Hậu duệ vua Mèo Vương Thị Chở giới thiệu khu nhà họ Vương.

Hậu duệ vua Mèo Vương Thị Chở giới thiệu khu nhà họ Vương.

(HBĐT) - Trong hành trình khám phá miền cực Bắc- Hà Giang, sau khi chinh phục con đèo hùng vĩ được ví là “đệ nhất hùng quan” Mã Pì Lèng, lên cột cờ miền biên ải Lũng Cú, đoàn nhà báo chúng tôi đến dinh cơ vua Mèo, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn.

 

Đi qua triền dốc phủ đầy sắc màu trắng, đỏ bạt ngàn hoa tam giác mạch, hoa bạc hà màu sắc hiếm hoi tạo nên sinh khí cao nguyên đá Đồng Văn. Từ trên con đường chênh vênh bên sườn sốc nhìn xuống, thung lũng mây Sà Phìn hiện ra mê hoặc. Tổng Biên tập Báo Kinh tế Đô thị Hà Nội Tạ Việt Anh đã nhiều lần đến khu dinh thự vua Mèo tâm sự: Sà Phìn - nhà vương đẹp lạ lùng khi chiều nhẹ. Chợ Sà Phìn nằm kế nhà Vương gọi là thung lũng mây chính vì là vùng thấp, nhưng vùng thấp trên cao, mây vương tóc người. Chợ phiên Sà Phìn, nhà Vương là điểm tuyến du lịch đặc sắc không thể không ghé thăm khi đến miền cực bắc Hà Giang. Du khách lãng tử sẽ hòa mình trong thiên nhiên đặc thù, tìm hiểu nơi hẹn hò lứa đôi trong tiếng khèn réo rắt, thưởng thức men rượu ngô nồng ấm, hương vị thơm ngát ngọt bùi mèn mén, món ăn thắng cố đặc sắc trong văn hóa đậm chất người Mèo, được tận hưởng cảm giác uy nghi, tráng lệ và tôn kính của nhà vua Mèo. Trước cổng khu nhà Vương uy nghi cổ kính rêu phong là những hàng sa mộc cổ thụ thẳng tắp vươn cao. Cháu đời thứ 4 của vua Mèo Vương Thị Chở xúng sính bộ trang phục thiếu nữ Mèo, nay đã là hướng dẫn viên du lịch. Qua lời giới thiệu của Chở, lâu đài và dòng họ Vương miền cực Bắc dần hiện ra.

 

Cách đây khoảng 1 thế kỷ, Sà Phìn là nơi sinh sống, quần tụ của dòng tộc họ Vương. Vương Chính Đức là người làm công của thổ ty Hoàng Tự Bình, bản chất thông minh, chịu khó, có tài tổ chức và uy tín nên được người Pháp cho làm chánh tổng hỗ trợ Hoàng Tự Bình cai trị trong vùng. Sau này, Vương Chính Đức được chọn làm bang tá khi Hoàng Tự Bình qua đời. Từ đó, Vương Chí Đức có điều kiện phát huy năng lực hơn người của mình, thống trị cả một vùng cao nguyên rộng lớn và tự xưng vương - vua Mèo. Vương Chính Đức ngày càng mở rộng thế lực của mình, là người chủ tổ chức trồng hoa anh túc, chiết xuất, buôn bán thuốc phiện trong vùng, Miến Điện và Trung Quốc. Vương Chính Đức luôn muốn chứng tỏ quyền uy của mình. Nhà Vương, khu nhà được Vương Chính Đức dày công xây dựng, được ví như lâu đài duy nhất, hoành tráng nhất của vua Mèo. ông không tiếc tiền của, mời thầy địa lý, phong thủy người Trung Quốc về xem hướng đặt nhà. Tổng Biên tập Báp Kinh tế Đô thị Hà Nội Tạ Việt Anh bảo: Nhà Vương được đặt ở vị trí đắc địa, cách biên giới khoảng 1 km, nằm trong thung lũng mây Sà Phìn. Nhà Vương hạn chế được những khắc nghiệt của thiên nhiên vùng cao nguyên đá và an bình yên cả trong chiến tranh biên giới năm nào. Vương Chính Đức dày công đi mời người thợ lành nghề bậc nhất ở tỉnh Vân Nam về dựng nhà. Có lẽ vì vậy, kiến trúc, cảnh quan nhà Vương phảng phất dấu ấn của kiến trúc đời nhà Thanh - Trung Quốc. Vật liệu dựng nhà bằng gỗ lim, nghiến những loại gỗ trước đây sẵn có ở vùng cao nguyên đá và gỗ thông pơ mu, đá xanh, ngói đất nung lợp hình âm dương. Khu nhà Vương rộng 20 m, dài 56 m, cao từ 10 -   12 m, được thiết kế gồm 4 nhà ngang, 6 nhà dọc đều làm 2 tầng, chia thành tiền dinh, trung dinh, hậu dinh gồm 64 buồng. Mỗi hoạt tiết đều được thiết kế cầu kỳ, tinh xảo. Cổng vào khu nhà làm bằng đá với 15 bậc. Xung quanh khu nhà đều được xây dựng bằng tường đá xanh dày 0,6-0,8 m, cao từ 2,5- 3 m để phòng thủ và bảo đảm an ninh. Bên ngoài khu nhà được xây lô cốt. Khu nhà được thiết kế đồng bộ có khu nhà quan, khu nhà người hầu, gia nhân và quân lính, kho lương thực, kho vũ khí, hầm chứa thuốc phiện. Phía sau ngôi nhà là bể nước lớn, xây bằng đá, hứng nước mưa từ mái nhà chảy xuống, khắc phục được khó khăn thiếu nước ở vùng cao quanh năm khô hạn. Tính ra, để xây dựng xong khu nhà, Vương Chính Đức mất tới hàng trăm đồng bạc trắng. Vương Thị Chở giới thiệu, chỉ riêng lấy bạc trắng đánh bóng cột nhà tính ra giá trị hiện tại cỡ gần 1 tỷ đồng. Cuộc sống họ Vương là quá khứ vàng son và quyền uy. Vua Mèo có tới mấy người vợ là những thiếu nữ đẹp nhất vùng. Gia đình nào có con gái được làm vợ vua Mèo và đẻ được con trai là đổi đời. Nhà Vương luôn tấp nập, gia nhân, kẻ hầu, người hạ. Cuộc sống gia tộc vua Mèo thật vương giả. Những bà vợ vua được tắm bằng sữa dê da thơm lừng, trang điểm, quần áo lụa là, gấm vóc được cúng tiến trong vùng. Hình phạt gia tộc họ Vương dành cho những người vi phạm quy ước thật kinh khủng, bỏ đói, trói vào cột đá, hành hạ cho tới chết.

 

Khi Vương Chính Đức mất, người con trai thứ Vương Chí Sình được làm vua Mèo đệ nhị tiếp tục gánh vác sự nghiệp họ nhà Vương. Thời gian này, Pháp và Nhật mâu thuẫn, xung đột. Quân đội của vua Mèo Vương Chí Sình đã cùng người Pháp tiêu diệt cả một  đại đội kỵ binh và bộ binh của Nhật. Nhận thấy vai trò của vua Mèo, thực hiện chủ trương đại đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thuyết phục Vương Chí Sình tham gia kháng chiến kiến quốc, mời Vương Chí Sình tham gia khóa Quốc hội đầu tiên. Bác Hồ kết nghĩa anh em với Vương Chí Sình và đổi tên ông là Vương Chí Thành. Sau này, gia tộc họ Vương theo Đảng. Dinh cơ vua Mèo được xếp hạng là di tích cấp quốc gia, trở thành điểm thăm quan hấp dẫn nơi miền cực Bắc Tổ quốc. Hậu duệ họ Vương hiện vẫn quần tụ và sinh sống hạnh phúc trong thung lũng mây Sà Phìn - Đồng Văn.

 

 

 

                                                                             Lê Chung

 

 

Các tin khác

Xe vận tải nặng gặp khó khăn khi vào xã Hưng Thi.
Những lão dân quân xã Hợp Hòa năm xưa ôn lại trận đánh lịch sử,  bắt sống 2 giặc lái, bắn cháy 1 máy bay trực thăng Mỹ tại Đồi Bù.
Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Cán bộ, phóng viên Báo Hoà Bình gặp gỡ, trao đổi với cán bộ Trạm kiểm lâm chôt 1.100, đơn vị được giao quản lý Đền thờ Bác.

Khởi sắc Liên Hòa

(HBĐT) - Đã khá lâu chúng tôi mới có dịp trở lại xã vùng sâu Liên Hòa (Lạc Thủy). Con đường liên xã 438 đi qua địa bàn được rải nhựa êm thuận; trường học, trạm y tế và trụ sở UBND xã được xây mới khang trang. Giờ tan học buổi chiều, cổng trường, các ngõ thôn rộn ràng hẳn lên bởi tiếng trẻ thơ tỏa về những ngôi nhà xây vững chãi thấp thoáng giữa vườn cây ăn quả xanh tươi. Một Liên Hòa nghèo khó, xa xôi ngày nào nay đã gần gũi và thay đổi.

Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam/dioxin

(HBĐT) - Gần 40 năm sau chiến tranh. Đã bước sang thế hệ thứ 3, nhưng vẫn còn đó nỗi đau dai dẳng về thể xác và tinh thần. Nỗi đau mang tên da cam/dioxin vẫn còn là nỗi ám ảnh của hàng nghìn người đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Sửng sốt, vấn nạn tảo hôn ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Người ta thường bảo tuổi 15 - 17 là cái tuổi vô lo, vô nghĩ, ăn chưa no, lo chưa tới, là thời kỳ trẻ mới lớn lên nên thể chất, tâm hồn còn non nớt lắm. Thế nhưng ở huyện Đà Bắc, trẻ vị thành niên phải làm vợ, làm mẹ lại là chuyện không hiếm. Trung tâm YTDP huyện Đà Bắc vừa thống kê một con số sửng sốt: 9 tháng năm 2012, toàn huyện có 75 trường hợp trẻ vị thành niên mang thai. Hiện còn 49 trẻ đang được theo dõi, quản lý thai nghén.

Hành trình đi về phía mặt trời

(HBĐT) - “Nghiện ma túy. Cuộc sống trước mắt tôi đã từng là vực thẳm. Nhiều khi đứng trước ngôi nhà mình, nhìn vợ và những đứa con vui đùa, tôi đã giật mình tự hỏi: Lẽ nào mình sẽ mất tất cả?”. Cái phút trải lòng rất thật ấy của người đàn ông ngồi trước mặt chúng tôi tại cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện (phường Tân Thịnh - TPHB) đã làm chúng tôi day dứt trên suốt chặng đường về.

Cổ vật hàng trăm năm tuổi ai còn... nhớ?

(HBĐT) - Giống như một sợi dây nối liền giữa quá khứ và hiện tại, mang trong mình dấu ấn của cả một giai đoạn lịch sử cũng là bằng chứng thể hiện uy quyền, giàu sang, phú quý bậc nhất của những quan lang, dòng tộc của đất Mường Động trong quá khứ. Dẫu vậy, hàng trăm cổ vật ở huyện Kim Bôi có niên đại hàng trăm năm tuổi với những giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng lớn hiện vẫn đang bị chất đống, lãng quên trong bụi bặm của thời gian.

Chuyện về những người đánh “giặc” lửa

(HBĐT) - Nếu không được nghe thượng tá Bùi Văn Ân, Phó phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn kể, chúng tôi không thể hình dung hết được những vất vả, hiểm nguy mà CBCS lực lượng PCCC phải đối mặt mỗi khi đứng trước “giặc” lửa. Cái khó khăn và nguy hiểm ấy đã được thượng tá ân chốt lại: chỗ nào khó khăn, nguy hiểm người ta chạy ra thì mình lại vào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục