(HBĐT) - Dưới triều Lê, vùng đất Kim Bôi thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hóa. Đến năm Tự Đức thứ 5 (năm 1851), Kim Bôi là một tổng của huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai. Ngày 22/6/1886, khi tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập, Kim Bôi là một tổng của phủ Lương Sơn thuộc tỉnh Mường. Ngày 15/4/1959, huyện Lương Sơn được chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi. Lúc mới thành lập, huyện Kim Bôi gồm 22 xã. Sau những sáp nhập, chia tách, hiện nay, huyện có 28 xã, thị trấn. Toàn huyện có trên 116.000 người với 5 dân tộc anh em cùng chung sống là Mường, Kinh, Dao, Tày, Thái, trong đó, dân tộc Mường chiếm 82,4%.

 

 

Nhiều doanh nghiệp đã tìm đến vùng đất Kim Bôi để đầu tư xây dựng các resort sinh thái, nơi nghỉ dưỡng cao cấp mang đậm nét bản sắc văn hóa độc đáo của vùng Mường Động. Trong ảnh: Một góc Serena Resort Kim Bôi ở xã Sào Báy đang là điểm đến của du khách.

Là huyện miền núi, địa hình Kim Bôi khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống khe và núi. Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang nét đặc trưng của khí hậu Tây Bắc. Kim Bôi có nhiều tiềm năng, thế mạnh như đất đai, rừng cùng với các loại khoáng sản ở địa phương khá phong phú. Nguồn nước khoáng tự nhiên rất giàu khoáng chất, có lợi cho sức khỏe con người và gần đây đã được khai thác tốt, đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể. ở Kim Bôi cũng có nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng như khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng) là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (được công nhận năm 1997). Trên địa bàn còn nhiều hang động, địa danh khác gắn với tên gọi nền văn hóa Hòa Bình. Là một trong 4 Mường nổi tiếng của tỉnh “Bi, Vang, Thàng, Động”, huyện Kim Bôi lưu giữ trong mình nét lịch sử, văn hóa truyền thống của tỉnh nhà. Trước cách mạng Tháng 8, người dân Kim Bôi sống dưới ách cai trị của thực dân, phong kiến. Trong màn đêm nô lệ, người dân Kim Bôi vẫn một lòng theo Đảng, theo cách mạng, cùng với nhân dân trong tỉnh làm nên thành công trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, cũng như có những đóng góp to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Kim Bôi từng được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Độc Lập hạng nhì, hạng ba. Huyện Kim Bôi và 4 xã (Lập Chiệng, Vĩnh Đồng, Kim Bôi, Nật Sơn) được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Liệt sĩ Bùi Văn Hợp (xã Vĩnh Đồng) được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân. 19 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trong thời kỳ đổi mới, huyện Kim Bôi đạt nhiều thành tựu trong phát triển KT -XH, AN-QP. Sau thời kỳ tái lập (năm 1991), Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, nỗ lực trong phát triển KT -XH và đạt được những thành tựu đáng kể; tạo được nhiều dấu ấn trong hành trình 130 năm xây dựng và phát triển của tỉnh. Trong đó, bên cạnh những kết quả về phát triển KT -XH, AN-QP là nét bản sắc văn hoá dân tộc được duy trì, giữ vững và phát huy tốt (dân ca, dân vũ, cồng chiêng, lễ hội, nét đẹp trong tập tục sinh hoạt, phong trào thể thao quần chúng…).  Năm 2016, phát huy tốt thế mạnh đang có, Kim Bôi đã đạt nhiều kết quả toàn diện ở hầu hết các lĩnh vực. 20/21 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện; QP-AN được giữa vững. Công tác xây dựng Đảng, MTTQ và các đoàn thể có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16,5%. Kim Bôi đã xây dựng được 72 mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao và xây dựng được 2 mô hình sản xuất theo chuỗi gắn với sự phát triển của HTX. Huyện đã có nhiều giải pháp khai thác tiềm năng để phát triển du lịch, năm 2016, doanh thu đạt 155 tỷ đồng. Năm 2016, thu ngân sách Nhà nước đạt 40, 4 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 16, 65 triệu đồng; giữ vững 4 xã đạt chuẩn NTM (xã Trung Bì, Nam Thượng, Bắc Sơn, Kim Bình) và có 2 xã  đạt 15-18 tiêu chí, phấn đấu về đích năm 2017. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện có 4, 6 bác sĩ/vạn dân; chính sách an sinh xã hội được chú trọng; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm 82,5% trở lên. 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 29,79%. QP - AN được củng cố vững mạnh, TTATXH trên địa bàn được bảo đảm.  

Phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua, hiện nay, huyện Kim Bôi tiếp tục có các giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đã để ra. Tâm điểm là phát huy các nguồn lực, đoàn kết xây dựng Kim Bôi phát triển vững mạnh, toàn diện. Trong đó, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hàng hoá; thu hút đầu tư phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, văn hoá, sinh thái; giữ vững phát huy bản sắc văn hoá dân tộc…Tiếp tục có các giải pháp hữu hiệu trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM; đưa huyện Kim Bôi hòa vào bước phát triển, đi lên của tỉnh trong cuộc sống hôm nay. /.

 

                                                     Bùi Văn (tổng hợp)    

 

Các tin khác


Bài 28: Huyện vùng cao Đà Bắc từng bước tạo được bước chuyển mới

(HBĐT) - Trước kia, huyện Đà Bắc thuộc lộ Đà Giang. Đến thế kỷ XV, Đà Bắc là một động của Mộc Châu thuộc phủ Gia Hưng, xứ Hưng Hoá. Năm Cảnh Hưng thứ 36 (năm 1775), Mộc Châu chia thành 3 châu là Mộc Châu, Mã Nam và Đà Bắc. Từ đó, Đà Bắc trở thành đơn vị hành chính cấp châu thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hoá.

Bài 27: Huyện Lạc Thủy tạo dấu ấn trong chặng đường 130 năm xây dựng và phát triển

(HBĐT) - Vùng đất Lạc Thủy xưa thuộc huyện Xích Thổ, trấn Thiên Quan. Đến thời nhà Lê, Lạc Thủy thuộc huyện Yên Hóa, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình. Năm 1886, tỉnh Mường được thành lập gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Năm 1896, khi tỉnh Mường được đổi tên thành tỉnh Hòa Bình gồm 4 châu (Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai Đà), khi đó, huyện Lạc Thủy thuộc châu Lạc Sơn.

 Bài 26: Những nét tổng quan chính về huyện Lạc Sơn giàu bản sắc

(HBĐT) - Tên gọi Lạc Sơn chính thức có từ ngày 22/6/1886, là một trong bốn phủ của tỉnh Mường (sau là tỉnh Hoà Bình) là: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Dân cư của phủ Lạc Sơn lúc này có khoảng 3 vạn người (dân tộc Mường chiếm khoảng 80%). Năm 1908, phủ được gọi là châu. Châu Lạc Sơn được phân thành 4 tổng đó là: tổng Lạc Thành, tổng Lạc Đạo, tổng Lạc Nghiệp và tổng Lạc Thiện có 52 xã. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, từ châu được đổi thành huyện.

Bài 25: Thành phố Hòa Bình - sức vươn 120 năm hình thành và phát triển

(HBĐT) - Thị xã Hoà Bình trước đây (nay là thành phố Hòa Bình) được thành lập năm 1896 theo sắc lệnh của toàn quyền Đông Dương. Trước năm 1896, trung tâm của tỉnh Mường Hoà Bình được đặt ở chợ Bờ. Sau khi bị nghĩa quân Đốc Ngữ tập kích mới dời về địa điểm hiện nay và mang tên thị xã Hoà Bình. Ngày 27/10/2006, thị xã được Chính phủ công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh.

Huyện Lương Sơn - 130 năm trong hành trình phát triển cùng tỉnh nhà

(HBĐT) - Lương Sơn là huyện vùng thấp của tỉnh, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi Tây Bắc - Bắc Bộ. Toàn huyện hiện có 19 xã và 1 thị trấn; dân số có gần 100 ngàn nhân khẩu. Trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 66,4%, dân tộc Kinh chiếm 32%, dân tộc Dao chiếm 1,14%, còn lại là dân tộc khác…

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Trò chơi dân gian của các dân tộc tỉnh ta khá đa dạng, phong phú. Chính điều đó đã làm cho văn hóa các dân tộc thiểu số có nét riêng biệt, độc đáo góp phần vào bức tranh chung của cả tỉnh. Bên cạnh đó, do điều kiện tự nhiên, xã hội, trình độ phát triển tương tự nhau, sống trong môi trường sinh thái giống nhau cộng với sự giao lưu qua lại nên các dân tộc cũng có một số trò chơi dân gian giống nhau. Trò chơi dân gian của các dân tộc ở Hòa Bình gắn bó với môi trường tự nhiên bao quanh họ, gắn bó với cuộc sống thường nhật với những đồ vật trong sinh hoạt thường ngày của họ. Cũng như nhiều phong tục khác, trò chơi dân gian của người Mường cũng có nhiều nét giống trò chơi dân gian của người Việt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục