Sát cánh cùng Bộ đội ra-đa, tên lửa, lực lượng pháo cao xạ cũng được củng cố, với quyết tâm tạo nên lưới lửa dày đặc, thiêu cháy giặc trời. (ảnh intenet).

Sát cánh cùng Bộ đội ra-đa, tên lửa, lực lượng pháo cao xạ cũng được củng cố, với quyết tâm tạo nên lưới lửa dày đặc, thiêu cháy giặc trời. (ảnh intenet).

(HBĐT) - “Trong 12 ngày đêm chống lại cuộc tập kích lớn nhất trong lịch sử chiến tranh bằng không quân của nước Mỹ, cho dù tương quan về sức mạnh quân sự nghiêng hẳn về phía Mỹ nhưng ta vẫn giành thắng lợi, bắn rơi 34 máy bay B52 và hàng chục máy bay các loại buộc Mỹ phải ký kết hiệp định Pari rút quân về nước và công nhận Việt Nam là một quốc gia. Chiến thắng đó đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và tầm vóc của dân tộc Việt Nam, mở đầu cuộc nói chuyện với cánh lính trẻ Đoàn H50, vị tướng Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Phiệt đã nhấn mạnh.

 

12 ngày đêm vạch nhiễu tìm thù

 

Trong chiến dịch 12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Sư đoàn phòng không 361 anh hùng là đơn vị bắt rơi nhiều máy bay nhất với 29 chiếc, trong đó có 25 máy bay B52, 4 máy bay F111. Trong chiến công đó, riêng Tiểu đoàn 52 do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt chỉ huy trong 2 ngày 21 và 22/12 đã bắn rơi 4 máy bay B52 bằng... 5 quả đạn tên lửa. Với chiến công này đã làm quân thù khiếp sợ. Sau này, trong cuộc gặp gỡ lại những cựu binh Mỹ lái máy bay B52 bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, gặp ông ai cũng bảo: Khi nhận lệnh bay vào ném bom Hà Nội, cứ nghĩ đến những quả đạn tên lửa của Tiểu đoàn do Nguyễn Văn Phiệt chỉ huy là thấy bủn rủn tay chân với những dự cảm lành ít, dữ nhiều.

 

Dù thế, theo như Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, để bắn hạ máy bay B52 không phải là chuyện dễ. Bởi khi đó, Tổng thống Nixon và bộ máy chiến tranh của Mỹ tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh hủy diệt của máy bay B52. Chúng cho rằng pháo đài bay B52 là bất khả xâm phạm. Ngoài việc được tích hợp những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất lúc bấy giờ, máy bay B52 còn được trang bị những công nghệ điện tử gây nhiễu chủ động làm mù hệ thống rada của ta. Bên cạnh đó, khi làm nhiệm vụ ném bom, mỗi máy bay B52 còn được cả một phi đội với hàng chục chiếc máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất hộ tống, bảo vệ nhằm ngăn chặn mọi cuộc tấn công của hỏa lực phòng không với đồng thời các máy bay hộ tống cũng trở thành một nguồn gây nhiễu tích cực. Dù vậy, với trí tuệ và sự nhạy bén ta đã kịp thời rút kinh nghiệm, tìm ra những phương án, cách đánh sáng tạo để bắt máy bay Mỹ đền tội trên bầu trời Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh.

 

Cuối năm 1972, nhằm cứu vãn sự thất bại trên bàn đàm phán tại Pari và cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn tại miền Nam, Tổng thống Nixon đã phát động cuộc chiến tranh, leo thang dùng máy bay B52 bắn phá miền Bắc với mưu đồ đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá. Để thực hiện chiến dịch quân sự này, Mỹ dùng 193/400 máy bay B52 của cả nước Mỹ, 1077/3044 máy bay chiến thuật, số máy bay này bằng với số máy bay của cả nước Anh và Tây Đức cộng lại. Ngoài ra, Mỹ còn đưa đến 6/24 tàu sân bay, 50 máy bay tiếp dầu để tham chiến tại Việt Nam. Đồng thời tích cực đẩy mạnh chiến tranh điện tử với việc huy động 15 máy gây nhiễu phủ sóng toàn miền Bắc. Để dọn đường cho B52 ném bom vào Hà Nội, trước đó, Mỹ đã huy động hàng trăm máy bay F111 đánh phá các trận địa tên lửa, phòng không làm cho chúng ta bị uy hiếp ngay từ lúc đầu về tinh thần. Về phía ta, khi đó chỉ có 9 tiểu đoàn tên lửa và 6 trung đoàn pháo cao xạ bảo vệ thủ đô Hà Nội. Dù vậy, tất cả đã sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thủ đô Hà Nội.

 

Sau ngày 17/12, địch bắn phá ác liệt, đến đêm ngày 18/12, lực lượng phòng không của ta bắn rơi tại chỗ được 2 máy bay B52. Còn ở Tiểu đoàn 52, sau những trận chiến đấu ác liệt, đến 20h11 ngày 21/12 kíp chiến đấu của tiểu đoàn đã bắt được dải nhiễu B52 đánh, khi đó chỉ còn 3 quả đạn, sau khi vạch nhiễu, bắt mục tiêu, lệnh phóng nhưng đạn không đi do ống thu áp lực bị hỏng. Dù tiếc nhưng ngay lập tức Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt đã phát lệnh phóng quả thứ 2. Đạn phóng tốt, điều khiển đến khoảng cách 14 - 15km thì bắt được máy bay và ở cự ly 21km thì đạn nổ tiêu diệt 1 B52. Ngay sau khi tiêu diệt máy bay B52, kíp chiến đấu lại tiếp tục chuẩn bị cho đợt chiến đấu mới trong khi chỉ còn 1 quả đạn. Với quả đạn này, chỉ sau 10 phút kíp chiến đấu của Nguyễn Văn Phiệt cũng đã tiêu diệt thêm 1 chiếc B52 nữa. Tiếp đó, đến đêm ngày 22/12/1972, cũng chỉ với 4 quả đạn tên lửa, kíp chiến đấu của Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt cũng đã tiêu diệt thêm 2 máy bay B52 khi chúng chưa kịp ném bom. Như vậy, trong chiến dịch 12 ngày đêm, Tiểu đoàn 52 của Nguyễn Văn Phiệt đã bắn rơi 4 máy bay B52, góp vào chiến công chung của quân và dân Hà Nội khi đã bắn rơi 34 máy bay B52.

 

Tiếp tục phát huy truyền thống đánh giỏi, bắn trúng 

 

Sự háo hức, tò mò của cánh lính trẻ Trung đoàn tên lửa 250 đã được thỏa mãn với những câu chuyện chiến đấu, những chiến công và những kinh nghiệm quý báu của lớp cha anh đi trước. Điều mà ngay từ đầu Thượng tá Lưu Văn Đại, Chính ủy Trung đoàn tên lửa 250 đã khẳng định: buổi nói chuyện này là dịp để CBCS trong Trung đoàn hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống quý báu của quân chủng PK - KQ và truyền thống đánh giỏi, bắn trúng của Sư đoàn 361 phòng không anh hùng cùng các trận đánh hay, những gương chiến đấu tiêu biểu, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong sử dụng vũ khí, khí tài được trang bị. Nhất là để những CBCS trẻ của Trung đoàn hiểu và thấy được ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại của chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Từ đó xác định mục tiêu phấn đấu, nâng cao chất lượng huấn luyện, làm chủ vũ khí, khí tài được Đảng và Nhà nước trang bị, đảm bảo SSCĐ trong mọi tình huống, không để tổ quốc bị bất ngờ với các tình huống từ trên không.

Với ý nghĩa đó, trong những năm qua, CBCS Trung đoàn tên lửa 250 đã tích cực thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SSCĐ - quản lý vùng trời. Duy trì nghiêm nề nếp, chế độ canh trực tác chiến từ cấp Trung đoàn đến các phân đội. Thực hiện tốt nội dung 4 biết trong quản lý vùng trời. Chấp hành nghiêm 10 chế độ SSCĐ, tổ chức canh gác ngày đêm chặt chẽ. Thiếu tá Bùi Văn Trường, Chính trị viên Tiểu đoàn 152 cho biết: với việc không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện SSCĐ cũng như phát huy truyền thống đánh giỏi, bắn trúng của đơn vị, trong năm 2011 và đầu năm 2012 thực hiện nhiệm vụ công tác diễn tập, đơn vị đã tham gia bắn đạn thật với những bài bắn khó tại trường bắn TB1 với 6 quả đạn đã đảm bảo xác xuất trúng mục tiêu 100% được Tư lệnh quân chủng PK - KQ tặng bằng khen và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khen. Thiếu úy Trần Văn Nguyện, chiến sỹ Tiểu đoàn 152 khẳng định: chúng tôi luôn cảm thấy vinh dự khi được là chiến sỹ của quân chúng PK - KQ anh hùng. Là thế hệ cán bộ chiến sỹ trẻ, chúng tôi luôn xác định phải tích cực huấn luyện, không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ chiến thuật để phát huy hiệu quả vũ khí khí tài hiện có đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, quản lý tốt vùng trời.

 

                                                                                   Mạnh Hùng  

 

Các tin khác


Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục