CCB Bùi Hữu Ngạn và Tạ Phương Đông - những đảng viên được kết nạp trong chiến đấu lại cùng nhau góp sức trong phong trào Hội CCB tỉnh.
(HBĐT) - Một người vừa tròn 40 năm tuổi Đảng, còn một người cũng ngấp nghé với 38 năm có lẻ. Ở họ đều có một điểm chung đó là cùng được kết nạp, đứng vào hàng ngũ của Đảng khi trên đầu bom vẫn rơi, đạn vẫn réo trong sự khốc liệt của chiến tranh...
1. Người đầu tiên tôi muốn nói đến đó là đại tá Bùi Hữu Ngạn, nguyên Phó Chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, hiện đang là Chủ tịch Hội CCB tỉnh. Với ông, đời binh nghiệp đầy ắp những sự kiện và dài dằng dặc những chuyến đi. Trong đó, lễ kết nạp Đảng nơi chiến hào dưới mưa bom bão đạn vùng đất lửa Quảng Trị cách đây 40 năm vẫn mãi là một ký ức ngọt ngào. Ông kể: Tớ nhập ngũ hồi tháng 5/1971, khi đó mới 17 tuổi, là học sinh trường cấp III Liên Vũ (Lạc Sơn). Ấy vậy mà chỉ sau 2 tháng huấn luyện, ông đã cùng đồng đội ở Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu. Chiến dịch đầu tiên ông tham gia là chiến dịch đường 9 - Nam Lào. Với vai trò chủ công, đơn vị ông đã trở thành mũi tiến công đánh những đòn chí mạng vào tuyến phòng ngự của địch. Đến tháng 10/1971, chiến dịch hoàn thành thắng lợi, Sư đoàn 308 trong đó có Trung đoàn 36 của ông được di chuyển ra phía Bắc tỉnh Quảng Bình củng cố lực lượng chuẩn bị cho chiến dịch Bình Trị Thiên. Theo đó, ông cũng là người được tham gia từ đầu chiến dịch, bắt đầu từ ngày 30/3/1972 với những trận đánh ác liệt. Ông bảo: Ở chiến dịch nào, trận đánh nào cũng thế, cả ta và địch đều giống như những võ sỹ quyền anh. Muốn chiến thắng phải dồn tổng lực với những đòn đánh mạnh, chí mạng thế nên nó vô cùng ác liệt. Bình thường đã ác liệt thế rồi nhưng ở chiến dịch Bình Trị Thiên lại càng ác liệt gấp bội bởi cả ta và địch đều xác định rõ đây là địa bàn chiến lược, có giành, giữ được mới tạo được đà tiến công. Với quyết tâm cao, không quản ngại khó khăn, vất vả và hy sinh, Sư 308 như “nắm đấm thép” đã đánh những đòn chí mạng từng bước đẩy lùi lực lượng tinh nhuệ nhất của quân viễn chinh Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Sau 3 tháng chiến đấu ác liệt, chiến dịch Bình Trị Thiên kết thúc thắng lợi, ta đã giải phóng tỉnh Quảng Trị. Cay cú khi thất thủ ở Quảng Trị, đến tháng 6/1972 Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã dồn tổng lực các quân, binh chủng, lực lượng tinh nhuệ và thiện chiến nhất để tổ chức một cuộc tấn công nhằm “tái chiếm” vùng giải phóng của ta. Với phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” nên chúng đã dồn một lượng lớn bom đạn vào chiến trường hòng tiêu diệt toàn bộ sinh lực của ta tại đây.
Khi đó, Sư 308 được giao đảm nhiệm phòng ngự trên một số điểm chốt quan trọng để bảo vệ vùng giải phóng như Na Vang, Ái Tử, điểm cao 105, điểm cao 367, Tích Tường, Như Lệ... và cùng một số đơn vị khác trên mặt trận giữ vững cảng Cửa Việt để bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị. Trong đó, Trung đoàn 36, Sư 308 của Bùi Hữu Ngạn được giao nhiệm vụ phòng ngự chặn đánh địch ở phía tây bắc thành cổ Quảng Trị gồm Na Xang, Ái Tử, Tích Tường, Như Lệ. Tính ra, các điểm chốt này chỉ kéo dài khoảng 1 km. Nhưng đây lại là một con đường huyết mạch để đi lên phía tây chiếm thành cổ Quảng Trị. Do vậy, buộc địch phải tập trung lực lượng, phương tiện chiến đấu, tập trung bom đạn hòng phá vỡ phòng tuyến mà Bùi Hữu Ngạn và đồng đội chốt giữ. Cuộc chiến diễn ra suốt từ tháng 6 đến tháng 11/1972, Bùi Hữu Ngạn cùng đồng đội đã kiên cường chiến đấu bẻ gãy hàng trăm đợt tấn công lớn nhỏ của địch. Không thể kể hết những khó khăn, gian khổ và hy sinh nhưng những người lính như Bùi Hữu Ngạn vẫn kiên cường bám trụ, giữ chốt... Từ trong gian khó hy sinh đó, Bùi Hữu Ngạn đã trở thành một tấm gương chiến đấu anh dũng. Để động viên và cũng là kịp thời bổ sung cán bộ cho mặt trận, ngày 15/11/1972, ngay tại chiến hào trận địa làng Tích Tường, Bùi Hữu Ngạn đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, lúc đó mới vừa tròn 18 tuổi.
Dù đã 40 năm trôi qua nhưng cái thời khắc ấy vẫn còn in sâu trong tâm trí người lính chiến. Ông tâm sự: dù là chiến tranh nhưng đó luôn là những khoảnh khắc ngọt ngào nhất trong đời binh nghiệp. Có ai tưởng tượng được một ngày mình được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng ngay tại trận địa, khi mà trên đầu bom đạn vẫn đang gào thét. Suốt 40 năm qua, dù trải qua nhiều cương vị, vị trí công tác nhưng khí tiết, phẩm chất của một người chiến sỹ cách mạng kiên trung ấy vẫn luôn sôi sục trong huyết quản ông. Khí tiết của một đảng viên đã từng được tôi luyện qua bom đạn chiến tranh đã trở thành một tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.
2. Người thứ hai mà tôi muốn nói đến đó là đại tá Tạ Phương Đông, nguyên phó Chủ nhiệm UBKT Bộ CHQS tỉnh, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh. Cũng giống như đồng đội Bùi Hữu Ngạn, năm 1973, khi ấy, chàng trai Tạ Phương Đông 18 tuổi đã tình nguyện xa vùng đất xứ Đoài (Quốc Oai - Hà Nội) lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Tiểu đoàn 153, Trung đoàn pháo cao xạ 245, Sư đoàn 673 thuộc Quân đoàn 2 có nhiệm vụ bảo vệ đội hình chiến đấu của bộ binh và xe tăng. Nhưng trước đó, anh lính Tạ Phương Đông cùng đồng đội đã tham gia bảo vệ các cơ sở sản xuất như nhà máy, xí nghiệp kho tàng tại Hà Nội. Theo chiến trường, những mâm pháo cùng những người lính như Tạ Phương Đông đã có mặt tham gia chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng và theo con đường Trường Sơn huyền thoại, theo những cánh quân đơn vị của Tạ Phương Đông dần đi vào chiến trường phía Nam và tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975. Trong suốt chặng đường hành quân
Vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng đã tiếp thêm sức mạnh, nguồn động lực lớn lao cho Tạ Phương Đông lập thêm nhiều chiến công trên con đường
Với những chiến công lập được, khi kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh, bình công những đóng góp cho chiến dịch, Tạ Phương Đông lại thêm một vinh dự nữa khi là người duy nhất của Tiểu đoàn được tặng thưởng “Huân chương chiến công giải phóng.
3. Ở Hòa Bình, những tấm gương chiến đấu dũng cảm trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm nếu kể ra không phải là ít. Nhưng số người được kết nạp, Đảng vao hàng ngũ của Đảng ngay tại trận địa như họ không phải là nhiều. Ngoài họ, trước đó vào tháng 5/1965 ngay tại chiến hào trận địa phòng không thuộc đồi Bãi Voi, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) cũng mới chỉ có 4 chiến sỹ dân quân xã Mỹ Hòa được vinh dự kết nạp Đảng. Đó là những vinh dự mà không phải ai cũng có được.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Trong hành trình khám phá miền cực Bắc- Hà Giang, sau khi chinh phục con đèo hùng vĩ được ví là “đệ nhất hùng quan” Mã Pì Lèng, lên cột cờ miền biên ải Lũng Cú, đoàn nhà báo chúng tôi đến dinh cơ vua Mèo, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn.
(HBĐT) - Sau 40 năm, cuộc sống đã thay đổi quá nhiều nhưng vẫn còn nụ cười ấy, vẫn những con người ấy của những chiến sỹ dân quân lòng gang, dạ sắt trong trận đánh Đồi Bù không quản ngại khó khăn, hy sinh gian khổ góp sức làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu trong 12 ngày đêm đỏ lửa.
(HBĐT) - Theo lời mời của các bạn đồng nghiệp Hà Giang, đoàn cán bộ, phóng viên các báo: Kinh tế Đô thị, Hải Dương, Hải Phòng và Hòa Bình ngủ trọn đêm trong hương rượu ngô nồng ấm tại thành phố Hà Giang. Sáng tinh mơ hôm sau, cả đoàn thực hiện cuộc hành trình lên miền cực Bắc của Tổ quốc.
(HBĐT) - Nhân dịp Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức hội nghị phối hợp với các báo địa phương tuyên truyền về “Kỷ niệm 40 chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”, chúng tôi được tham gia chuyến đi thực tế về Ba Vì, vùng đất của những truyền thuyết huyền bí và những dấu ấn lịch sự trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Trong đó, khu di tích Đá Chông và đỉnh Vua - Núi Ba Vì trên độ cao 1.296 m so với mặt nước biển, nơi xây dựng đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng tôi những ấn tượng không thể phai mờ.