(HBĐT) - Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ dùng máy bay đánh phá các địa phương ven biển miền Bắc nước ta. Từ tháng 2/1965, Mỹ chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Mở màn cho cuộc chiến tranh phá hoại ở Hòa Bình, ngày 3/5/1965, Mỹ ném bom quốc lộ 12A thuộc địa phận huyện Yên Thủy. Tính đến cuối năm 1965, chúng huy động 1.031 tốp máy bay ném bom, bắn phá 65 địa điểm trong tỉnh.

Mỹ coi Hòa Bình là 1 trong 94 trọng điểm để tập trung đánh phá. Đến tháng 11/1968, chúng đánh phá Hòa Bình 1.126 quả bom phá, 342.491 bom bi, bắn 1.450 tên lửa cùng hàng triệu viên đạn 20 ly xuống 92 xã (bằng 46% số xã trong tỉnh); phá hủy hàng trăm ngôi nhà của đồng bào, làm chết 355 người, bị thương 714 người (phần lớn là phụ nữ và trẻ em).

Tháng 1/1965, Hội nghị Tỉnh ủy (khóa V) họp lần thứ 5 đề ra phương hướng, nhiệm vụ của quân và dân Hòa Bình là: Phải củng cố, tăng cường lực lượng vũ trang, vừa chiến đấu vừa sản xuất, làm tốt công tác hậu phương chi viện cho tiền tuyến.

Để giảm bớt thiệt hại do chiến tranh gây nên, Tỉnh ủy Hòa Bình đã lãnh đạo Nhân dân làm tốt công tác phòng không nhân dân, như: Phân tán các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu dân cư, trường học, bệnh viện được sơ tán về khu an toàn. 

Thực hiện cuộc chiến tranh phòng không Nhân dân đánh trả máy bay Mỹ, ngày 31/5/1965, dân quân xóm Lục, xã Liên Hòa - nay thuộc xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ; ngày 29/4/1966, dân quân xã Trung Thành (Đà Bắc) bắn rơi máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái; ngày 20/4/1966, dân quân xã Thu Phong, huyện Kỳ Sơn (nay là huyện Cao Phong) và ngày 30/4/1967, dân quân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) bắn rơi máy bay phản lực hiện đại nhất nước Mỹ.

 Trong 1.126 ngày đêm đánh phá Hòa Bình (từ ngày 3/5/1965 - tháng 3/1968), quân và dân Hòa Bình đã chiến đấu gần 1.000 trận, bắn rơi 39 máy bay Mỹ, diệt và bắt sống nhiều giặc lái, góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ.

Do thất bại trên cả hai miền Nam - Bắc, ngày 1/11/1968, đế quốc Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom không điều kiện miền Bắc. Nhân dân miền Bắc và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, tiếp tục tăng gia sản xuất, chi viện cho miền Nam đánh Mỹ.

Ngày 8/5/1972, đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc lần thứ hai. Hòa Bình vẫn là nơi bị đánh phá ác liệt. Trong 240 ngày đêm, chúng đã huy động hàng nghìn máy bay đánh phá 117 lần, ném 821 bom phá, 25.960 bom bi vào 57 xã và các trục đường giao thông toàn tỉnh, làm hàng trăm người chết, 200 ngôi nhà và cơ sở kinh tế, văn hóa bị phá hủy.

Với tinh thần cảnh giác cao, quân và dân Hòa Bình đã phối hợp bộ đội chủ lực chủ động đón đánh và liên tiếp đánh bại không quân Mỹ. 

Kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ lần thứ hai, quân và dân Hòa Bình đã dũng cảm chiến đấu bắn rơi 10 máy bay Mỹ, trong đó có máy bay B52, F111... bắt nhiều giặc lái, góp phần cùng quân và dân cả nước đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của giặc Mỹ.
Trong những năm đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, Hoà Bình thực hiện 2 nhiệm vụ: Vừa trực tiếp chiến đấu, vừa là hậu phương của cách mạng miền Nam. Thực hiện đường lối cách mạng của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Hòa Bình đã kiên cường chiến đấu chia lửa với Thủ đô Hà Nội và các địa phương khác, làm tròn nghĩa vụ hậu phương. 

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari được ký kết, hòa bình lập lại, cùng với cả nước, Nhân dân Hòa Bình bắt tay vào khôi phục kinh tế, ra sức chi viện cho miền Nam. Vì miền Nam, Đảng bộ, quân dân Hòa Bình luôn đảm bảo "thóc thừa cân, quân thừa người”, "tất cả để đánh thắng giặc Mỹ  xâm lược”. Ngày 30/4/ 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước oanh liệt của dân tộc ta. Thắng lợi vĩ đại đó có phần đóng góp quan trong của Đảng bộ, quân dân các dân tộc Hòa Bình.


(Còn nữa)
L.C (TH)


Các tin khác


Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, Báo Hòa Bình mở chuyên mục "Đảng bộ tỉnh Hoà Bình - những mốc son lịch sử" tuyên truyền về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong lãnh đạo giành chính quyền trên địa bàn tỉnh cũng như củng cố, xây dựng chính quyền nhân dân, lãnh đạo phát triển KT-XH, xây dựng quê hương Hoà Bình giàu mạnh.

Độc đáo ẩm thực các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình luôn tạo ấn tượng, sức hút đối với du khách gần xa bởi bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú (kiến trúc nhà cửa, trang phục, dân ca, dân vũ, lễ hội…), trong đó, ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng chứa đựng nhiều điều cần khám phá.

Hòa Bình đẩy mạnh chi viện chiến trường, cùng cả nước giải phóng miền Nam (giai đoạn 1973-1975)

(HBĐT)-Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Phấn khởi trước thắng lợi vừa giành được, từ tháng 3/1973, theo chỉ thị của Tỉnh ủy, các địa phương, đơn vị tiến hành đợt tổng kết 8 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1972). Tổng kết nêu rõ: Từ năm 1965 - 1972, tổng số bom đạn Mỹ sử dụng đánh phá trong tỉnh là 5.315 quả và hàng chục nghìn đạn 20 ly. Để chủ động tiêu diệt máy bay địch khi chúng đến xâm phạm địa bàn, lực lượng vũ trang trong tỉnh đã độc lập và phối hợp chiến đấu 853 trận, bắn rơi 49 máy bay... Dân quân tự vệ đã huy động 436.015 ngày công để làm đường vòng tránh, sửa chữa cầu phà bảo đảm giao thông, đào đắp 225.180 hố cá nhân, 214.796 hầm tập thể, 1.194.500 m giao thông hào để phòng tránh, cơ động đánh địch. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất, phát huy tinh thần tự lực tự cường, lực lượng vũ trang tỉnh tham gia lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, tự túc được 36.440 kg gạo, 8.600 kg thịt lợn, 43.550 kg rau xanh, khai thác được 395 m3 đá, 37.000 viên đá ong, 1.211 m3 gỗ tròn, 36.000 cây tre, bương; sản xuất 425.000 viên gạch, 97.000 viên ngói để làm mới 736 gian nhà ngói, 1.292 gian nhà tre lá, phục vụ cho các đơn vị tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bảo đảm giao thông...


Trang phục phụ nữ các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình

(HBĐT) - Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình, mỗi dân tộc đều có nét bản sắc văn hóa riêng về trang phục (cả nam và nữ). Chính điều đó là điểm nhấn, góp phần làm đa dạng, phong phú hơn đời sống xã hội, tinh thần, văn hóa của cộng đồng các dân tộc Hòa Bình.

Những bản làng, điểm du lịch hấp dẫn ở Hòa Bình

(HBĐT) - Ngoài các di tích, danh thắng tiêu biểu trên, tỉnh Hòa Bình còn có nhiều bản làng, các điểm du lịch nổi tiếng:

Hòa Bình chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tích cực chi viện chiến trường (giai đoạn 1965 - 1972)

(HBĐT) - Giai đoạn 1965 - 1972, cùng với cả nước, Hòa Bình nỗ lực chung sức xây dựng CNXH ở miền Bắc, sẵn sàng chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời tích cực chi viên cho chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục