Lãnh đạo Ban Dân tộc và nhân dân xóm Đăm- xã Đồng Nghê vui mừng có đường giao thông.

Lãnh đạo Ban Dân tộc và nhân dân xóm Đăm- xã Đồng Nghê vui mừng có đường giao thông.

(HBĐT) - Ngày khánh thành, thông đường, người dân xóm Đăm (Đồng Nghê) vui như hội. Bà con thịt gà, mổ lợn ăn mừng. Không khí hạnh phúc, đổi đời như bao trùm khắp núi rừng Đồng Nghê. Con đường tiếp nối từ trung tâm xã lên xóm Đăm như dải lụa mềm uốn lượn trong màu xanh thẳm của cây rừng, núi non.

 

Dẫn những trẻ chập chững đi đi, lại lại trên con đường mới mở, ông Lý Văn Nình mắt rưng rưng lệ. Mừng lắm, đường ô tô đến xóm rồi.  Đã 70 tuổi rồi, tôi chẳng bao giờ mơ mình có diễm hạnh được thấy đường ô tô tới xóm. Chục năm trước, thấy cán bộ bảo sắp làm đường lên xóm Đăm rồi mãi chắng thấy. Cán bộ bảo Nhà nước còn có khăn nên chưa làm được đường lên xóm. Giờ, bản thân tôi cũng đã nhìn thấy ô tô lên núi, xóm có xe máy đi xuống xã rồi. Con cháu mình đỡ vất vả rồi. Ông kể: Xóm Đăm, xóm Lài là những xóm xa nhất, khó khăn nhất của xã Đồng Nghê. Xóm Đăm ngày không đường xa xôi cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Cuộc sống người dân chủ yếu là tự cung, tự cấp. Làm được cân sắn, hạt ngô, trồng được cây luồng, nuôi được con lợn muốn ra ngoài bán mà khó khăn quá. Muốn mua ít vật dụng, vật liệu cất nóc nhà, cả xóm cùng nhau nhau gùi từng vài chục gạch, nửa bao xi măng hàng tháng trời. Chỉ những thanh niên trai tráng, phụ nữ có sức khoẻ mới vượt núi, trở dốc gồng gánh hàng hóa nông sản được thôi. Giờ, điều kiện giao lưu về xã, đi trung tâm cụm xã Mường Chiềng thuận lợi lắm. Sẽ không còn cảnh cõng người ốm, gùi xi măng lội rừng xuống trạm xá, trẻ em lên cấp về xã học tập. Xóm Đăm sẽ “đổi đời” từ con đường này. Chúng tôi sẽ giữ đường như giữ tài sản nhà mình vậy!

 

Niềm vui, hạnh phúc của người dân lan toả đến những cán bộ Ban Dân tộc tỉnh. Trưởng Ban Dân tộc Xa Hồng Diên tâm sự: Xóm Đăm là một trong những xóm xa nhất tỉnh, cách trung tâm tới 100,6 km đường bộ. Dự án mở mới đường giao thông lên xóm Đăm do Ban Tân tộc làm chủ đầu tư có chiều dài 3,32 km được triển khai bằng nguồn vốn 135 và vốn tài trợ của Phần Lan với tổng mức đầu tư 5,9 tỷ đồng là loại đường giao thông nông thôn chưa định cấp, mặt đường 4 m, công trình thoát vĩnh cửu, khởi công từ tháng 9/2011 và có thể đi lại vào Tết Nguyên đán 2012, bàn giao và đưa vào sử dụng vào 17/8/2012. Vừa rồi, được sự chấp thuận của UBND tỉnh, Ban Dân tộc tiếp tục triển khai dự án mở đường từ xóm Đăm lên xóm Lài dài 5 km, chỉ trong ít năm nữa, 2 xóm cao và xa nhất, cao nhất của xã Đồng Nghê đặc biệt khó khăn sẽ có đường ô tô, chấm dứt cảnh lội bộ, lội đường và bị cô lập trong cuộc sống của người dân.

 

Cả tỉnh có cỡ 300 xóm đặc biệt khó khăn. Thông qua nhiều chương trình, dự án, đường đã mở đến các xóm giúp người dân bớt cơ cực đi rừng, leo núi, phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống. Mỗi con đường mở mới đưa vào khai thác là những người làm công tác dân tộc nhẹ lòng vì đã góp phần không nhỏ triển khai chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, giúp bà con vùng khó khăn cải thiện cuộc sống bớt vất vả. Chương trình 135 giai đoạn 1 và 2 đã góp phần đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông cho nhân dân vùng khó khăn, cải thiện điều kiện đi lại bước đầu cho người dân.

 

Qua điều tra, khảo sát của Ban Dân tộc, toàn tỉnh còn 36 thôn, bản diện khó khăn nhất, địa hình hình chia cắt phúc tạp chủ yếu nằm ở khu vực đồi núi cao, độ dốc lớn, khí hậu khắc nghiệt, rừng cạn kiện, nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất thiếu, đất đai nhiều nhưng đất sản xuất ổn định rất ít. Các thôn, bản nằm cách trung tâm xã trung bình 8 km. Các thôn, bản có tổng diện tích tự nhiên trên 13.000 ha nhưng chỉ có khoảng 10,7% diện tích đất trồng cây lương thực và cây hàng năm. Có 2.333 hộ dân với trên 1 vạn nhân khẩu. Đời sống vật chất và tinh thần đặc biệt khó khăn. Thu nhập bình quân chỉ đạt 4,1 triệu đồng. Nguồn sống chủ yếu trông vào sản xuất nông lâm - nghiệp. Phần lớn lao động chưa qua đào tạo. Cán bộ thôn, bản hầu như chưa qua đào tạo. Có tới 90% hộ thiếu việc làm từ 1-3 tháng/năm. Theo tiêu chí mới, tỷ lệ hộ đói nghèo lên tới trên 60,1%. Nếu tính số hộ cận nghèo, tỷ lệ này là 84,64%, cá biệt có xóm Kế (Mường Chiềng) 93,5%, xóm Chếch (Đồng Lai) 93,1%, thậm chí 100% hộ nghèo như thôn Thung Vòng, xã Do Nhân. Kế cấu hạ tầng còn yếu và thiếu. Đặc biệt là hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến thôn hầu hết là đường mòn, do người dân đi lại mà thành đường. Việc vận chuyển, đi lại bằng những phương tiện thô sơ, gùi hàng, sử dụng trâu, bò kéo lê. Tính ra cón 35/36 thôn chưa có đường ô tô đến trung tâm (tương đương 178,3 km). Ngoài ra cơ sở vật chất khác như chi trường học, điện, công trình nước cũng thấp kém và không có. Ban Dân tộc đã đề xuất các nguồn vốn lồng ghép để triển khai các dự án phát triển KT-XH cải thiện điều kiện dân sinh cho các xã vùng khó khăn này, rút dần khoản cách về điều kiện sống với các vùng thuận lợi.

                                                                              

 

 

                                                          Lê Chung

 

Các tin khác


Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục