(HBĐT) - Mấy bữa nay, anh Th. bấn lên vì chuyện làm mừng thọ cho bố đẻ. Mừng quá, cụ 80 tuổi rồi mà vẫn tinh anh lắm, vẫn đọc báo, tập dưỡng sinh. Buổi chiều, cụ vẫn 2 vòng đi bộ quanh vườn nghe chim chóc véo von. Bạn già đến chơi có thể đàm đạo chuyện nước nhà, chuyện thế giới… Cũng mừng các con đều ổn ở mọi khía cạnh…

Như anh Th. đây là con trưởng, dù không phải doanh nhân nhưng cũng liên quan đến "thương trường”, "lợi nhuận” xung quanh các đặc sản địa phương. Nhà có của ăn, của để và anh cũng có mối quan hệ khá rộng trong và ngoài xã. Hôm đầu tuần, anh bàn với vợ:

- Mình đi ăn mừng thọ người ta mòn bát đũa rồi nên tôi định là…

- Việc này anh quyết thôi, vả lại phải bàn với cô út nữa chứ

- Sao phải bàn… Nó là gái đi lấy chồng… "xuất giá tòng phu” - anh chồng quả quyết.

- Anh ơi, bố là bố chung, anh cứ bàn cho cô thoải mái - Chị vợ tiếp tục nêu ý kiến.

Tối đó, anh hì hục mở máy tính lên kế hoạch cho ngày mừng thọ. Loa đài, karaoke, phông bạt thì đương nhiên. "Em-mờ xi” thì nhà "trồng” được. Thực đơn cũng phải tính thêm. Phải có món lạ thì mới ngon, mới độc. Còn việc khách mời… ngoài bạn làm ăn, làng xóm còn phải thông gia, bạn học phổ thông, bạn của con… Hôm sau, cô em út đến, vừa xấp ngửa dựng xe, anh Th đã một tràng:

- Tôi là "khoán” cho cô 10 mâm đấy. Còn tôi "gánh” 30 mâm… Cứ thế mà làm… Đời bố vất vả vì anh em mình rồi, giờ để cụ an hưởng niềm vui, viên mãn…

- ôi sao mở rộng lắm thế anh. Mừng thọ mà làm như thế nghe phô trương quá… Sợ người ta dị nghị là thích nổi…

- Cô đúng là… Nhà mình kém gì nhà chú H. cô M. ở làng. Bố họ mới 70, 75 tuổi thôi mà biện hẳn 30 mâm. Loa đài hát hò hết 1 ngày… Tôi là… tôi khiêm tốn đấy, không thì 50 mâm. Biết bố mình sống bao năm mà "chắc lép”. Cứ làm hoành tráng cho cụ vui, rồi anh em mình còn phải mở mày, mở mặt với xóm làng, anh em…  
- Anh xem kia kìa… Đấy, làm to ăn uống mấy ngày, sau đấy con cháu lại ầm ĩ chuyện đóng góp, tiền mừng. Mùa đông mà chẳng biết mua cho bố mẹ đồ ấm để mặc. Ho suốt đấy… Quan trọng là tấm lòng con cháu - Cô em út phân vân.

- Kệ họ… chuyện nhà mình khác hẳn… hay vợ chồng cô sợ tốn kém. Nếu thế thì để mình tôi lo. Cô là "khách mời”… -Anh Th. có vẻ như dỗi dằn.

Cô em thấy thế định lảng vội ra vườn. Cũng lúc đấy ông cụ bước vào, phẩy tay:

- Nào 2 anh em vào đây, bố có chuyện. Cả mẹ thằng Tý nữa…

- Mọi việc con quyết rồi mà bố không phải bận tâm. Bố cứ thoải mái nghỉ ngơi cho chúng con nhờ - Anh con cướp lời.

- Đành rằng là thế nhưng bố có ý kiến thế này, các con phải nghe: làm mừng thọ cho bố thì được, bố đồng ý nhưng ồn ào, lãng phí, mở rộng là không được. Các con chỉ nên mời ít chòm xóm rồi con cháu về dự là được. Rồi cả nhà hân hoan chụp vài bức ảnh làm kỷ niệm là ý nghĩa rồi. Bố vui, bố khỏe mấy năm nay là do cuộc sống các con ổn định, làm ăn tốt, vợ chồng thuận hòa, không "tiếng chì, tiếng bấc” gì, các cháu chăm ngoan, học giỏi. Như cu Tý năm nay đoạt giải cấp tỉnh là bố vui nhất… Các con biết quan tâm, chăm lo cho bố là "cái gậy” cho bố lúc tuổi già. Đấy là quý nhất. Cho nên, bố chỉ muốn việc đó nên đơn giản và ý nghĩa thôi…

Anh Th. lúng búng: Vâng nhưng con lên kế hoạch rồi…

- Lên kế hoạch và xem lại kế hoạch là chuyện đương nhiên… Thế nhé, các con.

Anh Th. thần người. Bao dự định dịp này để gặp gỡ, giao lưu thế là hỏng, mà hôm nọ đã nói xa, nói gần với các "chiến hữu” rồi giờ nói thế nào để họ thông cảm. Làm gọn như thế không biết có "mất mặt” với mọi người không?

Bùi Huy

 

 


Các tin khác


Những khúc ca còn mãi

(HBĐT) - Mùa xuân… khơi gợi, tạo niềm vui, cảm hứng cho con người bởi những hạt mưa bụi nhè nhẹ phủ lên những cây đào, cây mận đang nở hoa góc vườn. Chút se lạnh trong nắng sớm khi bắt gặp chồi non của hàng cây bên con đường ngày ngày đi qua. Không khí chộn rộn, tất bật của các gia đình trước mỗi dịp Tết đến, xuân về. Và còn nữa là những khúc ca xuân gắn với những mùa xuân tuổi trẻ, mùa xuân kỷ niệm mà không ai không từng một lần xao động, trân trọng…

Hú vía..., giải thưởng trên mạng...

(HBĐT) - Vừa đi làm về, đang lúi húi nấu cơm trong bếp, chị H. giật nảy người vì tiếng chuông gọi cửa. Ai thế? Tiếng chuông gắt nên có thể đoán người bấm đang có việc gấp, vội. ôi giời, cô Mẩy. Em họ của bố. Có việc gì mà cô có vẻ bồn chồn, mắt lại có điều gì đó lấp lánh vui và hy vọng…

Hàng xóm...

(HBĐT) - Nhìn bộ mặt bác X. vào nhà đã thấy có chuyện. Mắt ngầu đỏ, bác thốt lên: - Không thể chịu nổi… cái thái độ... - Cái gì thế, bác gái đuổi ra khỏi nhà à? - Biết là bác đang bực, ông Nhân vẫn cố trêu để xoa dịu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục