Nơi bắt đầu con đường Hồ Chí Minh thời kỳ CNH-HĐH tại Khu di tích Pắc Bó (Cao Bằng).
(HBĐT) - Với vị trí địa lý là những tỉnh địa đầu Tổ quốc, do vậy, Cao Bằng và Lạng Sơn cũng là những điểm xuất phát, khởi đầu của những con đường huyết mạch đi suốt chiều dài đất nước.
Pắc Bó - Điểm khởi đầu con đường Hồ Chí Minh thời kỳ CNH
Ngót nghét 55 năm trước, một con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh đã được khai mở. Con đường hiên ngang băng mình trên dãy Trường Sơn hùng vĩ nuôi dưỡng chiến trường. Nó giống như một sợi chỉ đỏ bền bỉ, xuyên suốt qua những năm tháng bom đạn chi viện cho chiến trường miền Nam, chi viện hiệu quả cho cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất non sông. Hoàn thành sứ mệnh lịch sử, hơn 30 năm sau, con đường tiếp tục được khai mở cho một tầm vóc lịch sử lớn lao: một tuyến đường Hồ Chí Minh trong hòa bình, tuyến đường Hồ Chí Minh thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Được xem là tuyến giao thông huyết mạch thứ 2 của đất nước, tuyến đường Hồ Chí Minh thời kỳ CNH - HĐH bắt đầu từ Khu di tích lịch sử Pắc Bó (Cao Bằng), nơi Bác Hồ đã đặt chân về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm bôn ba tìm đường cứ nước kéo dài đến điểm tận cùng phía Nam của đất nước ở đất mũi Cà Mau. Con đường có tổng chiều dài 3.167 km, trong đó tuyến chính dài 2.667 km, tuyến nhánh phía tây dài 500 km.
Trong chuyến đi này, chúng tôi được đồng chí Sầm Việt An, Tổng Biên tập Báo Cao Bằng lưu ý: đến Pắc Bó không chỉ là về nơi cội nguồn cách mạng Việt Nam mà đến đây còn là dịp để về với km số 0 của con đường mang tên Bác thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Cũng không phải tìm đâu xa, ngay bên Khu đền thờ Bác và Khu trưng bày di tích lịch sử Pắc Bó vẫn có một thông báo: điểm khởi đầu dự án đường Hồ Chí Minh. Từ đây, con đường mới với vạch sơn vàng chia làn xe đặc trưng nối về xuôi. Theo đồng chí Sầm Việt An, từ điểm đầu Pắc Bó, con đường sẽ băng rừng, vượt sông qua Bắc Kạn về đến Phú Thọ rồi sang đất thủ đô, cắt ngang Đại lộ Thăng Long, qua Xuân Mai đến Hòa Bình rồi từ đây con đường theo sườn tây đất nước, theo dãy núi Trường Sơn vào các tỉnh phía Nam. Con đường có quy mô từ 2 - 8 làn xe, tùy thuộc vào từng khu vực địa hình. Từ khi con đường Hồ Chí Minh thời kỳ CNH - HĐH được khai mở cho đến nay, nó đã khẳng định được vị thế là một tuyến giao thông huyết mạch của đất nước. Đường mở tới đâu, làng mạc, nhà máy, giao thông phát triển đến đấy. Đường mở đến đâu, cuộc sống người dân, đặc biệt là ở vùng phía tây đất nước vốn nghèo đói đều có sự chuyển mình mạnh mẽ. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, việc thông thương bên ngoài trở nên thuận lợi. Tuyến đường đã bổ sung sự thiếu hụt và góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống giao thông phục vụ phát triển KT-XH ở những nơi nó đi qua. Từ Pắc Bó, con đường huyết mạch thứ 2 của đất nước đã và đang mang lại sự chuyển mình mạnh mẽ để những vùng đất như Hà Quảng (Cao Bằng) hay những miền còn gian khó của Bắc Kạn, Phú Thọ, Hòa Bình và các tỉnh phía Nam, nơi con đường vươn tới có sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện.
Hữu Nghị quan - điểm khởi đầu con đường kinh lý Bắc -
Đã từng đến điểm cuối cùng của tuyến đường quốc lộ 1A tại thị trấn Năm Căn (Năm Căn - Cà Mau) nên cái máu theo chủ nghĩa xê dịch nhiều lần cứ thôi thúc phải đến được cửa Hữu Nghị quan, điểm đầu Km số 0 của tuyến đường quốc lộ 1 - điểm khởi đầu của con đường kinh lý Bắc - Nam; khởi đầu của mạch máu giao thông quốc gia. Quốc lộ 1A khởi đầu từ km số 0 ở cửa khẩu Hữu Nghị (huyện Cao Lộc - Lạng Sơn), đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu của đất nước đi qua 31 tỉnh, nối liền 4 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Tuyến đường có tổng chiều dài 2.301 km. Đây là tuyến đường kinh lý Bắc - Nam nên nó cũng được hình thành từ khá sớm. Theo một số sử liệu còn ghi lại, con đường kinh lý này được hình thành từ thời đất nước còn bị chia cắt thành đàng trong và đàng ngoài. Tuy vậy, phải đến thời nhà Nguyễn sau khi thống nhất đất nước mới tu bổ và hoàn thiện con đường cái quan từ Bắc vào
Trở lại điểm cột mốc km số 0, vì là điểm đầu của tuyến đường quốc lộ 1A, nối tuyến đường bộ giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, đây là nơi diễn ra hoạt động bang giao cũng như những biến cố thăng trầm của lịch sử. Trong đó, rõ nhất là trong hầu hết các cuộc xâm lược trong lịch sử thời phong kiến, giặc từ phương Bắc thường chọn đây là một mũi tiến quân chính. Cũng chính nơi này, cổng tam quan còn đó đầy uy nghi đã nhiều lần chứng kiến những kẻ tàn quân, bại trận của phong kiến phương Bắc hoảng sợ giẫm đạp lên nhau chạy về nước trong thất bại nhục nhã; còn đó ải Chi Lăng, Quỷ Môn quan là nơi quân - dân nước Việt thời Hậu Lê đã băm vằm tên ngạo tướng Liễu Thăng đến nỗi không còn ai nhận rõ hình hài. Đến giờ, km số 0 vẫn còn đó, cùng với cột mốc biên giới 1116 đã khẳng định chủ quyền biên giới quốc gia của một dân tộc luôn đặt 2 chữ hòa hiếu lên hàng đầu. Nhưng dân tộc ấy cũng luôn biết đứng lên, sẵn sàng hy sinh xương máu để gìn giữ, bảo vệ chủ quyền từng thước đất cha ông để lại trước những kẻ còn dã tâm xâm lấn biên cương đất mẹ dù trên bộ hay trên biển.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Vượt gần 80 km đường đèo dốc quanh co, chúng tôi đến được Mường Tuổng, xã cao, xa nhất của huyện Đà Bắc đã hơn 12 giờ trưa. Trong cái nắng hanh vàng, đập vào mắt chỉ là những sườn đồi trơ sỏi đá, thảng hoặc một vài “đốm đỏ” của những cây gạo mùa trổ bông nổi bật giữa một màu nâu đất ngút ngàn. Lý giải cho cảnh tượng ấy, đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã Đinh Công Cứu thở dài: “thiếu nước nên cả năm chỉ trông vào nương rẫy để làm ngô thôi”.
(HBĐT) - Đường vào Lạc Sỹ (Yên Thủy) hôm nay không còn heo hút nữa. Chỉ mất chừng nửa tiếng đồng hồ, đi trên con đường thảm bê tông nhựa, qua những cánh đồng lúa, ngô, rau đậu, vượt những sườn dốc quanh co trong màu xanh của rừng nguyên liệu là tới trung tâm xã. Chốc chốc lại bắt gặp những chiếc xe tải chở đầy nông sản, nguyên liệu rừng ngược đường. Trẻ em từng tốp tung tăng tới trường. Nông dân miệt mài vun xới. Vùng đất nghèo Lạc Sỹ đang cựa mình thức giấc.
(HBĐT) - Sau Tết Quý Tỵ, chúng tôi có dịp trở lại Tự Do. Đường lên trung tâm cụm xã của 3 xã vùng cao huyện Lạc Sơn gồm Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do, tuy còn nhiều đoạn cua gấp nhưng đi lại khá thuận tiện vì mặt đường đã được thảm nhựa và cứng hóa bằng bê tông khá phẳng phiu. Từ Ngọc Lâu xuống Tự Do, mặc dù chưa đầy 10 km nhưng với bất cứ ai phải vượt qua chặng đường này cũng là một thử thách lớn, nhất là vào những ngày trời mưa, khiến mặt đường luôn trong tình trạng lầy lội, trơn trượt.
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm huyện lỵ 72 km, Suối Nánh là xã lòng hồ của huyện vùng cao Đà Bắc. Khi công trình thủy điện Hòa Bình được xây dựng, nhiều nóc nhà cùng những “bờ xôi ruộng mật” của đồng bào Mường, Dao nơi đấy đã chìm sâu dưới hàng trăm mét nước và cuộc mưu sinh trên những “sườn dốc sống trâu” cũng bắt đầu từ đấy. Trở lại Suối Nánh trong những ngày đầu năm, dường như cuộc sống của người dân nơi đây đang dần đổi thay khi đường tỉnh lộ 433, khu chợ cụm Tuổng - Nghê - Nánh cùng trạm y tế, trường học đã được xây mới khang trang, chúng tôi có cảm giác Suối Nánh không còn xa.
(HBĐT) - Tháng 9/2012, tôi có dịp được tham gia đoàn công tác của Hội Nhà báo Việt Nam sang thăm và làm việc tại Thái Lan - xứ sở Chùa Vàng. Đoàn gồm 10 thành viên là lãnh đạo Hội Nhà báo các địa phương và Văn phòng T.ư Hội Nhà báo do nhà báo Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam làm trưởng đoàn. Chương trình thăm và làm việc hướng tới kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao báo chí giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Liên đoàn Báo chí Thái Lan (1993-2013).
(HBĐT) - Vượt qua những cung đường “đệ nhất hùng quan” Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc gian nan trong mây mù, giá lạnh, từ thị trấn Đồng Văn, tạm biệt những địa danh hiểm trở và thơ mộng, đoàn nhà báo chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình lên cột cờ Lũng Cú của tỉnh Hà Giang, điểm xa nhất vùng cực bắc Tổ quốc. Trong ý thức mỗi người đều hồi hộp khi được tận mắt chứng kiến lá cờ tung bay trong trời đất vùng biên ải, biểu tượng của chủ quyền quốc gia.