Số cổ vật được cất giữ tại xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) không được bảo quản có nguy cơ bị hư hỏng theo thời gian.

Số cổ vật được cất giữ tại xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) không được bảo quản có nguy cơ bị hư hỏng theo thời gian.

(HBĐT) - Giống như một sợi dây nối liền giữa quá khứ và hiện tại, mang trong mình dấu ấn của cả một giai đoạn lịch sử cũng là bằng chứng thể hiện uy quyền, giàu sang, phú quý bậc nhất của những quan lang, dòng tộc của đất Mường Động trong quá khứ. Dẫu vậy, hàng trăm cổ vật ở huyện Kim Bôi có niên đại hàng trăm năm tuổi với những giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng lớn hiện vẫn đang bị chất đống, lãng quên trong bụi bặm của thời gian.

 

Vo viên, chất đống và bị lãng quên !  

Chẳng biết có phải là cơ duyên hay sự may mắn mà tính cho đến lần này đã là lần thứ 4 tôi được tiếp cận, chạm tay, ve vuốt và mê mẩn nhìn ngắm những chiếc trống đồng, những chiếc ang, vò, thạp bằng đồng và cả đồ gốm sứ đặc biệt quý ở Vĩnh Đồng. Dẫu thế, cũng thật đáng buồn khi tất cả hàng chục cổ vật hiện đang được lưu giữ ở đây vẫn đang còn chất đống lên nhau như khi tôi đến đây lần đầu cách đây 5 năm. Nhìn đống cổ vật ngổn ngang trên nền nhà, ông Bùi Đức òm, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Vĩnh Đồng cố nén tiếng thở dài: Toàn bộ cổ vật ở đây đã ở trong tình trạng chất đống như thế này cả chục năm rồi. Thỉnh thoảng anh em chúng tôi cũng tổ chức kiểm đếm xong rồi lại khóa cửa để đấy. Tiếng là phòng truyền thống nhưng vì số cổ vật trên nên suốt ngày khóa cửa im ỉm và cắt cử lực lượng an ninh xã trông coi 24/24h nên đến cán bộ xã cũng chẳng mấy khi được vào chứ nói gì đến người dân.  

Lý giải điều này, ông Bùi Đức òm cho biết: Toàn bộ số cổ vật hiện đang được xã quản lý, lưu giữ đều là tang vật thu giữ được của những kẻ buôn bán và đào trộm ở khu mộ cổ Đống Thếch những năm 1984 - 1989. Ngoài giá trị về văn hóa, lịch sử, số cổ vật này có giá trị vật chất rất lớn như vào thời kỳ rộ lên tình trạng đào phá mộ cổ tìm đồ vật tùy táng, một chiếc bình gốm tráng men có thể trả đến vài... thúng tiền. Có giá trị lớn nên kẻ gian thường xuyên rình rập để lấy cắp. Điều này đã từng xảy ra vào các năm 1999, 2009 và mới đây nhất là vào năm 2010. Năm 1999, khi ấy nhà kho lưu giữ trong tình trạng xiêu vẹo, dột nát nên đã bị kẻ gian khoét vách lấy đi một cái trống đồng; đến năm 2009, lợi dụng thời tiết giông gió, kẻ gian cũng đã lấy đi một chiếc trống đồng nhưng do nhân dân cảnh giác nên đã thu hồi lại được. Còn vụ trộm cổ vật năm 2010 lại xảy ra đúng vào ngày tổ chức hội làng, xã đã mở cửa nhà truyền thống cho nhân dân vào thăm quan. Lợi dụng điều đó, kẻ gian đã lấy đi một chiếc ấm tích rất quý, có hoa văn tuyệt đẹp. Tuy vậy, chẳng hiểu do cổ vật có giá trị quá lớn không ai đủ tiền để mua hay đi theo nó là một lời nguyền đầy rủi ro mà cuối cùng kẻ trộm đã phải mang chiếc ấm đó về ném trả lại ở khu vực xóm Chiềng. Hiện, những mảnh vỡ còn sót lại được người dân trong xã nhặt lại mang về để lại nơi nó đã từng bị kẻ gian lấy đi. Nói với chúng tôi, ông òm cười buồn: Rút kinh nghiệm từ vụ mất cắp năm 2010, từ đó đến nay, chúng tôi không dám cho người lạ mặt vào khu vực lưu giữ cổ vật và tăng cường công tác an ninh.  

Trên thực tế, ngoài số cổ vật được lưu giữ ở Vĩnh Đồng, hiện nay, Phòng VH-TT huyện Kim Bôi cũng đang lưu giữ hơn 60 cổ vật các loại, trong đó có 7 trống đồng có niên đại cách đây vào khoảng 600 - 800 năm cùng hàng chục bát, đĩa, thạp gốm, sanh đồng, chậu đồng, gương đồng có niên đại ít nhất cũng vào khoảng thế kỷ thứ XIV-XV. Tất cả số cổ vật này đều là tang vật được thu giữ trong các vụ mua bán cổ vật, đào trộm mộ cổ của người dân trên địa bàn huyện. Đáng chú ý, theo anh Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh, trong số hơn 60 cổ vật được lưu giữ tại phòng VH - TT huyện Kim Bôi có những thứ là độc bản đặc biệt quý, chưa từng thấy trưng bày ở bất kỳ Bảo tàng nào trong cả nước. Nếu tính về giá trị vật chất, nó có thể được mua với cái giá lên đến hàng tỷ đồng.  

 

Hãy để cho cổ vật lên tiếng      

Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh trăn trở: hiện nay, số cổ vật đang được phòng VH-TT huyện Kim Bôi và xã Vĩnh Đồng lưu giữ về cơ bản đã đảm bảo về an ninh. Các cổ vật hầu như không xuất lộ. Tuy vậy, bên cạnh đó cũng có những điều đáng buồn là việc lưu giữ, bảo quản cổ vật hoàn toàn không đáp ứng tiêu chuẩn nào theo quy định. Do vậy, điều cần phải làm ngay trong lúc này là các cấp chính quyền cần có sự vào cuộc, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho địa phương trong việc xây dựng hạ tầng đảm bảo cho lưu giữ, trưng bày, giới thiệu giá trị nguồn gốc lịch sử của chúng. Để cho những cổ vật này được cất lên tiếng nói  của mình. Nếu cứ để mãi trong kho như hiện nay, quả thật sẽ rất phí vì như thế sẽ không giúp cho người dân hiểu hết được những giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương các giai đoạn trước đó. Cũng vì lẽ đó nên hành vi, cách ứng xử với cổ vật của người dân hiện nay cũng mới chỉ thiên về giá trị vật chất.   

Xung quanh vấn đề này, ông Bùi Tân Cảnh, Trưởng Phòng VH - TT huyện Kim Bôi cho biết, UBND huyện đang có kế hoạch xây dựng khu nhà truyền thống của huyện. Đây sẽ là nơi trưng bày các cổ vật hiện đang được Phòng VH - TT lưu giữ.  

Theo chị Thi, số cổ vật được phòng  VH-TT huyện lưu giữ mới chỉ duy nhất 1 lần xuất lộ vào tháng 8/2006, khi Bảo tàng tỉnh phối hợp với huyện Kim Bôi tổ chức trưng bày các hiện vật lịch sử. Hoạt động này đã thu hút được sự quan tâm chú ý đặc biệt của người dân. Qua đó đã giúp người dân hiểu được các giá trị lịch sử cũng như phần nào đã tái hiện lại cuộc sống dưới thời phong kiến, lang đạo ở Mường Động cách đây hàng trăm năm. Nói về thực trạng bảo quản số cổ vật trên ở Kim Bôi, chị Nguyễn Thị Thi cho biết thêm: Trong điều kiện còn khó khăn, trước đây, Bảo tàng tỉnh cũng đã có ý kiến về việc xin tiếp nhận, lưu giữ, bảo quản số cổ vật trên để phục vụ công tác trưng bày, khảo cứu, khi nào huyện có đủ điều kiện về cơ sở vật chất lưu giữ, trưng bày, Bảo tàng tỉnh sẽ trả về địa phương nhưng cũng không có những phản hồi tích cực.  

Ông Bùi Tân Cảnh, Trưởng phòng VH-TT huyện cũng thừa nhận mới chỉ được tiếp cận qua biên bản bàn giao kê khai tài sản từ người tiền nhiệm sau khi được điều động, luân chuyển vị trí công tác cách đây chưa lâu chứ trên thực tế cũng chưa từng được tiếp cận với số cổ vật trên để biết hình hài nó vuông tròn ra sao. Rõ ràng, đó là một điều đáng buồn bởi ngay cả người làm công tác quản lý, lưu giữ còn chưa được tiếp cận cổ vật, còn không biết số cổ vật đó như thế nào nói gì đến chuyện người dân được tiếp cận số cổ vật trên để nghe chúng lên tiếng!?

 

                                                                            Mạnh Hùng

 

Các tin khác

CB-CS Cảnh sát PCCC thường xuyên luyện tập các phương án, rèn luyện thể lực, kỹ năng... đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi thực tế công việc.
Lãnh đạo Ban Dân tộc và nhân dân xóm Đăm- xã Đồng Nghê vui mừng có đường giao thông.
Miệng cống thoát nước nơi anh Bùi Văn Phương bị nước cuốn va đập vào đá gây tử vong.
Bị cáo Lê Văn Tuấn, kẻ đã bán người yêu với giá... 1 triệu đồng đứng trước vành móng ngựa chịu sự trừng phạt của pháp luật.

“Dựa vào nhân dân, chúng tôi truy bắt được tội phạm đặc biệt nguy hiểm”

(HBĐT) - Ngày 26/8 vừa qua, sau 7 tiếng đồng hồ rượt đuổi đối tượng Tạ Văn Hùng, sinh năm 1965 tại xã Phong Vân, Tân Yên, Bắc Giang vận chuyển 100 bánh Hêrôin, 800 viên ma tuý tổng hợp, lực lượng phòng chống ma túy, công an tỉnh đã vây bắt và tiêu diệt đối tượng. Đây là một chiến công xuất sắc của Công an tỉnh trong những năm gần đây. Ngoài lòng dũng cảm và sự khôn khéo của lực lượng công an thì quần chúng nhân dân đóng góp không nhỏ vào thành tích trên.

Vò rượu cần... đánh giặc

(HBĐT) - Tính ra, câu chuyện được người dân Phú Lương (Lạc Sơn) kể nhiều nhất không phải là những mùa vàng bội thu mà đó là câu chuyện về những người con mưu trí, quả cảm chỉ bằng một... vò rượu cần đã tiêu diệt được 105 tên giặc. Câu chuyện đó đã được ghi vào trang sử vàng của dân và quân Mường Vang như một chiến công sáng chói trong những năm kháng chiến chống Pháp. Quá khứ đã xa nhưng lại thật gần trong ký ức và trong trang sử của người Yên Lương - Phú Lẫm (xã Phú Lương ngày nay).

Một đêm ở Lài

(HBĐT) - Đồng Nghê là xã xa nhất, cao nhất, khó khăn nhất của huyện Đà Bắc. Xóm Lài là xóm xa nhất, cao nhất, khó khăn của xã Đồng Nghê. Ở đây chỉ có 15 hộ dân với 80 nhân khẩu sinh sống. Bao năm nay, sống của họ dựa vào rừng. Giờ đây, rừng đã làm cuộc sống của họ dần thay đổi.

Liên Hòa - nơi ghi dấu chiến công đầu của lưới lửa phòng không tầm thấp

(HBĐT) - Dù đã 47 năm trôi qua nhưng trong tâm trí những người dân, chiến sỹ dân quân xóm Lục, xã Liên Hòa (nay là xã Yên Nghiệp - Lạc Sơn) khi xưa trên trận địa phòng không đồi Mèng, đồi Nâu vẫn luôn còn nguyên cảm giác sung sướng vỡ òa khi chiếc máy bay Mỹ trúng đạn bốc cháy rơi ở địa phận xã Văn Nghĩa. Chiến công đó đã mở đầu cho phong trào bắn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh của quân và dân các tỉnh thuộc Quân khu 3 trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của không quân Mỹ.

Phía sau những chiến công

(HBĐT) - Gặp thượng tá Nguyễn Ngọc Quang, Phó phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy (Công an tỉnh) khi anh vừa dự lễ tôn vinh các điển hình tiên tiến nhân kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống lực lượng CSND (20/7) do Bộ Công an tổ chức. Trông anh thật gần gũi, dễ gần, khác xa một chỉ huy của lực lượng chủ công trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại địa bàn “nóng bỏng” về ma túy của cả nước. Qua những câu chuyện anh kể, chúng tôi càng thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà các anh phải trải qua.

Trăn trở với Tự Do

(HBĐT) - Sau nhiều lần lỗi hẹn chúng tôi cũng có dịp đến với Tự Do, một xã vùng cao của huyện Lạc Sơn vào một ngày đầu thu. Dẫu đã chuẩn bị sẵn tinh thần bởi biết Tự Do xa lắm, khó khăn lắm vậy mà chúng tôi vẫn ngỡ ngàng, bùi ngùi với cuộc sống nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục