(HBĐT) - Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Cùng với miền Bắc, tỉnh Hòa Bình được giải phóng và bước vào thời kỳ cách mạng mới.

Tháng 10/1954, Tỉnh ủy triển khai đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân nhằm quán triệt nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ cách mạng mới ở địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, phá vỡ các ổ nhóm phản động, đập tan những luận điệu tuyên truyền phản cách mạng của địch, trừng trị những kẻ ngoan cố hoạt động phá hoại gây mất đoàn kết trong nội bộ Nhân dân, lực lượng dân quân du kích tiếp tục được tăng cường, do vậy tình hình chính trị - xã hội trong tỉnh ổn định.

Từ cuối năm 1954, Tỉnh ủy kiên trì và đẩy mạnh vận động tăng cường sản xuất, tương trợ, giúp đỡ nhau. Nhờ vậy, đến cuối năm 1955 nạn đói bị đẩy lùi, công cuộc khôi phục sản xuất được phục hồi nhanh chóng, nông dân tích cực khai hoang, sửa chữa các công trình thủy lợi nhỏ và tổ chức sản xuất trong các tổ đổi công. 

Đến năm 1956, về cơ bản sản xuất nông nghiệp được khôi phục, đời sống Nhân dân được cải thiện một bước, sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng được phục hồi, được quan tâm phát triển, hoạt động văn hoá, giáo dục có bước tiến đáng kể, công tác y tế - vệ sinh phòng bệnh được thực hiện và trở thành phong trào quần chúng trong tỉnh.

Ngay từ đầu năm 1958, Tỉnh ủy thực hiện từng bước vững chắc cải tạo XHCN trong tỉnh. Trên cơ sở các tổ đổi công, tháng 5/1958, HTX nông nghiệp đầu tiên được thành lập ở xóm Nội, xã Hạ Bì, huyện Lương Sơn (nay là thị trấn Bo, huyện Kim Bôi) thu hút 23 hộ nông dân. Tháng 3/1959, xưởng sản xuất cơ khí 3/2 được thành lập. Đây là cơ sở công nghiệp quốc doanh đầu tiên của tỉnh.

Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Riêng năm 1960, toàn tỉnh đã có trên 22.000 người được đi học; 194 xã có trường cấp I; xóm nào cũng có lớp vỡ lòng, 31 xã đã căn bản phổ cập vỡ lòng; mỗi huyện có từ 1 - 3 trường cấp II, ở tỉnh có 1 trường cấp III. Đặc biệt, Trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình thành lập ngày 1/4/1958 trở thành mô hình tiêu biểu của nền giáo dục mới cho cả nước.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV họp tháng 1/1961 xác nhận thành tựu, hạn chế của 3 năm cải tạo XHCN và cụ thể hơn phương pháp, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất trong tỉnh: "Ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp, lấy phát triển nông nghiệp toàn diện làm trung tâm, đồng thời coi trọng phát triển công nghiệp”, tiếp tục cải tạo XHCN, cải thiện đời sống Nhân dân. Đây thực sự là một kế hoạch tiến công vào nghèo nàn, lạc hậu, mang tính cách mạng, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, được toàn dân tích cực tham gia và đạt thành tựu xuất sắc.

Nông nghiệp được coi là cơ sở nền kinh tế của tỉnh, được quan tâm chỉ đạo và đầu tư. Trong 5 năm (1961 - 1965) xây dựng được 46 công trình thủy nông, 183 công trình tiểu thủy nông, tổng sản lượng lúa năm 1964 đạt 134.073 tấn, đầu năm 1965 đã có 96% hộ vào HTX. Trong đó có 67% HTX bậc cao, công nghiệp địa phương, giao thông vận tải có bước phát triển mới. Tất cả các huyện đều có đường ô tô, sự nghiệp giáo dục có bước tiến mạnh. Ngày 17/8/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình, là sự ghi nhận thành tích của ngành giáo dục tỉnh nhà. Năm học 1964 - 1965, cả tỉnh có 22.765 học sinh phổ thông các cấp, tỉnh hoàn thành kế hoạch bổ túc văn hóa 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Hệ thống y tế được mở rộng với 1 bệnh viện tỉnh, 6 bệnh viện huyện, 157 trạm y tế xã, chăm sóc tốt sức khỏe cho Nhân dân.

(Còn nữa)
L.C (TH)

Các tin khác


Độc đáo ẩm thực các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình luôn tạo ấn tượng, sức hút đối với du khách gần xa bởi bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú (kiến trúc nhà cửa, trang phục, dân ca, dân vũ, lễ hội…), trong đó, ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng chứa đựng nhiều điều cần khám phá.

Hòa Bình đẩy mạnh chi viện chiến trường, cùng cả nước giải phóng miền Nam (giai đoạn 1973-1975)

(HBĐT)-Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Phấn khởi trước thắng lợi vừa giành được, từ tháng 3/1973, theo chỉ thị của Tỉnh ủy, các địa phương, đơn vị tiến hành đợt tổng kết 8 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1972). Tổng kết nêu rõ: Từ năm 1965 - 1972, tổng số bom đạn Mỹ sử dụng đánh phá trong tỉnh là 5.315 quả và hàng chục nghìn đạn 20 ly. Để chủ động tiêu diệt máy bay địch khi chúng đến xâm phạm địa bàn, lực lượng vũ trang trong tỉnh đã độc lập và phối hợp chiến đấu 853 trận, bắn rơi 49 máy bay... Dân quân tự vệ đã huy động 436.015 ngày công để làm đường vòng tránh, sửa chữa cầu phà bảo đảm giao thông, đào đắp 225.180 hố cá nhân, 214.796 hầm tập thể, 1.194.500 m giao thông hào để phòng tránh, cơ động đánh địch. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất, phát huy tinh thần tự lực tự cường, lực lượng vũ trang tỉnh tham gia lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, tự túc được 36.440 kg gạo, 8.600 kg thịt lợn, 43.550 kg rau xanh, khai thác được 395 m3 đá, 37.000 viên đá ong, 1.211 m3 gỗ tròn, 36.000 cây tre, bương; sản xuất 425.000 viên gạch, 97.000 viên ngói để làm mới 736 gian nhà ngói, 1.292 gian nhà tre lá, phục vụ cho các đơn vị tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bảo đảm giao thông...


Trang phục phụ nữ các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình

(HBĐT) - Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình, mỗi dân tộc đều có nét bản sắc văn hóa riêng về trang phục (cả nam và nữ). Chính điều đó là điểm nhấn, góp phần làm đa dạng, phong phú hơn đời sống xã hội, tinh thần, văn hóa của cộng đồng các dân tộc Hòa Bình.

Những bản làng, điểm du lịch hấp dẫn ở Hòa Bình

(HBĐT) - Ngoài các di tích, danh thắng tiêu biểu trên, tỉnh Hòa Bình còn có nhiều bản làng, các điểm du lịch nổi tiếng:

Hòa Bình chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tích cực chi viện chiến trường (giai đoạn 1965 - 1972)

(HBĐT) - Giai đoạn 1965 - 1972, cùng với cả nước, Hòa Bình nỗ lực chung sức xây dựng CNXH ở miền Bắc, sẵn sàng chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời tích cực chi viên cho chiến trường miền Nam.

Hang động, di tích danh thắng tiêu biểu ở Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình - mảnh đất của nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, con người hiền hòa, thân thiện, có những di tích lịch sử cách mạng, văn hóa sống cùng thời gian. Đồng thời, nơi đây còn có những danh thắng độc đáo, ấn tượng, luôn tạo được dấu ấn trong lòng du khách gần xa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục