Tháng tư về, tôi buông bỏ hết những dặm dài tiếc nuối, thu lại lòng mình với những ngày tháng tuổi thơ hồn hậu bên xóm nhỏ yên bình nằm nép mình sau rặng tre già kẽo kẹt. Dưới bóng mát của lũy tre già, tôi và lũ bạn đã gửi bao ước mơ của mình trên nền trên xanh biêng biếc, tô vẽ nên những ngày tháng tuổi thơ hồn nhiên và đầy ngây dại. Con cào cào lá tre ngày nào cũng câu nói còn dang dở của cậu bạn ngày nào cũng đã trôi về miền xa ngái. Chỉ còn lại những kỷ niệm trôi cùng với thời gian đắp đổi lên mình những chiều nhớ nhung. Cho những phút yếu lòng, tôi lại tìm về an yên một cõi…
Tháng tư về khi đám trẻ ngày xưa đã rời quê lên phố. Tôi đành giữ lại bên lòng mình những dấu yêu mà ở nơi đó nỗi nhớ được cất lên thành tiếng, thành kỷ niệm bên lòng vỗ về năm tháng. Ngang qua cánh đồng, cỏ dại bên đường luôn biết khiêm nhường và dâng hiến. Có những loài hoa mãi mãi vẫn cứ âm thầm cùng xóm nghèo heo hút, nương theo những đám cây thấp lè tè mà vắt kiệt mình để nở hoa. Nhìn đám trẻ quê chạy trên cánh đồng quê ngày ấy, khóe mắt lại cay cay, tôi ngỡ mình gặp lại tuổi thơ mình trong những bước chân của các em. Giá có thể tôi được một lần bé lại, được cùng đôi chân trần chạy khắp chốn quê hương. Ngọn khói đốt đồng vẫn mải miết tìm nhau, riêng chỉ tôi thấy mình lẻ loi đứng trên triền đê nhìn về phía chiều quá vãng.
Mái tranh quê suốt bốn mùa khó nhọc vẫn lặng lẽ đứng bên đời, vẫn cùng tôi qua chớp bể mưa nguồn, vẫn bao dung trước những lần tôi trở về. Bên hiên nhà, dáng mẹ vẫn lầm lũi khâu lại những vết thời gian bôi xóa, cha nằm đọc truyện Lục Vân Tiên bằng giọng đọc của những ngày xưa tôi bé dại. Tôi lặng im nghe từng âm thanh quen thuộc để quên đi một thời tôi chỉ biết bám víu mỗi tình yêu. Vòng tay ôm mẹ từ phía sau, áp mặt mình vào vai mẹ, tôi muốn ngủ vùi trên đôi vai ấy, hít thật sâu mùi hương thân thuộc, tưởng như mình đâu đã bỏ tất cả để rời đi. Xổ tóc mẹ ra giữa chiều chênh vênh nắng, từng sợi tóc bạc cứ chen nhau bay bay trong gió trắng cả một góc trời… Tôi bao lần khóc ngất khi mình tóc mẹ là bấy nhiều lần mẹ mỉm cười an nhiên nhìn đứa con gái khờ vẫn mãi còn bé dại. ánh mắt ấy đã theo tôi suốt những tháng ngày buông bỏ làng quê…
Tháng tư về trong dọc ngang chờ đợi. Bến sông quê lững lờ con nước, từng giề lục bình trôi chở mùa thiên di đi mất. Tôi đứng bên này sông trông về nơi xa vắng với những bóng người chìm khuất sau dấu chân mình. Mỗi chuyến đò cập bến, tôi như buộc thêm một nỗi buồn vào lòng mình. Những cánh cò trắng cõng những tia nắng còn sót lại qua sông và mang theo ánh nhìn của người ở lại. Bến sông buồn hiu hắt. Chạng vạng những dáng người đã thành dĩ vãng.
Câu hát ru con phía nhà ai nghe buồn đến lạ. Người lái đò đã dừng lại rất lâu nơi bến sông quê chỉ để lặng nhìn một người ôm nỗi nhớ bao năm mà chưa chịu thả vào sông. Nắng tháng tư vẫn cứ nồng nàn, có một người vừa bước lên chuyến đò cuối ngày về lại với quê…
Huỳnh Thị Kim Cương
(Bưu điện Văn hóa xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang)
(HBĐT) - Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, đẹp như hương thầm của cô gái mới lớn, nhẹ nhàng và quyến rũ. Mùa xuân, tiết trời trong lành, mát mẻ nhưng sáng sớm hay đêm về vẫn cảm nhận được cái se lạnh mơn man. Nơi thôn quê - những "khu phố” của làng quê ta thường tìm được cảnh yên ả, thanh bình mỗi sáng mai thức dậy. Sương xuân dịu dàng đọng lại nơi cỏ cây, hoa lá, trên ngọn lúa xanh mướt đang bén rễ vươn mình đón ánh bình minh. Và đâu đó, những người con xa quê thường nhớ nhung, lưu luyến và trở về mỗi khi có dịp để được thả hồn với "bờ ao, giếng nước, sân đình”, tìm về với tuổi thơ và sự bình yên nơi tâm hồn.
Nhà tôi ở khu tập thể được cơ quan phân cho từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ngày đó, cách đây ngót nghét gần 30 năm, 2 dãy nhà tập thể cấp 4 quay mặt vào nhau. Trước mặt là khoảng sân rộng chừng 5 m, nhà nào tổ chức cưới hỏi hoặc có việc gì thật thuận tiện vì không phải thuê mượn địa điểm mà tình làng, nghĩa xóm lại trở nên khăng khíthơn. Trẻ con thời đó tha hồ vui đùa, chơi những trò chơi dân gian chúng thích dưới khoảng sân rộng của khu tập thể. Những gia đình sinh sống ở đây đều công tác cùng cơ quan. Nhớ lại những ký ức đã qua mà lòng thấy xao xuyến.
(HBĐT) - Nhìn bộ mặt bác X. vào nhà đã thấy có chuyện. Mắt ngầu đỏ, bác thốt lên: - Không thể chịu nổi… cái thái độ... - Cái gì thế, bác gái đuổi ra khỏi nhà à? - Biết là bác đang bực, ông Nhân vẫn cố trêu để xoa dịu.