Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 28/2, Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) về việc Anh rời khỏi khối này (còn gọi là Brexit), ông Michel Barnier, đã công bố một bản phác thảo pháp lý đầu tiên về "Thỏa thuận rút lui" giữa EU và Vương quốc Anh.


Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) về Brexit, ông Michel Barnier. (Ảnh: THX/TTXVN)

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels, ông Michel Barnier đánh giá cần phải tăng tốc các cuộc đàm phán để đảm bảo nước Anh ra đi có trật tự.

Ông cũng cho biết dự thảo này phải được 27 nước thành viên thảo luận trước khi đặt lên bàn đàm phán với Anh và điều này rất cần thiết cho các cuộc đàm phán.

Trưởng đoàn đàm phán EU giải thích hiện các bên cần thảo luận trên cơ sở văn bản do châu Âu đưa ra vì thời gian còn rất ít.

Theo kế hoạch ưu tiên của EU, hai bên phải đạt được một thỏa thuận cuối cùng trước mùa Thu tới để có đủ thời gian cho 27 nước thành viên EU, Nghị viện châu Âu và Nghị viện Anh phê chuẩn thỏa thuận này trước ngày định mệnh 29/3/2019.

Ông Michel Barnier đánh giá đây là thời điểm quan trọng cho các cuộc đàm phán, thời điểm công bố dự thảo thỏa thuận trong một tiến trình dài và phức tạp của cuộc đàm phán khó khăn mà tất cả các bên đều hi vọng thành công.

Văn bản, có 168 điều khoản trong 120 trang, bao gồm nội dung chủ yếu của các cuộc thảo thuận đã được thống nhất vào tháng 12/2017 trên ba chủ đề then chốt là số phận của các kiều dân của hai bên, thanh toán tài chính và tương lai biên giới biên giới Cộng hòa Ireland và tỉnh Bắc Ireland của Anh.

Ông Michel Barnier cũng cho biết theo dự thảo, tỉnh Bắc Ireland của Anh có thể bảo toàn những quy định trên cơ sở phù hợp với quy định của liên minh thuế quan hậu Brexit.

Ông cho biết văn bản phác thảo này cũng đề cập tới một giải pháp, theo đó Bắc Ireland vẫn trong liên kết hoàn toàn với C​ộng hòa Ireland - nước thành viên của EU, với thị trường chung EU và Liên minh thuế quan nếu không có giải pháp nào khác được đưa ra.

Văn bản cũng nêu chi tiết các quy định về giai đoạn chuyển tiếp mà Anh mong muốn sau khi nước này rời khỏi EU vào cuối tháng 3/2019 để tránh những thiệt hại có thể có do sự cắt đứt đột ngột trong lúc chờ đợi ký kết các Hiệp định tự do thương mại giữa hai bên.

Trước đó ngày 27/2, ông Michel Barnier đã cảnh báo rằng một giai đoạn chuyển giao hậu Brexit kéo dài vô thời hạn là không khả thi, đồng thời nhấn mạnh châu Âu kiên quyết kết thúc giai đoạn này vào cuối năm 2020.

Ngoài vấn đề liên quan đến thời hạn, nhiều bất đồng khác vẫn còn tồn tại trong giai đoạn chuyển tiếp này như việc EU đòi hỏi các quyền công châu Âu đến Anh trong giai đoạn chuyển tiếp phải giống như quyền của những người đã đến Xứ sở sương mù trước thời điểm Anh rút khỏi EU trong khi Anh không đồng ý.

Dự thảo thỏa thuận sẽ được trình lên Hội đồng châu Âu và nhóm chuyên trách về Brexit của Nghị viện châu Âu để thảo luận trước khi chuyển cho London để đàm phán.

Hội đồng châu Âu cũng hối thúc Anh làm rõ quan điểm của mình về khuôn khổ mối quan hệ trong tương lai để phục vụ cho Hội nghị thượng đỉnh EU sẽ diễn ra ngày 22-23/3 tới, tại đó các nhà lãnh đạo EU dự kiến thông qua các đường hướng chính cho tương lai mối quan hệ giữa hai bên.

Phản ứng về văn kiện trên, Thủ tướng Theresa May cùng ngày cảnh báo London sẽ không bao giờ cho phép EU "làm xói mòn" sự toàn vẹn của hiến pháp nước này.

Phát biểu trước Quốc hội Anh, Thủ tướng May nêu rõ nếu được thực thi, văn bản trên sẽ hủy hoại thị trường chung của Anh, đe dọa sự toàn vẹn hiến pháp của Anh khi tạo ra một hàng rào thuế quan và điều tiết dọc Biển Ireland và sẽ không một thủ tướng nào của Anh chấp nhận điều đó./.

TheoVietNamPlus

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục