Thầy Mo được coi là người “giữ lửa” cho dân tộc Mường. Trong ảnh: Thầy Mo Bùi Văn Minh, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) làm lễ vía kéo si (mụ thố) cầu sức khỏe.
                                                                        ảnh: P.V

Thầy Mo được coi là người “giữ lửa” cho dân tộc Mường. Trong ảnh: Thầy Mo Bùi Văn Minh, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) làm lễ vía kéo si (mụ thố) cầu sức khỏe. ảnh: P.V

(HBĐT) - Ngày 19/1/2016, Bộ VH-TT&DL có Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, tỉnh ta có 2 di sản được đưa vào danh mục là nghệ thuật chiêng Mường và Mo Mường. Để bạn đọc hiểu biết nhiều hơn về Mo Mường, Báo Hòa Bình xin giới thiệu những nét cơ bản nhất của những áng Mo và việc bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường.

 

Bài 1:  Mo Mường và chủ thể của những áng Mo

 

Trong tiếng Mường, từ mo, theo nghĩa động từ có nghĩa là xướng lên theo những làn điệu nhất định những bài cúng, những khúc mo nhòm (tả cảnh), những “cát” mo (một trường đoạn) kể trong các nghi lễ phục vụ đời sống của từng gia đình và cộng đồng. Về mặt danh từ là để chỉ những người làm nghề mo (ông Mo) và những bài mo, những áng mo. Người làm nghề mo được dân gian gọi là ông Mo và Trượng. Tuy nhiên, có sự phân biệt giữa người mới làm mo và những người có dòng dõi làm mo. Những người có dòng dõi làm mo được dân chúng coi trọng hơn và gọi là “mo có nổ”. Những người đã từng làm mo của nhà ông Mo được gọi chung là “nổ”. ở các vùng Mường trong tỉnh hiện nay có 5 làn điệu mo được dân gian đặt tên: “òứ hoi”, “Dà dê”, “Hâm mo”, “Dà đôông và Hệu kệu”. Những làn điệu mo này về mặt âm nhạc có giai điệu khác nhau. Cách gọi tên như vậy vì đó là đặc điểm dễ phân biệt giữa các điệu mo, là câu hô xướng đầu tiên của các điệu mo. Về loại hình, mo Mường là ngữ văn dân gian được diễn xướng trong môi trường nghi lễ, trong đó bao hàm: Truyền thống dân gian, tri thức dân gian và âm nhạc dân gian. Chủ thể văn hóa của Mo Mường là cộng đồng người Mường sinh sống ở 11 huyện, thành phố trong tỉnh.

 

Trong thiết chế xã hội cổ truyền của dân tộc Mường, mỗi xóm, bản đều có những người được coi là thủ lĩnh tinh thần và rất am hiểu phong tục, tập quán truyền thống dân tộc gắn với nghi lễ trong cuộc sống. Đó chính là ông Mo được ví như những người “giữ lửa” cho dân tộc Mường. Vì trên thực tế, ông Mo là người có uy tín, am hiểu phong tục, luật lệ của bản Mường nên được người dân coi trọng, tin tưởng và thường tới xin ý kiến về những việc cần phải khuyên nhủ, phân xử trong cuộc sống thường ngày. Theo số liệu kết quả của cuộc kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh năm 2012, toàn tỉnh có 284 nghệ nhân Mo Mường còn thường xuyên thực hành di sản văn hóa Mo Mường. Trong những năm gần đây, tỉnh ta đã dành nhiều sự quan tâm cho những người “giữ lửa” cho dân tộc Mường. Tiêu biểu, năm 2014, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã biểu dương 100 nghệ nhân Mo Mường. Năm 2015, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã tôn vinh 20 nghệ nhân Mo Mường có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản văn hóa Mo Mường. Có 3 nghệ nhân Mo Mường được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú năm 2015 gồm: ông Bùi Văn Nợi, sinh năm 1954 ở phố Lồ, xã Phong Phú; Bùi Văn Lựng, sinh năm 1957 ở xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) và ông Bùi Văn Minh, sinh năm 1970 ở xóm Mận, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn).

 

Có thể thấy, vai trò của ông Mo gắn liền với vòng đời của con người. Từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời, ông Mo cầu cho trẻ hay ăn, chóng lớn. Khi đau yếu, lạc vía, mo làm vía mụ sao cho trẻ được khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh. Tuổi trưởng thành, khi đau yếu, mo làm vía giải hạn, trừ tà ma. Vai trò của ông Mo còn thể hiện qua đám cưới, trong lễ cúng gia tiên hai họ đến đón dâu hay lễ mừng nhà mới, lễ mát nhà, cầu sức khỏe, bình an. Đến tuổi già sức cạn, Mo làm lễ kéo si mong cho sức khỏe, minh mẫn, sống lâu cho con cháu được nhờ. Khi nhắm mắt xuôi tay về với Mường Trời, ông Mo đóng vai trò là đại diện cho người chết tiễn hồn ma sang thế giới bên kia. Trong thời kỳ kháng chiến, ông Mo đã đứng lên tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh chống đế quốc xâm lược. Trong công cuộc xây dựng quê hương thời kỳ đổi mới, những ông Mo có vai trò vận động nhân dân hưởng ứng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC”, chống lại các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội. Ngày nay, vai trò của ông Mo ngày càng thể hiện rõ nét hơn qua các lễ hội cộng đồng như: lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội đánh cá (Tân Lạc), lễ hội đình Cổi, lễ hội đu Vôi, lễ hội hang Khụ Dúng (Lạc Sơn) đến các ngày lễ lớn của tỉnh như: Ngày hội văn hóa dân tộc Mường Hòa Bình; lễ kỷ niệm ngày thành lập tỉnh; Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc Tây Bắc...

 

                                                                

                                                                            Hương Lan

 

Bài 2: Quá trình ra đời, tồn tại và hình thức biểu hiện của Mo Mường

 

 

 

Các tin khác

Nhờ Đảng, Bác Hồ, ngày nay, con em các dân tộc Mường, Kinh, Tày, Thai...đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; được học tập, rèn luyện trong các trường học có chất lượng. ảnh: Học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh trong một buổi học.
Năm 2016, Công ty Thủy điện Hòa Bình  đạt mốc sản xuất 200 tỷ KWh điện. ảnh: p.v
Người Mường xã tự Do (Lạc Sơn) ngày nay luôn giữ được những nét đẹp truyền thống (ứng xử, trang phục, tiếng nói, nghề truyền thống…).
Nhờ áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, năng suất và sản lượng cây dổi ở xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn tăng cao, đem lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
(Ảnh: các nhà khoa học chiết, ươm, bảo tồn gen cây dổi tại xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn).

Bài 3: Khái lược thành tựu 25 năm đổi mới và phát triển

(HBĐT) - Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, công nghiệp, các ngành dịch vụ so với 25 năm trước phát triển vượt bậc, đa dạng. Các loại hình dịch vụ viễn thông, giao thông vận tải, lữ hành, nhà nghỉ, ăn uống, mua sắm, tài chính, ngân hàng, tư vấn, hành chính, bảo hiểm, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, giải trí... đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Bài 6: Hòa Bình thời kỳ nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

(HBĐT) - Nhà nước Văn Lang - âu Lạc được hình thành và xây dựng trong thời đại kim khí - thời kỳ văn hóa Đông Sơn (là một nền văn hoá cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam như Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình mà trung tâm là khu vực đền Hùng, được lấy theo tên địa danh làng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nơi tìm được một số đồ đồng).

25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình - một số thành tựu nổi bật

(HBĐT) - Đến nay, vừa tròn 25 năm tỉnh Hoà Bình được tái lập. 1/4 thế kỷ qua là giai đoạn đánh dấu tiến trình phát triển vượt bậc và toàn diện trên mọi lĩnh vực của tỉnh Hoà Bình mà trong phạm vi bài viết này chỉ có thể khái lược một số thành tựu nổi bật.

Bài 5:Tìm hiểu về Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Nền “Văn hóa Hòa Bình” là tên gọi nền văn hóa thời kỳ tiền sử - nền văn hóa đặc trưng cho các nước Đông Nam á lục địa và phía nam Trung Quốc, trong đó, tỉnh Hòa Bình là địa điểm đầu tiên được phát hiện.Từ việc khai quật các địa điểm di tích hang động tại vùng đá vôi Hòa Bình, năm 1927, nhà khảo cổ người Pháp Madelene Colani đã đề xuất khái niệm “Văn hóa Hòa Bình”.

Bài 8: Hiện trạng di sản văn hóa phi vật thể chiêng mường và biện pháp bảo vệ

(HBĐT) - Thực trạng kiểm kê cho thấy, người Mường có tới 36 lễ hội lớn và nhiều lễ hội nhỏ. Trong đó có 24 lễ hội đã sử dụng âm nhạc chiêng, vì vậy đã tạo nên một không gian văn hoá chiêng độc đáo. Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà hầu hết các lễ hội dân gian truyền thống dần mai một, đến nay không còn được tổ chức. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu trước đây, vào đầu những năm 90, thế kỷ XX, ở huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, nhân dân còn giữ được trên 4.000 chiếc chiêng Hơ và chiêng Nay (chiêng Xưa và chiêng Nay). Vì hoàn cảnh túng thiếu, khó khăn (trong những năm 1976 - 1990), rất nhiều gia đình đã phải bán những chiếc chiêng cổ quý giá. Từ sau năm 1990 đến nay, kho tàng chiêng quý của người Mường đã mất mát, “chảy máu” nhiều hơn nữa. Số chiêng bị bán đi nhiều nhất lại là chiêng Hơ - những chiếc chiêng quý giá nhất, có giá trị cao về âm nhạc và kinh tế.

Bài 4: Hòa Bình thời tiền sử

(HBĐT) - Hòa Bình thời tiền sử. Thành tựu khảo cổ chứng minh rằng: Hòa Bình có nền văn hóa bắt nguồn từ nền văn hóa Sơn Vi (là một nền văn hóa ở Việt Nam vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, được lấy tên từ địa danh một xã của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Bước chuyển biến từ văn hóa Sơn Vi sang văn hóa Hòa Bình được xem là sự chuyển biến từ thời đại đá cũ sang thời đại đá mới... Cuộc cách mạng đá mới là một trong những bước tiến hóa của con người gắn liền với thay đổi về môi trường sống của mỗi khu vực. Từ đó, tạo nên những nền văn hóa với đặc trưng riêng khác nhau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục