(HBĐT)- So với một số dân tộc khác, trang phục của người Mường không có màu sắc rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều, song cũng có những nét rất đặc trưng. Nam giới thường mặc áo ngắn hoặc áo dài, màu chàm, cài khuy, quần dài, rộng, thắt lưng quấn quanh cạp, đầu búi, quấn khăn dài, đầu khăn giắt sang hai bên, sau này cũng có dùng khăn xếp quấn như của người Kinh dưới xuôi.

 

Trong trang phục Người phụ nữ Mường, nổi bật nhất là cạp váy đã trở thành một sản phẩm nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: Hồng Duyên

 

Trang phục của phụ nữ thường là áo màu trắng hay màu sáng ngắn chấm đến eo để chỗ cho chiếc cạp váy chiếm vị trí quan trọng trong trang phục. Váy của phụ nữ Mường thường dùng vải thâm hay nhuộm chàm đen hình ống. Nổi bật nhất của chiếc váy là cái cạp váy đã trở thành một sản phẩm nghệ thuật đặc sắc nhất của người Mường. Trang phục của một phụ nữ Mường gồm có: 


- Cái mũ: thực ra là cái khăn đội đầu màu trắng


- Cái yếm: giống hệt như yếm của người Kinh tuy có phần ngắn hơn, màu trắng.
- Cái áo: tương tự như áo cánh của phụ nữ Kinh, tuy ngắn hơn nhiều, cũng xẻ giữa nhưng không cúc, không khuy, màu trắng. 


- Cái váy: “ống” vải đen bó thân thể người mặc từ nách xuống gần mắt cá chân. Phần cạp váy đè lên nửa dưới yếm và góp phần che ngực thêm kín.


- Cái tênh: là chiếc khăn dài thường nhuộm lục, thít quanh váy, ngang tầm hông. 


- Cái áo chùng: tương tự như áo dài của phụ nữ Thái, xẻ giữa nhưng không cúc, không khuy, màu trắng, có khi màu đen.


- Cái khăn thắt áo: là chiếc khăn sồi không nhuộm thắt quanh áo chùng ngang tầm hông để khép hai tà áo lại, hai múi khăn buông ngắn đăng đối hai bên. 



Chính cái cạp váy trong trang phục của phụ nữ Mường đã tạo ra nét đặc trưng riêng của người Mường về sắc thái thẩm mỹ trong trang phục. Trang trí của hoa văn nghệ thuật trên cạp váy tạo ra sự tương phản với màu đen và màu trắng trên áo, váy của người phụ nữ Mường, làm trang phục của họ nổi lên trước quang cảnh của núi rừng. Sự nổi trội ấy lại không chói lọi, rực rỡ như màu đỏ của người Dao, người Cao Lan mà lại hết sức khiêm tốn, nền nã, kín đáo. Giữa hai thái cực của màu trắng và màu đen trong cái mênh mông của màu xanh núi rừng thì hoa văn cạp váy như những đốm sáng, như “những chấm phá tôn được cả đen lẫn trắng uốn lại cái nhạt nhẽo vô tình hay cố ý của nền áo- váy. Tác dụng mà cạp váy phát huy cũng kín đáo không kém bối cảnh trên đó nó phát huy tác dụng, dù kín đáo theo một nghĩa khác. Đây không phải là kết quả vận động của riêng bản thân màu sắc…”



Cạp váy có thể tách thành bộ phận riêng, nên những khi không cần thiết hoặc chưa dùng đến, nó có thể được cất riêng. Vì thế, một cạp váy có thể sử dụng cho nhiều váy, thậm chí cho nhiều người ở các thế hệ khác nhau. So với toàn bộ váy thì cạp váy chiếm tỷ lệ khoảng 30%, lại được thắt từ sát nách xuống đến hông, do đó nó vừa có ý nghĩa trang trí vừa có ý nghĩa che kín thân thể ở mức độ cần thiết. 

Điểm nổi bật nhất của cạp váy Mường là những họa tiết trang trí hoa văn trên bề mặt của nó. Với một diện tích không lớn, cạp váy chứa đựng một số lượng hoa văn khá phong phú về cả hình thức và kiểu loại. Cạp váy được chia làm ba phần gọi là: rang trên, rang dưới và cao. Thứ tự ba mảng này được tính từ miệng váy trở xuống, tức là phần trên cùng được gọi là rang trên. Hoa văn của mỗi phần là cái để phân biệt chúng với nhau, trong đó hoa văn của rang trên và hoa văn cao thuần túy là hoa văn hình học, riêng phần cao đôi khi không có hoa văn, còn phần rang trên thì luôn là hoa văn hình học. Phần rang dưới chủ yếu là hoa văn động vật với rất nhiều mô típ khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã thống kê có 37 mô típ hoa văn cạp váy, trong đó có 25 mô típ hoa văn động vật. Bởi là một sản phẩm đặc sắc của trang phục phụ nữ nên người Mường dồn toàn bộ tâm trí và tài năng của mình vào đây. Đây cũng chính là chỗ để các cô gái Mường trổ tài của mình trước cộng đồng, thể hiện ở kỹ thuật dệt hoa văn cạp váy. Kỹ thuật đó được bắt đầu từ khung cửi đặc biệt dùng để dệt cạp váy với nhiều “co” (go), nhiều mẫu hoa văn hơn các khung cửi khác. Cách dệt cũng phức tạp hơn và đòi hỏi người dệt cũng phải khéo léo hơn. Kỹ thuật đó còn được thể hiện ở việc nhuộm sợi của người phụ nữ Mường để tạo ra những màu sắc đẹp, bền cho hoa văn trên cạp váy của mình. Tuy mảng màu truyền thống của người Mường cũng chỉ là những màu khá đơn giản như: trắng, đen, đỏ, vàng và xanh, song việc tìm ra những chất liệu nhuộm, kỹ thuật nhuộm cũng đòi hỏi một tài năng nhất định của người thợ mới có thể làm ra được các màu ưng ý. 


Tài năng của người dệt còn thể hiện ở việc bố cục các mô típ hoa văn ở từng rang sao cho hợp lý, việc sắp xếp vị trí của từng loại hình động vật, hình trang trí ở rang dưới như thế nào cho đẹp mắt, cái nọ hỗ trợ làm nổi bật cái kia mà không phá vỡ bố cục chung… Tất cả những cái đó đòi hỏi đầu óc thẩm mỹ tinh tế và điêu luyện của người thợ dệt, để tạo ra được một sản phẩm có giá trị. 


Cạp váy Mường trong bộ trang phục của người phụ nữ Mường vừa giản dị, kín đáo, không phô trương mà lại nền nã, hấp dẫn và không kém phần đặc sắc. Một điều đặc biệt là rất nhiều hoa văn trên cạp váy Mường cũng là các mô típ hoa văn phổ biến trên trống đồng Đông Sơn. Điều này cho thấy các hoa văn cạp váy Mường có giá trị cả về mặt nghệ thuật lẫn lịch sử, liên quan đến một thời kỳ rực rỡ của văn minh Việt Nam.

Trong trang phục của người phụ nữ Mường, ngoài những nét đặc sắc của hoa văn cạp váy thì chiếc khăn trắng quấn trên đầu người phụ nữ tuy rất đơn giản nhưng cũng mang một ý nghĩa sâu sắc. Ngoài ý nghĩa thực dụng là để che cơ thể trước nhiệt độ, thời tiết và những bất trắc ở núi rừng, khăn quấ đầu còn có một ý nghĩa xã hội rất sâu xa gắn với truyền thuyết đầy lãng mạn về một mối tình giữa một chàng trai đất Mường nghèo tên là Khỏe với cô gái nhà lang xinh đẹp là Út Dô. Do khác biệt về thân thế, đôi trai tài gái sắc không lấy được nhau đã dẫn đến một mối tình tuyệt vọng. Nàng Út Dô đi theo tiếng gọi của tình yêu đã chết và biến thành những bông hoa clăng mọc đầy ven suối. Để tưởng nhớ mối tình ấy mà con gái Mường từ già đến trẻ đều lấy một mảnh vải nguyên gốc từ sợi bông đội lên đầu để nhớ thương họ, đồng thời màu trắng của khăn cũng như màu trắng của những bông clăng là biểu tượng cho sự chung thủy, trong trắng của người con gái Mường. 

 

                                                            Tư liệu Báo Hòa Bình

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Mường Động Kim Bôi, hướng phát triển toàn diện, bền vững

(HBĐT) - Dưới triều Lê, vùng đất Kim Bôi thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hóa. Đến năm Tự Đức thứ 5 (năm 1851), Kim Bôi là một tổng của huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai. Ngày 22/6/1886, khi tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập, Kim Bôi là một tổng của phủ Lương Sơn thuộc tỉnh Mường. Ngày 15/4/1959, huyện Lương Sơn được chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi. Lúc mới thành lập, huyện Kim Bôi gồm 22 xã. Sau những sáp nhập, chia tách, hiện nay, huyện có 28 xã, thị trấn. Toàn huyện có trên 116.000 người với 5 dân tộc anh em cùng chung sống là Mường, Kinh, Dao, Tày, Thái, trong đó, dân tộc Mường chiếm 82,4%.

Bài 29: Huyện Mai Châu hành trình 130 năm xây dựng và phát triển

(HBĐT) - Mai Châu được hình thành từ thế kỷ XIII với tên gọi đầu tiên là Mường Mai. Đến thời Lê, châu Mai Châu được thành lập gồm 3 động thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập (năm 1886), châu Mai Châu thuộc phủ Chợ Bờ.

Tết cơm mới của đồng bào Thái

(HBĐT) - Những bàn tay nam thanh, nữ tú nắm chặt say điệu xòe, điệu khắp đối đáp tình tứ được cất lên kéo dài đến tận đêm về sáng… hòa trong tiết xuân của đất trời, người Thái ở Mai Châu đón Lễ cơm mới. Trước đây, người Thái không ăn Tết Nguyên đán như người Việt, Lễ cơm mới được xem là nghi lễ lớn nhất trong năm. Tuy đã có nhiều giao thoa, tiếp biến với văn hóa của các dân tộc khác, song cho đến nay, Lễ cơm mới của người Thái ở huyện Mai Châu vẫn còn giữ được những nét độc đáo, riêng biệt.

Ngao du chợ Tết

(HBĐT) - Trong mường tượng của những người chưa từng đi chợ phiên dịp Tết, phiên chợ Tết hẳn sẽ có những âm sắc rất riêng, giống như lát cắt văn hóa độc đáo không thể hòa lẫn giữa muôn màu cuộc sống. Mang theo sự háo hức, thỏa mãn trí tò mò, chúng tôi tìm đến chợ Tết để ngao du, vui chơi, hòa mình vào không gian đậm sắc thái vùng miền khi Tết đến, xuân về.

Bài 28: Yên Thủy tạo nhiều bước chuyển mới trong phát triển KT-XH

(HBĐT) - Trước cách mạng tháng Tám, một số xã thuộc huyện Yên Thủy hiện nay thuộc phủ Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) hoặc huyện Lạc Thủy (tỉnh Hà Nam). Sau này, trong kháng chiến chống Pháp, ủy ban hành chính Liên khu III quyết định cắt 5 xã phía Tây huyện Nho Quan về huyện Lạc Thủy, đồng thời chuyển huyện Lạc Thủy (vốn trước thuộc châu Lạc Sơn) về trực thuộc tỉnh Hòa Bình (năm 1953). Đến ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ quyết định chia huyện Lạc Thủy thành 2 huyện Lạc Thủy và Yên Thủy. Huyện Yên Thủy ngày nay có 13 xã, thị trấn. Dân tộc Mường chiếm 68,9%, dân tộc Kinh chiếm 30,9%, còn lại là các dân tộc khác…

Bài 28: Huyện vùng cao Đà Bắc từng bước tạo được bước chuyển mới

(HBĐT) - Trước kia, huyện Đà Bắc thuộc lộ Đà Giang. Đến thế kỷ XV, Đà Bắc là một động của Mộc Châu thuộc phủ Gia Hưng, xứ Hưng Hoá. Năm Cảnh Hưng thứ 36 (năm 1775), Mộc Châu chia thành 3 châu là Mộc Châu, Mã Nam và Đà Bắc. Từ đó, Đà Bắc trở thành đơn vị hành chính cấp châu thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hoá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục