Sau 56 ngày đêm chiến đấu, ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. (ảnh: T.L)

Sau 56 ngày đêm chiến đấu, ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. (ảnh: T.L)

(HBĐT) - 59 năm đã trôi qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954) nhưng với những người lính bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ở thành phố Hòa Bình luôn tràn đầy cảm xúc khi nhớ lại những năm tháng đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất tự hào. Họ khắc ghi trong lòng để thêm yêu, thêm trân trọng những gì đang có và nỗ lực hết mình để tiếp tục đóng góp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

 

Ông Bùi Quang Thản, Trưởng ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Hòa Bình bồi hồi nhớ lại: Năm 16 tuổi tôi xung phong lên đường tòng quân, 7 năm sau, tôi được biên chế về Sư đoàn 312, còn gọi là Sư đoàn Chiến thắng, là một trong những sư đoàn bộ đội chủ lực cơ động đầu tiên của QĐND Việt Nam. Cái tên 312 được nhắc đến như một điểm sáng trong những ngày máu lửa, từng là nỗi kinh hoàng của thực dân Pháp. Bởi với ý chí quyết chiến - quyết thắng 312 luôn lập công xuất sắc trong tất cả các chiến dịch và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. chiến dịch Điện Biên Phủ với trận mở màn trận Him Lam ngày 13/3/1954 gắn Sư đoàn 312 của chúng tôi với hình ảnh người Tiểu đội trưởng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai và đặc biệt là hình ảnh những người lính Sư đoàn 312 cắm lá cờ lên nóc hầm và bắt sống tướng Đờ Cát cùng bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ngày 7/5/1954 để kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ.

 

     

CCB Điện Biên TP Hòa Bình tự hào ôn lại những năm thắng hào hùng đầy gian khổ hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

 

Cũng là lính bộ binh nhưng ông Lê Văn Gấm lại thuộc quân số của Sư đoàn 316. ông Gấm tâm sự: năm 1953, vừa tròn 18 tuổi, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ quốc, tôi tình nguyện đi thanh niên xung phong phục vụ chiến dịch Biện Biên Phủ. Chúng tôi đã 2 lần gánh gạo từ Thanh Hóa lên Tây Bắc. Mỗi người gánh khoảng 30 kg, hoàn toàn đi bộ. Cùng với dân công hỏa tuyến, lực lượng thanh niên xung phong đã không quản gian khổ, hy sinh ngày đêm làm hàng trăm km đường giao thông, băng mình dưới mưa bom, đạn nổ, vượt qua hàng trăm dặm đường đầy đèo cao, hố sâu, bằng phương tiện thô sơ, sức lực cơ bắp đã vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm đảm bảo cho bộ đội chiến đấu trên chiến trường. Đến 13/4/1954, tôi được tuyển chọn vào sư đoàn 316. Vừa hành quân chúng tôi vừa được huấn luyện bắn súng, cách đào công sự, sử dụng bộc phá. Sư đoàn 316 còn gọi là Sư đoàn Bông lau. Đây là một trong 6 sư đoàn bộ binh đầu tiên của QĐND Việt Nam. Trận chiến nổi tiếng nhất mà Sư đoàn 316 trong chiến dịch mà tôi được tham gia là đã đánh tiêu diệt cứ điểm đồi A1, cứ điểm khó đánh nhất trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

 

Cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ, quân đội ta mới tổ chức tác chiến hiệp đồng binh chủng. Cùng với các sư đoàn bộ binh, có công binh, pháo binh, pháo cao xạ. Là người lính Trung đoàn 367 pháo cao xạ 37 mm, ông Đinh Văn Hiển, nhớ lại: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, địch đã đánh giá sai khả năng pháo binh ta khi cho rằng quân đội ta không có xe cơ giới nên không thể mang phỏo lớn vào Điện Biên Phủ. Chúng không thể hình dung được bộ đội đã khôn khéo tháo rời các khẩu pháo rồi kéo pháoqua núi cao, đèo dốc hiểm trở vào trận địa. Trong mưa bom, bão đạn của địch, chúng tôi luôn giữ vững lời thề Ngẩng cao đầu, nhìn thẳng quân thù mà bắn, cúi đầu xuống là chết, là nô lệ. Thời gian đầu, phương châm tác chiến của chiến dịch là đánh nhanh, giải quyết nhanh. Đến tháng 1/1954, chuyển phương châm tác chiến sang đánh chắc, tiến chắc. Theo phương châm tác chiến mới, kéo pháo vào, kéo pháo ratrở thành “huyền thoại” và đi vào lịch sử của bộđội ta, bởimỗi khẩu pháo nặng 2,5 tấn được kéo bằng xe ô tô loại hai, ba cầu (xe GAZ 63 hoặc GMC), vậy mà bằng sức người, bộ đội ta đã di chuyển thành công và an toàn hàng trăm khẩu pháo. Tối ngày 13/3/1954, ta mở đầu chiến dịch, đánh vào Him Lam. Sáng 14/3/1954, lực lượng pháo cao xạ 37 mm của ta bắn rơi chiếc máy bay Mo-ral đầu tiên, chấm dứt sự độc quyền của không quân Pháp trên bầu trời Tổ quốc ta (kể từ ngày  19/12/1946). Với nhiều loại đạn khác nhau nên chúng tôi còn bắn được xe tăng và lô cốt kiên cố của địch, vì vậy, pháo binh chúng tôi luôn hiệp đồng tác chiến hiệu quả với các đơn vị bộ binh, đồng thời sát cánh cùng các binh chủng khác cho đến ngày chiến thắng.

 

Cũng là lính pháo binh thuộc Sư đoàn 351 nhưng ông Nguyễn Quốc ấn lại được giao nhiệm vụ khá đặc biệt, đó là công tác quân giới. ông ấn nhớ lại: Trước khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị chúng tôi được lệnh lên Tuyên Quang nhận vũ khí, đó là pháo 105 mm, vũ khí hạng nặng đầu tiên của quân đội ta. Để đảm bảo bí mật, những khẩu pháo lớn được đánh dấu từng bộ phận và tháo rời và bộ đội lên rừng chặt tre, nứa đóng bè và chở pháo theo đường sông về địa điểm tập kết an toàn tuyệt đối đã ghi dấu ấn lịch sử của Sư đoàn 351. Trong khi đang học quan trắc pháo 105, tôi được lệnh của Cục quân khí đi học về đạn pháo, sau đó được điều về ban  quân giới của chiến trường. Thời điểm đó, việc sử dụng đạn pháo 105 mm của ta phải hết sức tiết kiệm. Tôi vẫn nhớ mãi lời căn dặn của anh Nguyễn Đình Thuật, Trưởng ban quân giới: “Đây là lần đầu tiên quân đội ta được trang bị pháo 105 mm. Vì vậy, các đồng chí phải chú ý đáp ứng được yêu cầu của từng trận đánh trên chiến trường đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả cao. Theo đó, chúng tôi đã nhớ kỹ ký hiệu từng loại đạn như đạn xuyên để đánh hầm ngầm, đạn nổ sát thương để đánh bộ binh, đạn xuyên phá nổ để đánh lô cốt địch... Trong chiến dịch, pháo 105 mm của ta bắn đầu trúng đấy, đánh thắng ngay từ trận đầu. Bên cạnh đó, để bảo toàn lực lượng, chúng tôi còn lập trận địa nghi binh. Đó là dùng gỗ thui đen thành khẩu pháo giả, nghếch nòng lên, khi trận địa thật phát hỏa thì chiến sĩ phụ trách nghi binh từ trong công sự, ném bộc phá, tung lên không trung, để địch phản pháo  dồn vào đánh trận địa giả. Nhờ đó đã bảo vệ được những trọng pháo quý giá của mình. Đây là một nguyên nhân làm cho pháo binh Pháp dù có các thiết bị phản pháo hiện đại vẫn bị thất bại.

 

Chiến tranh đã lùi xa, những cựu chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa luôn tự hào được góp phần nhỏ bé của mình vào thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đưa lại sự kết thúc hết sức vẻ vang của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và mở đường đi tới thắng lợi thần kỳ Điện Biên Phủ trên không, chiến dịch Hồ Chí Minh, đại thắng mùa xuân 1975 và những thắng lợi của quân, dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

 

                                                              Đức Phượng

 

 

Các tin khác

Đoàn công tác tỉnh Hòa Bình thăm di tích lịch sử Củ Chi.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Đàm Thủy và nhân dân  địa phương phối hợp tuần tra biên giới.
Câu chuyện dân quân, du kích xã Mường Chiềng bắn cháy chiếc máy bay F4H ngày 30/4/1967 luôn được ông Xa Văn Chủng kể cho con cháu nghe.
Ba “người nhái” của “biệt đội nhái lòng hồ” hồi trẻ. Giờ họ đã đều đến tuổi “cấm” lặn sâu rồi.

Nhà tù Sơn La - Nơi rèn luyện ý chí cách mạng cho các thế hệ

(HBĐT) - Những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi cùng đoàn nhà báo trẻ tỉnh Phú Thọ rời thành phố Hòa Bình để ngược lên miền Tây Bắc thăm mảnh đất lịch sử Sơn La. Dù đã nhiều lần được đến Sơn La nhưng mỗi lần trong chúng tôi đều có một cung bậc tình cảm khác nhau. ấn tượng của chúng tôi không chỉ là những cung đường ngoằn nghèo như sợi chỉ mảnh nằm lưng chừng núi, màu trắng tinh khiết của hoa ban rừng mờ ảo trong sương; những dân tộc chất phác, mộc mạc, hiếu khách trong các bản làng giữa đại ngàn mà ở vùng đất này đang lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử, ghi dấu một thời cha ông đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Đường về Việt Bắc Bài 4: Điểm khởi đầu của 2 tuyến giao thông huyết mạch

(HBĐT) - Với vị trí địa lý là những tỉnh địa đầu Tổ quốc, do vậy, Cao Bằng và Lạng Sơn cũng là những điểm xuất phát, khởi đầu của những con đường huyết mạch đi suốt chiều dài đất nước.

Đường về Việt Bắc Bài 3: Chuyện ghi ở nơi biên cương đất mẹ

(HBĐT) - Ít nhiều cũng đôi ba lần chúng tôi có dịp được đến vùng biên với cảm giác hoang hoải buồn trên những cánh hoa sim tím biếc. Trong chuyến đi về Đồn biên phòng (BP) Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), trong thâm tâm chúng tôi vẫn nghĩ và nhớ về những chiều biên giới mênh mông buồn. Nhưng thực tế lại không như những gì mà chúng tôi vẫn tưởng tượng trên suốt chặng đường gần 100 km từ thành phố Cao Bằng về Trùng Khánh...

Pắc Bó - Nơi suối nguồn cách mạng

(HBĐT) - Trong ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Tày vùng đất Cao Bằng, hai từ “Pắc Bó” được hiểu là cội núi, nguồn sông. Nơi đây được ví như nơi đầu nguồn của những con suối mát lành nuôi dưỡng đất mẹ. Cũng ở chính nơi ngọn nguồn dòng nước mát lành, nơi rừng núi hoang vu rộn ràng tiếng chim, sau bao năm bôn ba xứ người, tháng 2/1941, khi về nước, Bác Hồ đã chọn Pắc Bó để khơi mở một dòng suối cách mạng...

Đường về Việt Bắc

(HBĐT) - Việt Bắc là danh từ chung chỉ 6 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn. Vùng đất này từng được coi là Thủ đô kháng chiến, là nơi trú đóng, hoạt động cách mạng của Bác Hồ và những chiến sỹ ưu tú trong thời kỳ trước cách mạng tháng 8/1945 và cũng là nơi Chính phủ Việt Minh lựa chọn làm căn cứ kháng chiến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 - 1954... Có một may mắn là trong những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp được về Việt Bắc thăm lại phong cảnh sơn thủy hữu tình nơi ngọn nguồn cách mạng...

“Mùa khát” ở đỉnh Thung

(HBĐT) - Trái ngược hẳn với màu xanh mướt mát của những ruộng lúa xuân ở cánh đồng Thung Củ, cách đó chỉ một con dốc, cả vùng Thung Rếch (Tú Sơn - Kim Bôi) lại hiện ra ngột ngạt, khô rang. Những chân ruộng ngô, mía vốn mỡ màng xanh tốt, giờ chỉ còn trơ lại đất, bạc phếch màu nắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục