Người Mường xã tự Do (Lạc Sơn) ngày nay luôn giữ được những nét đẹp truyền thống (ứng xử, trang phục, tiếng nói, nghề truyền thống…).
HBĐT) - Thời kỳ Bắc thuộc, Hòa Bình nằm trong quận Vũ Bình (thời thuộc Ngô và Tần); huyện Tây Vu (thời thuộc Tây Hán); huyện Long Bình và huyện Gia Ninh (thời thuộc Tùy). Đến thế kỷ X, nước ta giành được độc lập, Hòa Bình thuộc quận Phong Châu (hay còn gọi là Thượng Oai) … Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập chống lại ách đô hộ phương Bắc, nhân dân Hòa Bình đã tham gia bằng tinh thần yêu nước cao nhất. Như trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhân dân Hòa Bình cũng đã đóng góp công sức, của cải vào thắng lợi to lớn của nghĩa quân.
Cuốn Việt sử thông giám cương mục (NXB Giáo dục năm 1998) còn chép Quân Bà đi đến đâu như gió lướt đến đấy. Các dân tộc Man, Lý ở Cửu Chân, Nhật
Tóm lại, người Việt (Kinh) và người Mường có chung một nguồn gốc. Nhưng cũng trong giai đoạn này, đã có sự phân hóa Việt - Mường. Sự phát triển của văn hóa Hòa Bình, sự di chuyển của cư dân từ vùng núi đồi xuống trung du rồi xuống đồng bằng, sự thay đổi về môi trường sống dẫn đến thay đổi về phong tục tập quán, thay đổi về cách thức sinh hoạt và thay đổi về nhân chủng Một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa Việt - Mường là chế độ đô hộ của phong kiến phương Bắc. Trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, nền đô hộ của nhà Triệu cũng như nhà Đông Hán, nhà Ngô, nhà Tần, nhà Tùy, nhà Đường bao trùm lên toàn bộ nước taNgười Việt ở vùng đồng bằng trong khi bắt buộc phải sống chung với phong kiến ngoại bang đã có điều kiện tiếp xúc với văn hóa nước ngoài như văn hóa Trung Hoa, ấn ĐộHoàn cảnh đó làm cho người Việt ở vùng đồng bằng và người Việt ở vùng miền núi dần phát sinh những yếu tố khác nhau về đời sống tinh thần và vật chất. Tình hình này kéo dài hơn 1000 năm và làm cho người Việt phân hóa thành 2 dân tộc: dân tộc Việt (Kinh) có chịu ảnh hưởng một phần của văn hóa nước ngoài, dân tộc Mường do cư trú lâu đời ở miền rừng núi nên vẫn bảo lưu được những nét đặc biệt của văn hóa Lạc Việt. Suốt thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên, dưới chính sách đồng hóa của ngoại bang, một bộ phận cư dân Việt - Mường ở vùng Kinh Bắc và đồng bằng (vùng kẻ chợ) đã có những thay đổi; những bộ phận còn lại nằm vùng ngoại vi ít biến đổi hơn. Tiếng Việt - Mường chia thành 2 phương ngữ lớn: tiếng Kẻ Chợ và tiếng miền ngược. Tiếng Kẻ Chợ tiếp nhận yếu tố tiếng Hán dần dần tách thành tiếng Việt và tiếng miền ngược thành tiếng Mường. Sự phân hóa Việt - Mường là cả một quá trình lâu dài
Đến thế kỷ thứ X, người Việt giành lại độc lập, cùng với các dân tộc anh em xây dựng lại nước Đại Việt. Từ đó, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ phổ thông của Đại Việt và mở rộng phạm vi sử dụng. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước độc lập, người Việt một mặt mượn chữ Hán làm quốc tự đã xây dựng chữ Nôm, mặt khác mượn các yếu tố tiếng Hán vào tiếng Việt (nay gọi là từ Hán -Việt). Trong khi đó, người Mường trở thành một dân tộc thiểu số. Do tiếng Việt thành tiếng phổ thông nên người Mường nói tiếng Việt ở những mức độ khác nhau. Rõ ràng, sự phân hóa Việt -Mường là cả một quá trình lâu dài. Hơn ngàn năm Bắc thuộc là thời gian phân hóa liên tục của người Việt cổ. Nhưng mức độ phân hóa không phải lúc nào cũng giống nhau.
Sau khi phân hóa thành 2 dân tộc (Việt và Mường), người Việt và người Mường vẫn biết họ cùng chung một nguồn gốc: thời viễn cổ xa xăm, tổ tiên của họ là người Lạc Việt. (Còn nữa)
Bùi Văn (TH)
Bài 8: Đôi nét về xã hội cổ truyền của người Mường Hòa Bình thời phong kiến
(HBĐT) - Nền “Văn hóa Hòa Bình” là tên gọi nền văn hóa thời kỳ tiền sử - nền văn hóa đặc trưng cho các nước Đông Nam á lục địa và phía nam Trung Quốc, trong đó, tỉnh Hòa Bình là địa điểm đầu tiên được phát hiện.Từ việc khai quật các địa điểm di tích hang động tại vùng đá vôi Hòa Bình, năm 1927, nhà khảo cổ người Pháp Madelene Colani đã đề xuất khái niệm “Văn hóa Hòa Bình”.
(HBĐT) - Thực trạng kiểm kê cho thấy, người Mường có tới 36 lễ hội lớn và nhiều lễ hội nhỏ. Trong đó có 24 lễ hội đã sử dụng âm nhạc chiêng, vì vậy đã tạo nên một không gian văn hoá chiêng độc đáo. Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà hầu hết các lễ hội dân gian truyền thống dần mai một, đến nay không còn được tổ chức. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu trước đây, vào đầu những năm 90, thế kỷ XX, ở huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, nhân dân còn giữ được trên 4.000 chiếc chiêng Hơ và chiêng Nay (chiêng Xưa và chiêng Nay). Vì hoàn cảnh túng thiếu, khó khăn (trong những năm 1976 - 1990), rất nhiều gia đình đã phải bán những chiếc chiêng cổ quý giá. Từ sau năm 1990 đến nay, kho tàng chiêng quý của người Mường đã mất mát, “chảy máu” nhiều hơn nữa. Số chiêng bị bán đi nhiều nhất lại là chiêng Hơ - những chiếc chiêng quý giá nhất, có giá trị cao về âm nhạc và kinh tế.
(HBĐT) - Hòa Bình thời tiền sử. Thành tựu khảo cổ chứng minh rằng: Hòa Bình có nền văn hóa bắt nguồn từ nền văn hóa Sơn Vi (là một nền văn hóa ở Việt Nam vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, được lấy tên từ địa danh một xã của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Bước chuyển biến từ văn hóa Sơn Vi sang văn hóa Hòa Bình được xem là sự chuyển biến từ thời đại đá cũ sang thời đại đá mới... Cuộc cách mạng đá mới là một trong những bước tiến hóa của con người gắn liền với thay đổi về môi trường sống của mỗi khu vực. Từ đó, tạo nên những nền văn hóa với đặc trưng riêng khác nhau.
(HBĐT) - Theo quan niệm của người Mường, không gian văn hóa chiêng là giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Hàng nghìn dàn chiêng, hàng chục nghìn chiếc chiêng quý giá, hàng chục bản nhạc chiêng đặc sắc, phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm, ước mơ về một cuộc sống yên bình, no đủ, hạnh phúc và những phương thức trình tấu, trình diễn hay đã song hành nâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm suốt vòng đời mỗi người, của cộng đồng làng xóm và suốt quá trình hình thành, phát triển của dân tộc.
(HBĐT)- Hòa Bình là một trong các tỉnh phía Bắc có nhiều dân tộc sinh sống. Theo số liệu tổng điều tra dân số tháng 4/1999, trên địa bàn tỉnh có 15 dân tộc sinh sống. Trong đó, đông nhất là các dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông...
(HBĐT) - Tỉnh miền núi Hòa Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi. Tỉnh có diện tích tự nhiên 4.596,4 km2; phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam và Tây - Nam giáp các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa. Tỉnh được thành lập từ ngày 22/6/1886. Từ năm 1896, địa giới của tỉnh cơ bản đã ổn định. Sau năm 1954, các châu được chuyển thành đơn vị hành chính cấp huyện. Sau năm 1976, hai tỉnh Hòa Bình, Hà Tây sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991, tỉnh được tái lập.