Chi cục Thuế khu vực Hoà Bình - Đà Bắc tăng cường công tác quản lý thuế trên địa bàn.
Thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng thấp, thị trường bất động sản trầm lắng và tiếp tục phải thực hiện chính sách gia hạn, giảm thuế hỗ trợ các doanh nghiệp của Quốc hội, Chính phủ, ngành Thuế chủ động tham mưu UBND tỉnh triển khai các biện pháp quản lý thuế, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh. Cục Thuế đã ban hành công văn về việc tăng cường quản lý khai thác nguồn thu; đẩy mạnh triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Đặc biệt, ngành Thuế phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng quy chế phối hợp giữa các sở, ngành và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý thu, nộp NSNN. Cùng với đó, Cục Thuế đã phối hợp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn lận thuế. Tính đến ngày 31/7/2024, ngành Thuế đã phối hợp thực hiện 159 cuộc thanh tra, kiểm tra. Qua đó truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp 251 tỷ đồng, trong đó đã truy thu được những doanh nghiệp lớn nợ đọng thuế như Công ty Hoàng Mai 231 tỷ đồng. Giảm số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 3,7 tỷ đồng, giảm lỗ 103,8 tỷ đồng. Số tiền nộp NSNN sau thanh tra, kiểm tra 12 tỷ đồng. Với các biện pháp quản lý, đôn đốc, ngành Thuế đã xử lý và thu được 277 tỷ đồng nợ tại thời điểm 31/12/2023.
Tuy nhiên, đến thời điểm này tổng số tiền nợ thuế trong toàn tỉnh là 3.960 tỷ đồng, riêng tiền sử dụng đất nợ khoảng 2.116 tỷ đồng, chiếm 53% tổng số nợ thuế. Trong tổng số nợ thuế có 43 tỷ đồng nợ khó đòi, 213 tỷ đồng đang chờ xử lý và hơn 3 nghìn tỷ đồng có khả năng thu.
Đồng chí Nguyễn Thị Hương Nga, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: Tiếp tục đôn đốc thu nộp NSNN, từ nay đến cuối năm, ngành Thuế theo dõi chặt chẽ nguồn thu, thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá, phân tích làm rõ nguyên nhân khoản thu còn thất thu, còn tiềm năng đề ra biện pháp quản lý có hiệu quả. Tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, dịch vụ viễn thông, internet, công tác quản lý sử dụng hoá đơn điện tử và phối hợp với các sở, ngành trong quản lý tem điện tử rượu, thuốc lá, vì đây là những lĩnh vực còn tiềm năng thu và khó quản lý nguồn thu. Đặc biệt, ngành sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp nợ đọng thuế để nắm bắt tình hình sản xuất - kinh doanh, khả năng tài chính và cam kết thời gian thực hiện nộp tiền thuế sử dụng đất đối với doanh nghiệp nợ NSNN. Bởi thực tế số tiền nợ thuế hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.
Tháo gỡ các khoản thu từ thuê tiền sử dụng đất, từ đầu năm đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chủ động đôn đốc các đơn vị tư vấn định giá và phối hợp với các đơn vị trong giải quyết những vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ định giá đất các dự án nhà ở, dự án đấu giá quyền sử dụng đất, dự án thương mại, dịch vụ đã giao đất, cho thuê đất để trình hội đồng thẩm định giá đất tỉnh thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Tính đến cuối tháng 8, Sở TN&MT đã thẩm định 7 dự án thuê đất trả tiền hàng năm; tiếp tục đôn đốc, hoàn thiện việc xác định giá đất cụ thể đối với 4 dự án nhà ở.
Đồng chí Nguyễn Khắc Long, Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết: Hiện nay, Sở thực hiện việc đôn đốc thu tiền thuê đất đối với dự án của Công ty cổ phần đô thị sinh thái dầu khí Hoà Bình và Công ty TNHH đảo Ngọc Xanh Kỳ Sơn, là 2 doanh nghiệp nợ đọng tiền thuê đất khá lớn, cố gắng đảm bảo đến hết quý IV/2024 sẽ hoàn thành việc thu nộp tiền thuê đất, tiền chậm nộp của dự án. Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc 30 dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất chưa xác định giá đất cụ thể.
Để hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ giao, HĐND tỉnh quyết định, tạo điều kiện thuận lợi góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2024 cũng như cả giai đoạn 2021 - 2025, mới đây, UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quyết liệt, chủ động thực hiện công tác tài chính, ngân sách những tháng cuối năm. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại các chỉ thị, kế hoạch, quyết định của UBND tỉnh về công tác tài chính - ngân sách năm 2024. Tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan: Tài chính, Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp quản lý thu, chống thất thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh theo quy định; chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; triệt để xử lý, thu hồi nợ đọng thuế…
Đinh Hòa
Trong 3 năm (2021 - 2024), trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Tỉnh uỷ về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”, Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi đã chỉ đạo Hội Nông dân huyện triển khai thực hiện hiệu quả Đề án này.
Cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại cho các địa phương trong tỉnh. Tại huyện Lạc Sơn, mưa lũ đã tàn phá nhiều cây cối, hoa màu. Đặc biệt, vựa lúa Mường Vang ghi nhận gần 500 ha lúa chuẩn bị thu hoạch bị đổ, hư hại.