Ukraina đã bước sang tuần thứ hai với vị tổng thống mới - thủ lĩnh Đảng Các vùng Viktor Yanukovich. Cả cử tri của ông lẫn những người không bỏ phiếu cho ông đều trông chờ ở chính quyền mới những cải cách căn bản.

Tuy nhiên, đại bộ phận người Ukraina đều có chung nhận xét: Đất nước của họ đang ở trong giai đoạn nặng nề và chính quyền mới phải đối mặt với một nhiệm vụ vô cùng khó khăn là thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị kéo dài. Ông Yanukovich thừa hưởng một di sản nặng nề hơn so với người tiền nhiệm Viktor Yushchenko.

Lễ nhậm chức tổng thống của ông Yanukovich diễn ra ngày 25.2 tại Kiev (ảnh) được nhiều nhà quan sát coi là kỳ lạ nhất trong những năm tháng độc lập của Ukraina. Trước hết là vì sự vắng mặt của 2 tổng thống tiền nhiệm là Leonid Kuchma và Viktor Yushchenko, Đại biểu Quốc hội thuộc Khối Yulia Tymoshenko và Tổng thống Nga Dmitri Medvedev.

Ngay cả Tổng thống Medvedev không thể đến được vì có lý do chính đáng (hôm đó ông tiếp Tổng thống Lebanon tại Điện Kremlin), thì cũng thật khó hiểu khi đại diện cho nước Nga không phải là nhân vật số 2 hay số 3, mà là nhân vật số 4 – Chủ tịch Duma Quốc gia Boris Gryzlov.

Ngoài ra, Chính phủ Ukraina vẫn do bà Tymoshenko đứng đầu, đã không chi một đồng grivna nào cho lễ nhậm chức, thậm chí không chi cả xăng cho chiếc xe chở tổng thống. Rõ ràng phe da cam đã sớm quên rằng, chính phủ của ông Yanukovich năm 2005 đã chi gần 900 nghìn USD cho lễ nhậm chức của ông Yushchenko.

Những người quan sát cũng ngạc nhiên khi thấy vị tân tổng thống trước lễ nhậm chức lại đến dự buổi lễ cầu nguyện do Giáo chủ đạo Slavơ chính thống toàn Nga Kirill từ Mátxcơva đến thực hiện tại nhà thờ Kievo-Pecherskaya Lavra. Điều này khiến những người quá khích muốn nhà thờ Ukraina độc lập với Mátxcơva tức giận.

Những người không thiện cảm với tân tổng thống, mà chủ yếu là những người ủng hộ  bà Tymoshenko, tìm ra đủ mọi “điềm dữ” mà họ cho rằng báo hiệu sự thất bại của ông Yanukovich.

Dấu hiệu đầu tiên là sự sụp đổ của tượng đài những người sáng lập ra thủ đô Kiev – anh em Kyi, Shek, Khoriv và Lybed đúng một ngày trước lễ nhậm chức. Theo cảnh sát thì tượng đài tự sụp đổ vì nguyên nhân kỹ thuật, không có sự tác động từ bên ngoài, nhưng điều đó cũng đủ khiến người ta đồn đãi.

Sự cố thứ hai xảy ra ngay tại lễ nhậm chức: Khi  tổng thống tiến gần đến cổng chào của Quốc hội, thì gió lớn khiến những cánh cổng nặng nề bằng gỗ sồi từ từ đóng lại. Những người lính danh dự phải vất vả lắm mới ngăn được chúng đập vào nhau, để không xảy ra tai nạn đối với vị tổng thống lúc đó đã có mặt ở giữa hai cánh cổng.

Nhưng dù thế nào thì lễ nhậm chức cũng đã diễn ra suôn sẻ. Ông Yanukovich đã tuyên thệ trung thành với nhân dân Ukraina và chính thức nắm quyền. Người dân Ukraina bắt đầu trông chờ vị tân tổng thống ổn định hoá tình hình trong nước, cải thiện đời sống nhân dân và bình thường hoá quan hệ với các nước, mà trước hết là với nước Nga.

Nhưng Kremlin có phần thất vọng khi Tổng thống Yanukovich thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên không phải đến Mátxcơva, mà là đến Brussels - nơi mà Liên minh Châu Âu mong ông sửa chữa những sai lầm của người tiền nhiệm Yushchenko. Các nghị sĩ Châu Âu hy vọng ông sẽ bãi bỏ sắc lệnh mà ông Yushchenko ký phong danh hiệu Anh hùng Ukraina cho Stepan Bander – lãnh tụ phong trào dân tộc chủ nghĩa của Ukraina, người đã từng hợp tác với phátxít Đức. Nhưng trước đó ông Yanukovich đã cho biết ông sẽ không xem xét lại những sắc lệnh của ông Yushchenko.

Chuyến đi Brussels là sự khởi đầu cho chính sách mới của Ukraina. Ông Yanukovich chủ trương Ukraina sẽ là nhịp cầu giữa Đông và Tây, “là một phần thống nhất của Châu Âu và Liên Xô cũ”. Kết quả của việc “Ukraina sẽ lựa chọn chính sách đối ngoại cho phép đất nước chúng tôi nhận được nhiều nhất từ sự phát triển mối quan hệ bình đẳng và đôi bên cùng có lợi với nước Nga, Liên minh Châu Âu, Mỹ và các nước khác có ảnh hưởng tới sự phát triển trên thế giới” sẽ chỉ được thấy sau một thời gian nữa.  

                                                                            Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Triều Tiên từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản

Bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, tuyên bố nước này sẽ từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản.

LHQ kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza

Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.

Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục