Hội đồng Bảo an LHQ đã lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về cuộc xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia, nhưng quyết định chuyển vấn đề này cho ASEAN trong phiên họp kín thảo luận tranh chấp biên giới giữa hai nước vừa kết thúc.

 Xung đột đã khiến hàng nghìn người dân dọc biên giới hai bên phải lánh nạn.

Lên tiếng tại cuộc họp báo sau khi diễn ra các cuộc họp kín tại New York với hai bộ trưởng ngoại giao của Thái Lan và Campuchia, bà Maria Luiza Ribeiro Viotti, người Brazil, hiện là chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an, nói rằng các nước thành viên cơ quan này lên tiếng lo ngại sâu xa về những vụ đụng độ.

Bà Ribeiro Viotti nói Hội đồng khuyến nghị cả hai chính phủ hãy “kiềm chế tối đa” và thực thi lệnh ngưng bắn vĩnh viễn tại dải đất dọc theo biên giới chung, nơi đã có ít nhất 10 người chết trong các vụ đụng độ giữa các binh sĩ của hai quốc gia đông nam châu Á này.

Theo bà Ribeiro Viotti, Campuchia đã yêu cầu Hội đồng Bảo an triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình đến biên giới, nhưng cơ quan này xác định rõ rằng vai trò của Hội đồng Bảo an chỉ giới hạn trong việc ủng hộ “các nỗ lực song phương và nỗ lực của khu vực” thương lượng nhằm chấm dứt xung đột.

Các thành viên Hội đồng Bảo an giờ đây hy vọng vấn đề này sẽ được giải quyết với sự tham gia của ASEAN, tổ chức mà cả hai nước đều là thành viên.

Tại cuộc họp báo, ông Marty Natalegawa, Ngoại trưởng Indonesian - nước chủ tịch luân phiên của ASEAN, cũng nói rằng cuộc xung đột biên giới Thái Lan-Camuchia cần được giải quyết hoà bình, thông qua thương lượng và đối thoại.

Theo báo chí Mỹ, trong cuộc thảo luận kín của Hội đồng Bản an, các bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan và Campuchia đã tìm cách giải thích những biến cố gây nên 4 ngày giao tranh bằng trọng pháo ngang qua biên giới. Bên nọ đổ lỗi cho bên kia đã gây hấn trước, nhưng không có một nhân chứng độc lập nào từ địa điểm ngôi đền để làm sáng tỏ tình hình.

Vụ giao tranh diễn ra gần khu đất tranh chấp bao quanh đền Preah Vihear, một ngôi đến cổ có từ thế kỷ thứ 11. Ngôi đền này đã được tuyên bố là một di sản của thế giới.

Trước phiên họp, Thủ tướng Thái Lan nói rằng ông tin tưởng rằng Campuchia sẽ bị qui lỗi đã gây nên những vụ đụng độ, khiến cho hơn 2.000 dân làng phải bỏ nhà lánh nạn kể từ ngày 4/2. Còn Thủ tướng Campuchia Hun Sen yêu cầu mở cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an, cho rằng các lực lượng Thái Lan đã xâm lăng nước ông.

                                                                                      Theo Dantri

 

 

Các tin khác


Triều Tiên từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản

Bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, tuyên bố nước này sẽ từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản.

LHQ kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza

Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.

Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục