Vùng Thạch Bi, huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan (nay là huyện Tân Lạc - Hòa Bình) từng là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa của Quách Tất Thúc (1808 - 1819) chống lại chế độ phong kiến.
(HBĐT) - Trong lịch sử hàng ngàn năm qua, các dân tộc ở Hòa Bình đã phải cùng nhau đấu tranh, vật lộn với thiên nhiên, xã hội để tồn tại, phát triển. Trong đó phải ghi nhận những phong trào nông dân chống áp bức phong kiến và đánh giặc ngoại xâm, giữ vững sự ổn định, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769), khởi nghĩa Quách Tất Liêm (1808 - 1819) của Lê Duy Lương (1833 - 1838) và sự tham gia chống quân xâm lược nhà Minh, tham gia cuộc đại phá quân Thanh năm 1789 của nhân dân Hòa Bình…
Vào đầu những năm 30 của thế kỷ XVIII, chế độ vua Lê, chúa Trịnh suy kém, không bảo đảm được đời sống nhân dân. Xã hội bất ổn, rối ren, mùa màng thất bát. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình tìm đường sống đã nổ ra. Hoàng Công Chất người tỉnh Thái Bình. ông đã tập hợp nông dân nghèo nổi dậy hoạt động ở vùng Sơn
Cuộc khởi nghĩa của Quách Tất Thúc (1808-1819) diễn ra trong thời vua Gia Long. Bất bình với những chế độ o ép đời sống thời đó, thổ tù (những tù trưởng hoặc lang đạo, phìa tạo được thế tập cai quản Mường). Quách Tất Thúc quê ở Sơn âm, xã An Lạc, huyện Phụng Hóa, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình (gồm một phần Thanh Hóa, Ninh Bình và Hòa Bình ngày nay); ở Thạch Bi, huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan (nay là huyện Tân Lạc - Hòa Bình). Tham gia cuộc khởi nghĩa có nhiều thổ tù thuộc đạo Thanh Bình. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 11 năm, chủ yếu dựa vào căn cứ địa Sơn âm (Lạc Thủy), Thạch Bi(Mường Bi, Tân Lạc), quê hương ông. Với sự giúp đỡ, che chở của nhân dân các dân tộc Mường, Thái, Kinh...cuộc khởi nghĩa đã gây khó khăn cho triều đình nhiều năm. Cuộc khởi nghĩa chính là đại diện cho các dân tộc vùng miền núi Hòa Bình, Tây Bắc phản đối chính sách bất hợp lý của triều Gia Long đối với các dân tộc thiểu số. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Lương (1833-1838) do con cháu nhà họ Lê đứng đầu đã thu hút hàng ngàn người tham gia. Thực chất đây là một phong trào đấu tranh rộng lớn của nhân dân Mường liên kết với nông dân nghèo đói và các tầng lớp khác ở miền xuôi chống lại sự thống trị, bóc lột hà khắc của nhà Nguyễn. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trên địa bàn Mường xã Sơn âm, Thạch Bi, Xích Thổ mà trước đó, năm 1808, lang đạo Quách Tất Thúc đã khởi nghĩa nhưng không thành công. Tiếp tục cuộc đấu tranh chống áp bức, các con cháu của Quách Tất Thúc là Quách Tất Công, Quách Tất Tại, Quách Tất Tế, Quách Tất Nham đều tham gia khởi nghĩa Lê Duy Lương…Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng đã thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng chống áp bức của nhân dân Mường cùng các dân tộc anh em trên vùng đất Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, vào thời điểm Trần Quý Khoáng (1409) khởi nghĩa ở Nghệ An thì ở châu Quảng Oai (một phần đông bắc tỉnh Hòa Bình, Sơn Tây, Chương Mỹ (Hà Tây), thủ lĩnh nghĩa quân vùng này là Hoàng Cư Liêm đã cùng nhân dân Mường nổi dậy hưởng ứng. Tháng 8 năm 1412, Lưu Bổng hoạt động mạnh ở vùng Quảng Oai thu hút sự tham gia của nhân dân Mường chống lại quân Minh. Trong thời gian nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa hoạt động ở miền thượng du Thanh Hóa, Gia Hưng đã nhận được sự che chở, giúp đỡ của nhân dân Mường, Thái… nhờ thế đã vượt qua được những ngày đầu gian nan, bị vây ráp truy đuổi.
Trong lúc nghĩa quân Lam Sơn hoạt động mạnh mẽ ở vùng Thanh Hóa thì nhân dân khắp nơi tiếp tục vùng lên đánh giặc. Tham gia cuộc khởi nghĩa của Chu Văn Trang phủ Tuyên Hóa, (Tuyên Quang), Gia Hưng có nhiều thanh niên trai tráng thuộc các dân tộc thiểu số miền núi: Thái, Mường, Dao thuộc địa bàn vùng Tây Bắc, Việt Bắc. Nghĩa quân của Chu Văn Trang còn liên kết với các nghĩa binh “áo đỏ” cùng hoạt động. Hoạt động của nghĩa quân “áo đỏ” chính là hình ảnh cuộc đấu tranh ngoan cường của nhân dân các dân tộc miền núi (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu) chống quân Minh xâm lược. Chiến công này góp phần tiêu hao sinh lực giặc. Cuối năm 1425, Lê Lợi cử Phan Liêu và Lộ Văn Luật ra hoạt động ở vùng Gia Hưng, Quốc Oai (Hòa Bình, Sơn La, Hà Tây) để liên hệ với lực lượng yêu nước tham gia khởi nghĩa và điều tra tình hình quân Minh, chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc. Sự cống hiến của nhân dân các dân tộc Hòa Bình đã góp phần vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Truyền thống đó còn tiếp tục được nhân dân phát huy, nối dài đến với cuộc đại phá quân Thanh của Quang Trung vào mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789. Trong 5 đạo quân của Quang Trung tiến ra Bắc thì đạo quân thứ ba do đô đốc Bảo chỉ huy tiến đường núi qua những địa danh từ Nho Quan (thuộc huyện Phụng Hóa, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình); qua vùng đất Hòa Bình để đến Đại áng, Ngọc Hồi. Trên đường tiến quân, đạo quân đã nhận được sự tham gia, ủng hộ của đồng bào các dân tộc Hòa Bình. Rõ ràng, mỗi giai đoạn lịch sử, nhân dân Hòa Bình luôn thể hiện tinh thần yêu nước, biết hòa mình vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc, sẵn sàng chiến đấu chống áp bức, bất công và sự xâm lăng của các thế lực ngoại bang. Truyền thống đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Hòa Bình sau này.
(Còn nữa)
HBĐT) - Thời kỳ Bắc thuộc, Hòa Bình nằm trong quận Vũ Bình (thời thuộc Ngô và Tần); huyện Tây Vu (thời thuộc Tây Hán); huyện Long Bình và huyện Gia Ninh (thời thuộc Tùy). Đến thế kỷ X, nước ta giành được độc lập, Hòa Bình thuộc quận Phong Châu (hay còn gọi là Thượng Oai) … Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập chống lại ách đô hộ phương Bắc, nhân dân Hòa Bình đã tham gia bằng tinh thần yêu nước cao nhất. Như trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhân dân Hòa Bình cũng đã đóng góp công sức, của cải vào thắng lợi to lớn của nghĩa quân.
(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập tỉnh, ngành nông nghiệp - nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng ổn định và phát triển bền vững KT -XH tỉnh nhà. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng phát triển của tỉnh, giảm từ 63,68% năm 1991 xuống còn 19,4% năm 2015. Tốc độ phát triển của ngành tương đối cao, tăng bình quân trong 25 năm trên 5,15%/năm. Cơ cấu nội ngành phát triển tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi. Sản xuất từng bước gắn với chế biến và thị trường, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tính riêng trong 5 năm gần đây, ngành đóng góp cho tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân khoảng 22%/năm.
(HBĐT) - Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, công nghiệp, các ngành dịch vụ so với 25 năm trước phát triển vượt bậc, đa dạng. Các loại hình dịch vụ viễn thông, giao thông vận tải, lữ hành, nhà nghỉ, ăn uống, mua sắm, tài chính, ngân hàng, tư vấn, hành chính, bảo hiểm, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, giải trí... đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.
(HBĐT) - Nhà nước Văn Lang - âu Lạc được hình thành và xây dựng trong thời đại kim khí - thời kỳ văn hóa Đông Sơn (là một nền văn hoá cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam như Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình mà trung tâm là khu vực đền Hùng, được lấy theo tên địa danh làng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nơi tìm được một số đồ đồng).
(HBĐT) - Đến nay, vừa tròn 25 năm tỉnh Hoà Bình được tái lập. 1/4 thế kỷ qua là giai đoạn đánh dấu tiến trình phát triển vượt bậc và toàn diện trên mọi lĩnh vực của tỉnh Hoà Bình mà trong phạm vi bài viết này chỉ có thể khái lược một số thành tựu nổi bật.
(HBĐT) - Nền “Văn hóa Hòa Bình” là tên gọi nền văn hóa thời kỳ tiền sử - nền văn hóa đặc trưng cho các nước Đông Nam á lục địa và phía nam Trung Quốc, trong đó, tỉnh Hòa Bình là địa điểm đầu tiên được phát hiện.Từ việc khai quật các địa điểm di tích hang động tại vùng đá vôi Hòa Bình, năm 1927, nhà khảo cổ người Pháp Madelene Colani đã đề xuất khái niệm “Văn hóa Hòa Bình”.