Đồn điền Chi Nê những năm 1940 chụp từ trên máy bay (ảnh tư liệu).
(HBĐT) - Đồn điền Chi Nê được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nay thuộc địa bàn xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy). Đồn điền được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính chọn là một trong những cơ sở đầu tiên đặt Nhà máy in tiền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nơi đây đã lưu giữ những dấu ấn lịch sử đầu tiên trong những năm tháng đầy khó khăn của chính quyền cách mạng nói chung và của Bộ Tài chính nói riêng. Khu di tích này được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2007.
Đồn điền trù phú và nhà tư sản yêu nước
Ngược dòng quá khứ trở về vùng đất Lạc Thủy vào cuối thế kỷ XIX. Với địa hình đẹp, có đồi núi và nhiều thung lũng bằng phẳng, đất đai màu mỡ phù hợp trồng các loại cây công nghiệp như trẩu, chè, cà phê và chăn nuôi... nên vào những năm 1893-1899, Thực dân Pháp đã lập nhiều đồn điền ở Lạc Thủy để bóc lột nhân dân lao động. Chỉ trong vòng 6 năm (1893-1899), trên địa bàn Lạc Thủy đã có 8 nhà tư sản đến chiếm 11.445 ha đất lập đồn điền. Nằm ven dòng sông Bôi hiền hòa, thơ mộng, đồn điền cà phê Chi Nê của nhà tỉ phú người Pháp Enet Bô-ren rộng tới 7.331 ha, có chiều dài 13 km và rộng hơn 9 km với những cánh rừng cà phê, xoan, trẩu, chè bạt ngàn. Tại đây, Bô-ren đã cho xây dựng nhiều khu nhà kiên cố, khu chế biến cà phê, khu chuồng trại trâu, bò... Hơn 40 năm khai phá và xây dựng, đến năm 1943, Bô-ren bán lại đồn điền cho gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện là nhà tư sản Việt Nam yêu nước với giá 2.000 lượng vàng. Là một nhà tư sản yêu nước nên ông bà Đỗ Đình Thiện luôn tìm cách ủng hộ và giúp đỡ cách mạng khi có cơ hội. Vào những thời điểm khó khăn của cách mạng, gia đình ông được xem là nhà tài trợ đặc biệt về tài chính cho Đảng Cộng sản Việt
Trong những năm đầu độc lập, nước ta trong tình trạng khó khăn, ngân khố quốc gia gần như trống rỗng. Cùng với việc thành lập Quỹ Độc lập, phát động Tuần lễ vàng, Chính phủ đã quyết định thành lập Cơ quan ấn loát, tức Nhà máy in bạc thuộc Bộ Tài chính để phát hành tờ bạc Việt Nam độc lập. Khi việc phải khẩn trương in tiền trở nên gấp rút, một vấn đề nan giải đặt ra cho chính quyền cách mạng là sử dụng nhà máy in tiền như thế nào, ở đâu? Trong bối cảnh khó khăn đó, ông Đỗ Đình Thiện đã bỏ ra cả một gia tài khổng lồ để mua lại toàn bộ nhà in Taupin - một trong hai nhà in lớn và hiện đại nhất lúc đó nằm ở khu Cửa Nam (Hà Nội) của một ông chủ tư sản Pháp để hiến tặng cho cách mạng. Nhờ đó, ta có Nhà máy in tiền sản xuất ra những đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam độc lập phát hành vào đúng dịp Tết Bính Tuất năm 1946 và lưu hành trên toàn quốc.
Những đồng bạc cách mạng
Trước tình hình quân Tưởng và thực dân Pháp tìm mọi cách bao vây, cướp phá cơ sở vật chất của ta, để đảm bảo an toàn, bí mật phục vụ cho kháng chiến trường kỳ, tháng 3/1946, đồn điền Chi Nê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện đã được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin chọn làm nơi sơ tán Nhà máy in tiền. Vì lúc bấy giờ, đồn điền có vị trí chiến lược, có thể xuyên tuyến đường 21 vào Thanh Hóa hoặc ngược lên Tây Bắc. Về kinh tế, đồn điền lúc đó trù phú và dồi dào lương thực, thực phẩm. Có những thời điểm công nhân nhà máy lên đến hơn 100 người, Ban giám đốc nhà máy ở ngay trong đồn điền.
Trong buổi sơ khai của chính quyền cách mạng, nhà máy in tiền còn hết sức đơn giản. Máy móc chưa hiện đại nên cách thức in tiền cũng rất thô sơ: in lần lượt từng màu, số sê-ri, sau đó mới cắt. Mệnh giá lớn được in ốp-sét, mệnh giá nhỏ được in bằng máy sốp, ti pô. Các mệnh giá tiền được in bao gồm 100 đồng, 5 đồng, 2 đồng, 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào. Tại Nhà máy in tiền ở đồn điền Chi Nê đã ra đời đồng bạc mệnh giá lớn nhất lúc bấy giờ là 100 đồng Việt Nam, còn được gọi là tờ bạc con trâu xanh vì một mặt in ảnh Bác Hồ, mặt còn lại in hình con trâu màu xanh và hai người nông dân khỏe mạnh đang làm ruộng. Sau khi in, cắt, đóng, đếm xong, tiền được cho vào hòm gỗ chất lên xe bò hoặc xe ngựa chuyển vào kho cất giữ rồi mới tỏa đi ra Bắc vào
Đêm 20/2/1947, Bác Hồ trên đường đi công tác từ Thanh Hoá về đến đồn điền Chi Nê, Bác đã ngủ lại trong một căn hầm nhỏ trong khu biệt thự của gia đình ông Đỗ Đình Thiện. Sáng
Khu di tích lịch sử cách mạng hôm nay
Nhằm phục dựng lại hình ảnh của đồn điền Chi Nê gắn với sự kiện lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng thời, tôn vinh những đóng góp của gia đình ông Đỗ Đình Thiện, năm 2010, Nhà nước đã thành lập Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền, tiến hành đầu tư trùng tu, nâng cấp công trình.Tổng diện tích khu di tích rộng 15,5 ha với tổng mức đầu tư khoảng trên 270 tỷ đồng.
Khu di tích gồm 3 điểm di tích: ngôi nhà trung tâm của đồn điền xưa nơi 2 lần được đón Bác Hồ về làm việc và nghỉ lại; Nhà máy in tiền và kho để tiền. Cùng người hướng dẫn viên của Khu di tích, chúng tôi lần lượt đến thăm các điểm di tích. Ngôi nhà trung tâm của đồn điền xưa được xây dựng trên một địa thế đẹp, cao ráo và thoáng đãng. Trước đây là nhà mái bằng gồm 4 phòng: 1 phòng khách, 2 phòng ngủ và 1 phòng ăn, bên dưới là 2 lô nhà hầm, 1 bể chứa nước ngầm. Ngôi nhà đã được xây dựng lại trên nền cũ theo kiểu kiến trúc Pháp như ngày nay nhưng vẫn giữ nguyên phần nhà hầm và bức tường bị tàn phá, gian Bác nghỉ và làm việc như năm 1947. Ngôi nhà được chia làm 6 gian phòng, gian phòng thứ nhất là gian tưởng niệm thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn lại 5 gian phòng được trưng bày những hình ảnh giới thiệu về nền tài chính Việt Nam những năm đầu thành lập và hình ảnh giới thiệu về chủ nhân của đồn điền.
Căn nhà đặt máy in tiền tại đồn điền Chi Nê xưa, nay đã được trùng tu trong khu di tích lịch sử cách mạng Nhà máy tin tiền tại Cố Nghĩa (Lạc Thủy).
Đồn điền Chi Nê đã lưu giữ những dấu ấn lịch sử đầu tiên của nền Tài chính Việt
Hà Thu
(HBĐT) - Sau nhiều năm trở về nước, nhiều người lính tình nguyện Việt Nam năm xưa không thể quên được những tình cảm mà những người lính, người dân Lào đã dành cho mình. Nhiều người nay đã già chỉ muốn nghe một bài hát, ăn một nắm xôi, một ít “chẹo” để nhớ lại những năm tháng ở nước bạn.
(HBĐT) - “Trong 12 ngày đêm chống lại cuộc tập kích lớn nhất trong lịch sử chiến tranh bằng không quân của nước Mỹ, cho dù tương quan về sức mạnh quân sự nghiêng hẳn về phía Mỹ nhưng ta vẫn giành thắng lợi, bắn rơi 34 máy bay B52 và hàng chục máy bay các loại buộc Mỹ phải ký kết hiệp định Pari rút quân về nước và công nhận Việt Nam là một quốc gia. Chiến thắng đó đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và tầm vóc của dân tộc Việt Nam, mở đầu cuộc nói chuyện với cánh lính trẻ Đoàn H50, vị tướng Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Phiệt đã nhấn mạnh.
(HBĐT) - Không hẹn nhưng chúng tôi được Thượng tá Lưu Văn Đại, Chính ủy Đoàn H50 cho biết: “Nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, chúng tôi có mời Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Phiệt, người trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn tên lửa 52 chiến đấu bắn rơi 4 máy bay B52 trong 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội năm 1972”. Với chúng tôi và cả cánh lính trẻ Đoàn H50 đều coi đó là một dịp may hiếm có để được nghe, được sống lại không khí chiến đấu trong 12 ngày đêm của những con người quả cảm, kiên cường.
(HBĐT) - Trong hành trình khám phá miền cực Bắc- Hà Giang, sau khi chinh phục con đèo hùng vĩ được ví là “đệ nhất hùng quan” Mã Pì Lèng, lên cột cờ miền biên ải Lũng Cú, đoàn nhà báo chúng tôi đến dinh cơ vua Mèo, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn.