(HBĐT) - Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Ban Cán sự Đảng tỉnh phân công các đảng viên, cán bộ về các huyện bám sát cơ sở, khẩn trương thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền, mặt trận Việt Minh các cấp; đẩy mạnh tăng gia sản xuất chống đói; phát động phong trào bình dân học vụ; đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ; đối phó với các hoạt động phá hoại của bọn phản động.

Đầu tháng 10/1945, Chi bộ Đảng Phương Lâm đã kết nạp anh Đinh Công Hậu (tức đồng chí Nguyễn Văn Hậu) vào Đảng. Đây là người thanh niên dân tộc Mường đầu tiên ở tỉnh được đứng trong đội ngũ những người cộng sản.

Mặc dù bị thất bại nhưng thực dân Pháp vẫn quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Hòa Bình cùng cả nước tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Thực dân Pháp hiểu rõ Hòa Bình là địa bàn chiến lược quan trọng cần phải nắm giữ. Đến giữa năm 1948, tình hình chiến sự giữa ta và địch diễn ra rất ác liệt, thực dân pháp càn quét đánh phá dữ dội, 2/3 đất đai và các đường giao thông huyết mạch trong tỉnh bị thực dân Pháp chiếm đóng, kiểm soát. 

Giữa tháng 5/1947, hội nghị mở rộng của tỉnh họp tại xã Thạch Yên (Cao Phong) đã nhận định và đề ra chủ trương phải gấp rút tổ chức các lực lượng. Thời kỳ này lực lượng dân quân du kích toàn tỉnh được quần chúng tích cực tham gia xây dựng phát triển mạnh mẽ. Tỉnh đội dân quân tổ chức được 4 trung đội du kích thoát ly, các tổ chức du kích bán thoát ly ở các xã được thành lập phát triển trên 1.000 đội viên.
Các đoàn thể quần chúng, các cơ sở tích cực vận động Nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thành lập các quỹ nuôi quân, hũ gạo kháng chiến.

Được chỉ đạo trực tiếp của Liên khu ủy III, Đảng bộ tỉnh đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, từ ngày 21 - 25/5/1948, tại đình làng Lập, xã Hạ Bì, nay là thị trấn Bo (Kim Bôi), đại hội đề ra phương hướng, kế hoạch cho mọi mặt công tác chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội với tinh thần hướng vào nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng lực lượng vững mạnh, đẩy mạnh chiến tranh du kích phát triển rộng khắp, bảo vệ vùng tự do, khu căn cứ, phá âm mưu mở rộng chiếm đóng và bình định, phá "Xứ Mường tự trị” bịp bợm của địch. 
Thu đông năm 1949, Liên khu ủy và Bộ Tư lệnh liên khu III quyết định mở chiến dịch Lê Lợi ở Hòa Bình, sau hơn 1 tháng liên tục chiến đấu, chiến dịch Lê Lợi kết thúc thắng lợi. Bộ đội chủ lực và quân dân các dân tộc tỉnh đã tiêu diệt và bức rút 23 vị trí của giặc, giải phóng một khu vực rộng lớn 2.000 km2; "Xứ Mường tự trị” bị giáng một đòn mạnh. Thắng lợi to lớn của chiến dịch Lê Lợi tạo đà cho phong trào kháng chiến ở Hòa Bình phát triển mạnh.
Sau khi bị thất bại liên tiếp, tháng 10/1950, Pháp phải rút chạy khỏi Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trở thành một vùng tự do tương đối an toàn và rộng lớn của toàn Liên khu 3, Hòa Bình được giao nhiệm vụ xây dựng tỉnh trở thành căn cứ địa kháng chiến.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) thành công rực rỡ đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần kháng chiến của Đảng bộ, quân dân trong tỉnh. Từ ngày 12 - 22/4/1951, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II được tổ chức tại hang đá xóm Đồng Lốc, xã Nật Sơn, huyện Lương Sơn (nay là xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi) đề ra một số nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu để xây dựng Hòa Bình thành hậu phương của chiến trường Liên khu III. 

Năm 1951, Pháp tập hợp lực lượng tiếp tục đánh chiếm Hòa Bình bằng nhiều đợt, nhiều mũi tiến công. Âm mưu của địch trong việc đánh chiếm Hòa Bình là muốn cắt con đường liên lạc của ta giữa Việt Bắc với Liên khu III và Liên khu IV, ngăn chặn sự điều động binh lực của ta cho các chiến trường. 

Ngày 18/11/1951, Tổng quân ủy quyết định mở chiến dịch Hòa Bình. Với các đợt tấn công thắng lợi, ngày 23/2/1952, quân Pháp đã phải rút chạy khỏi thị xã Hòa Bình. Tỉnh Hoà Bình hoàn toàn được giải phóng.

Tháng 9/1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến đông xuân 1953 - 1954, nhằm phá vỡ kế hoạch Nava của địch. Hòa Bình là cửa ngõ Tây Bắc nên nhiệm vụ chuẩn bị phục vụ kháng chiến rất khẩn trương, nặng nề.

Tỉnh ủy đã chỉ đạo Hội đồng cung cấp, các Huyện ủy, Ủy ban kháng chiến - hành chính huyện mở đợt tuyên truyền, vận động Nhân dân góp sức người, sức của cho chiến dịch toàn thắng. Từ cán bộ, Nhân dân ở nông thôn, miền núi đều hăng hái làm nghĩa vụ đi dân công, vận tải, tải thương, tham gia công tác phục vụ, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta. Ngày 7/5/1954, giặc Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng. Thắng lợi Điện Biên Phủ là đòn quyết định đập tan kế hoạch Nava. Thắng lợi đó cổ vũ mạnh mẽ quân dân ta thừa thắng xông lên, đẩy thực dân Pháp lâm vào thế thất bại không gì cứu vãn nổi trên chiến trường Đông Dương.


(Còn nữa)
L.C (TH)




Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục