàn bộ đội đầu tiên ở tỉnh. Cuối năm 1950, trước yêu cầu mới cần phải có những đơn vị lớn để đánh địch, do vậy Trung ương đã chủ trương sáp nhập các trung đoàn vào thành đại đoàn (Sư đoàn). Từ chủ trương đó, Trung đoàn 52 đã rút về vùng đồng bằng để tham gia thành lập Sư đoàn 320. Một phần còn lại gồm Tiểu đoàn 616 với một số CB-CS của Trung đoàn 52 được giữ lại làm nòng cốt để xây dựng Trung đoàn 12 Hòa Bình. Trung đoàn 12 được thành lập ngày 15/2/1951 do Thiếu tướng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam lúc bấy giờ là Hoàng Văn Thái ký. Có nhiệm vụ chủ yếu là thay thế Trung đoàn 52, đồng thời phối hợp với các đơn vị chủ lực tổ chức chiến đấu ở vùng Hòa Bình. Đặc biệt, Trung đoàn 12 có tính chất không giống với bất kỳ một đơn vị nào, vừa làm Tỉnh đội, vừa làm Trung đoàn. Có nghĩa vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu tập trung, đánh những trận lớn trong tỉnh, vừa làm nhiệm vụ xây dựng LLVT địa phương. Trung đoàn trưởng đầu tiên là đồng chí Võ An Khang do Quân khu cử về. Chính trị viên là đồng chí Lê Thành Công, khi ấy là Phó Bí thư Tỉnh ủy, sau đó, đồng chí Nguyễn Đình Khanh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy thay đồng chí Lê Thành Công làm chính trị viên Trung đoàn. Sau này, đồng chí Đinh Công Niết, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 616 được bổ nhiệm làm Trung đoàn phó Trung đoàn 12. Sau khi thành lập, Trung đoàn 12 ra mắt ngay tại xóm Bãi Bệ, xã Dũng Phong (Cao Phong) gồm 5 Đại đội thuộc tiểu đoàn tập trung (bộ đội chủ lực của tỉnh) gồm có Đại đội 51, 55, 57, Đại đội trợ chiến và Đại đội bảo vệ Sở Chỉ huy. Còn ở huyện có Đại đội 121 Lương Sơn, Đại đội 116 của Mai Đà (Mai Châu và Đà Bắc), Đại đội 16 Kỳ Sơn, Đại đội 112 Lạc Sơn. Đến năm 1953, khi Lạc Thủy sáp nhập về Hòa Bình có Đại đội 159.  

Nhiệm vụ của các đại đội thuộc Trung đoàn 12 chủ yếu là tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Có những trận độc lập chiến đấu, có những trận phối hợp với bộ đội chủ lực chiến đấu đánh địch và huy động lực lượng phục vụ chiến đấu trên địa bàn tỉnh. Điển hình như trận đánh tại Cầu Mè (Mông Hóa - Kỳ Sơn) bẻ gãy âm mưu tái chiếm Hòa Bình của giặc Pháp ngày 2/12/1951. Trong trận này, Đại đội 16 Kỳ Sơn đã phối hợp với bộ đội chủ lực là Trung đoàn 66 tiêu diệt một đoàn xe 34 xe cơ giới. Tiếp đó, ngày 11/12/1951, Đại đội 16 phối hợp cùng Tiểu đoàn 616 phục kích đánh địch trên đường 6 đoạn từ cầu Dụ đến hang đá Thau, diệt 2 trung đội lính âu - Phi, phá hủy 10 xe quân sự, giải thoát hàng chục đồng bào bị địch bắt. Ngoài ra, trong thời gian diễn ra chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), các đơn vị bội đội địa phương của Trung đoàn 12 còn phối hợp với các đơn vị chủ lực bẻ gãy nhiều đợt càn quét của địch. Các Đại đội 121 Lương Sơn, Đại đội 116 Mai Đà, Đại đội 112 Lạc Sơn phân tán về các địa phương củng cố, xây dựng lực lượng du kích, đẩy mạnh cao độ chiến tranh du kích, tích cực phục vụ, phối hợp chiến đấu cùng bộ đội, tham gia tổ chức vận chuyển, giúp đỡ bộ đội hành quân, chuẩn bị trận địa, diệt tề, trừ gian, phá cầu, đường, phục kích địch... Trong chiến đấu, bộ đội địa phương có sự trưởng thành vượt bậc, độc lập tác chiến nhiều trận rất hiệu quả. Điển hình là Tiểu đoàn 616 tập kích quân địch đi càn trú đóng tại điểm cao 585 (Lương Sơn), diệt và bắt sống 100 tên; Đại đội 116 Mai Đà bẻ gãy cuộc càn quét lên chợ Bờ tại bến Chương (Hiền Lương)... Đỉnh cao là chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), các đơn vị của Trung đoàn 12 đã tham gia chiến đấu phối hợp, hiệp đồng với bộ đội chủ lực chiến đấu tiêu diệt 6.012 tên, phá hủy 156 xe các loại, 17 tàu chiến, ca nô, 12 khẩu đại bác, góp phần quan trọng vào giải phóng Hòa Bình, giữ vững đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 3 và 4, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược, chia cắt chiến trường Bắc bộ của Pháp.  

Sau khi kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (5/1954), thực hiện chủ trương giảm trừ binh bị, Trung đoàn 12 giải thể, bản thân ông Giang Hồng Phúc khi ấy đang làm trợ lý tác huấn tại Tiểu ban tác huấn cùng một bộ phận cán bộ của Trung đoàn được giữ lại tiếp tục trở thành “khung” để thành lập Tỉnh đội. Trải qua nhiều vị trí công tác, nhiều khó khăn trong các thời kỳ lịch sử cho đến khi về nghỉ chế độ, người CCB Giang Hồng Phúc vẫn giữ vững phẩm chất của một người lính chiến đã từng kinh qua trận mạc. Cho đến giờ, những câu chuyện, ký ức về thời binh lửa của ông vẫn còn được kể lại với tinh thần hào sảng, khảng khái, đầy cảm xúc mãnh liệt của những người lính bộ đội Cụ Hồ.

 

                                                                    Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục