Nhờ Đảng, Bác Hồ, ngày nay, con em các dân tộc Mường, Kinh, Tày, Thai...đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; được học tập, rèn luyện trong các trường học có chất lượng. ảnh: Học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh trong một buổi học.

Nhờ Đảng, Bác Hồ, ngày nay, con em các dân tộc Mường, Kinh, Tày, Thai...đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; được học tập, rèn luyện trong các trường học có chất lượng. ảnh: Học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh trong một buổi học.

(HBĐT) - Trải qua các triều đại từ Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê -Trịnh cho đến đầu Nguyễn (Gia Long), mặc dù có sự thay đổi địa danh hành chính của vùng đất Hòa Bình, đi liền theo đó là những thay đổi của những chức quan hành chính nhưng ở cấp cơ sở các mường (vùng) và các sách, động của người Mường, Thái và một số dân tộc thiểu số khác cư trú thuộc Hòa Bình vẫn duy trì chế độ xã hội cổ truyền riêng biệt. Các tù trưởng (thổ tù) họ Xa, họ Hà vẫn nối đời làm tạo cai quản châu Đà Bắc, Mai Châu. ở các vùng Mường Bi, Vang, Thàng, Động, các tù trưởng kế tiếp duy trì chế độ nhà lang cai quản trong vùng; làm nghĩa vụ của các thổ tù đối với Nhà nước phong kiếnThiết chế xã hội cổ truyền của người Mường, người Thái (cư dân sinh sống lâu đời nhất tại Hòa Bình) có thể được coi là thiết chế xã hội cổ truyền điển hình trên vùng đất này

 

Tổ chức xã hội Mường cổ truyền từng tồn tại nhiều tên gọi khác nhau, nhưng cách gọi chế độ nhà lang của cố phó giáo sư Từ Chi vừa lột tả xác thực, vừa bao quát tổ chức xã hội Mường truyền thống trước khi thực dân Pháp áp đặt ách thống trị lên vùng Mường Hòa Bình. Chế độ nhà lang có khởi nguồn sâu xa từ trong lịch sử xã hội dân tộc Mường cổ ở Hòa Bình.

   

Trong tổ chức xã hội Mường cổ - nhà lang trước kia tư phân thành 2 tầng lớp, không chuyển hóa lẫn nhau về mặt con người bao gồm, đẳng cấp thống trị nhà lang: tập hợp thành những tông tộc phụ hệ. Mỗi tông tộc như vậy chiếm giữa một mường. Đẳng cấp bị trị là mol (người) hoặc theo tiếng Mường: Mol mương (người ở trong Mường). 

Tổ chức bộ máy thống trị do nhà lang thiết lập trong từng mường, từng làng thuộc chiềng hay Mường cũng phỏng theo tổ chức tông tộc từ xa xưa truyền lại: con trai trưởng trong chi nhánh trưởng của tông tộc nhà lang trên danh nghĩa được quản toàn mường gọi là lang cun. Các con trưởng của chi nhánh thứ thì quản từng làng hay cụm làng ở ngoài chiềng gọi là lang tạo (lang tạo - lang đạo). Lang tạo phụ thuộc vào lang cun. Trong bộ máy nhà lang, lang cun và lang tạo đều có một số người giúp việc gọi là ậu (có ậu cả và ậu em, chức ậu không được cha truyền, con nối). Thực chất, ậu là những chức việc, tay chân đắc lực nhất của bộ máy nhà lang mường Hòa Bình; ậu là những người ở trong mường do lang chọn ra. Những ậu ở vị trí cao nhất được gọi là ậu eng (ậu anh, ậu cả); ậu ở vị trí thấp hơn ậu ún (ậu em, ậu con). Trong xã hội Mường cổ truyền chủ yếu gồm 2 đẳng cấp: tông tộc nhà lang và tầng lớp là những người dân ở trong Mường. Sự hình thành 2 tầng lớp này từ lâu đời, cố định, dường như không chuyển đổi cho nhau. Lang cun hay lang tạo thì đời này sang đời khác họ vẫn là lang. Sự thay đội phận lang là bất di bất dịch. Đối với người dân ở trong vùng, thân phận càng không thể thay đổi chuyển dịch. 

Tìm hiểu bức tranh đẳng cấp xã hội Mường truyền thống sẽ giúp mở ra cách cửa để đi vào tìm hiểu sâu hơn chế độ nhà lang. Chế độ nhà lang tồn tại trên cơ sở xã hội thừa nhận tập quán truyền thống cha truyền con nối được cố định thành luật lệ mường truyền đời. Về mặt kinh tế, chế độ nhà lang dựa vào quyền chiếm hữu và khai thác ruộng lang, nhà lang thể hiện tương đối đầy đủ quyền lực thống trị của mình ở từng mường. Trong lịch sử, mỗi mường trước kia đều do một chúa đất là lang cun thống trị. Luật mường do nhà lang đặt ra, dân trong mường phải thi hành. Luật lệ ban đầu có thể bắt nguồn từ tập quán của xã hội mường cổ truyền. Dần dần, do ảnh hưởng giáo hóa của triều đình, đặc biệt từ thời Hồng Đức (1470 -1497) trở đi và do sự phân hóa ngày càng sâu sắc giữa đẳng cấp nhà lang thống trị và dân bị trị trong mường khiến tập quán phát bất thành văn (xâu, nõ) được nâng lên thành luật lệ. Tuy nhiên, những văn bản đó hiện nay đều đã thất lạc, chỉ còn nghe nói đến tục lệ xưa ở mường hoặc một vài ước thúc giữa nhà lang và dân ở trong mường ghi trên giấy cũ. Luật lệ nhà lang đặt ra nhằm bảo đảm quyền thống trị tuyệt đối của nhà lang đối với toàn bộ dân trong mường. Từ thượng ngọn cây, hạ ngọn cỏ đều thuộc về nhà lang. Luật lệ cũng để khẳng định thứ bậc trong bộ máy cai trị của dòng họ lang, quyền lợi chủ yếu mà lang cun, lang đạo được hưởng và phần trách nhiệm thứ yếu đối với nhân dân. Luật lệ quy định: quyền thống trị mường thuộc về lang cun; các em trai dòng thứ nhà lang làm phụ đạo (phụ tạo), giúp lang cun-anh cả dòng trường gián tiếp cai trị dân mường, thông qua các ậu. Qua luật lệ truyền khẩu và thành văn, anh em nhà lang được hưởng rất nhiều đặc quyền, đặc lợi (sự phục dịch của người dân về nhân lực, vật lực  trong đám cưới, đám tang, làm nhà, giỗ chạp của nhà lang).  

Như vậy, luật lệ Mường-luật lệ nhà lang thể hiện khá điển hình sự thống trị áp bức của đẳng cấp nhà lang đối với người dân Mường. Những người nông dân, sống lệ thuộc chặt chẽ vào nhà lang, đời này qua đời khác chưa thoát ra được. Mặc dù sống trong chế độ nhà lang bất công nhưng sự phản kháng chỉ xảy ra lẻ tẻ, tự phát như nhiều người Mường bỏ mường đi tìm đất mới ở một vài vùng lân cận hoặc nhân dân tập trung phản đối lang hiện hành thay bằng lang khác. Song cuộc đấu tranh của nhân dân chưa quyết liệt tới mức đánh đổ hoàn toàn chế độ nhà lang như cách mạng Tháng 8/1945.

 

(còn nữa)  

Bài 9: Người dân Hòa Bình chống ách phong kiến và tham gia đánh giặc phương Bắc

 

                                                                  Bùi Văn (tổng hợp)

 

 

Các tin khác

Năm 2016, Công ty Thủy điện Hòa Bình  đạt mốc sản xuất 200 tỷ KWh điện. ảnh: p.v
Người Mường xã tự Do (Lạc Sơn) ngày nay luôn giữ được những nét đẹp truyền thống (ứng xử, trang phục, tiếng nói, nghề truyền thống…).
Nhờ áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, năng suất và sản lượng cây dổi ở xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn tăng cao, đem lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
(Ảnh: các nhà khoa học chiết, ươm, bảo tồn gen cây dổi tại xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn).
Công nhân Công ty CP Sơn Thủy (xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn) nỗ lực phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Bài 6: Hòa Bình thời kỳ nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

(HBĐT) - Nhà nước Văn Lang - âu Lạc được hình thành và xây dựng trong thời đại kim khí - thời kỳ văn hóa Đông Sơn (là một nền văn hoá cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam như Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình mà trung tâm là khu vực đền Hùng, được lấy theo tên địa danh làng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nơi tìm được một số đồ đồng).

25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình - một số thành tựu nổi bật

(HBĐT) - Đến nay, vừa tròn 25 năm tỉnh Hoà Bình được tái lập. 1/4 thế kỷ qua là giai đoạn đánh dấu tiến trình phát triển vượt bậc và toàn diện trên mọi lĩnh vực của tỉnh Hoà Bình mà trong phạm vi bài viết này chỉ có thể khái lược một số thành tựu nổi bật.

Bài 5:Tìm hiểu về Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Nền “Văn hóa Hòa Bình” là tên gọi nền văn hóa thời kỳ tiền sử - nền văn hóa đặc trưng cho các nước Đông Nam á lục địa và phía nam Trung Quốc, trong đó, tỉnh Hòa Bình là địa điểm đầu tiên được phát hiện.Từ việc khai quật các địa điểm di tích hang động tại vùng đá vôi Hòa Bình, năm 1927, nhà khảo cổ người Pháp Madelene Colani đã đề xuất khái niệm “Văn hóa Hòa Bình”.

Bài 8: Hiện trạng di sản văn hóa phi vật thể chiêng mường và biện pháp bảo vệ

(HBĐT) - Thực trạng kiểm kê cho thấy, người Mường có tới 36 lễ hội lớn và nhiều lễ hội nhỏ. Trong đó có 24 lễ hội đã sử dụng âm nhạc chiêng, vì vậy đã tạo nên một không gian văn hoá chiêng độc đáo. Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà hầu hết các lễ hội dân gian truyền thống dần mai một, đến nay không còn được tổ chức. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu trước đây, vào đầu những năm 90, thế kỷ XX, ở huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, nhân dân còn giữ được trên 4.000 chiếc chiêng Hơ và chiêng Nay (chiêng Xưa và chiêng Nay). Vì hoàn cảnh túng thiếu, khó khăn (trong những năm 1976 - 1990), rất nhiều gia đình đã phải bán những chiếc chiêng cổ quý giá. Từ sau năm 1990 đến nay, kho tàng chiêng quý của người Mường đã mất mát, “chảy máu” nhiều hơn nữa. Số chiêng bị bán đi nhiều nhất lại là chiêng Hơ - những chiếc chiêng quý giá nhất, có giá trị cao về âm nhạc và kinh tế.

Bài 4: Hòa Bình thời tiền sử

(HBĐT) - Hòa Bình thời tiền sử. Thành tựu khảo cổ chứng minh rằng: Hòa Bình có nền văn hóa bắt nguồn từ nền văn hóa Sơn Vi (là một nền văn hóa ở Việt Nam vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, được lấy tên từ địa danh một xã của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Bước chuyển biến từ văn hóa Sơn Vi sang văn hóa Hòa Bình được xem là sự chuyển biến từ thời đại đá cũ sang thời đại đá mới... Cuộc cách mạng đá mới là một trong những bước tiến hóa của con người gắn liền với thay đổi về môi trường sống của mỗi khu vực. Từ đó, tạo nên những nền văn hóa với đặc trưng riêng khác nhau.

 Bài 7: Giá trị của di sản văn hóa phi vật thể chiêng Mường

(HBĐT) - Theo quan niệm của người Mường, không gian văn hóa chiêng là giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Hàng nghìn dàn chiêng, hàng chục nghìn chiếc chiêng quý giá, hàng chục bản nhạc chiêng đặc sắc, phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm, ước mơ về một cuộc sống yên bình, no đủ, hạnh phúc và những phương thức trình tấu, trình diễn hay đã song hành nâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm suốt vòng đời mỗi người, của cộng đồng làng xóm và suốt quá trình hình thành, phát triển của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục