Dự thảo ngân sách năm 2012 được Tổng thống Barack Obama trình Quốc hội hôm 14/2 (theo giờ địa phương) không những thu hút sự quan tâm của người dân Mỹ, mà còn của nhiều quốc gia cũng như giới chuyên môn bởi những nguyên nhân khác nhau.

 

Thứ nhất, liên quan tới khoản ngân sách trị giá 3.730 tỷ USD. Khoản ngân sách này (bắt đầu có hiệu lực từ 1/10) chủ yếu giành cho các chương trình liên quan tới hạ tầng cơ sở và giáo dục…, còn nhiều hạng mục khác đều bị hạn chế chi nhằm giảm 1.100 tỷ USD thâm hụt ngân sách trong 10 năm tới. Để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách, Tổng thống Barack Obama dự định giảm chi đối với hơn 200 chương trình không liên quan tới an ninh. Riêng trong tài khóa 2012 đặt mục tiêu giảm 33 tỷ USD.

Thứ hai, cắt giảm ngân sách dành cho quốc phòng. Ngân sách 2012 của Bộ Quốc phòng chỉ còn 656 tỷ USD (giảm 2,7% so với mức 674 tỷ USD của tài khóa 2011), trong đó có 118 tỷ USD cho các hoạt động quân sự ở AfghanistanIraq. Trong 5 năm tới, ngân sách dành cho quốc phòng sẽ giảm 78 tỷ USD, chủ yếu cho các chương trình vũ khí không quan trọng như máy bay C-17, động cơ cho máy bay chiến đấu joint Strike Fighter và phương tiện vận chuyển cho lực lượng lính thủy đánh bộ.

Tổng thống Barack Obama.

Thứ ba, tăng chi phí cho một số lĩnh vực khác mà Tổng thống Barack Obama thấy cần thiết để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong tài khoá 2012, ngành giáo dục được chi 77,4 tỷ USD (tăng 11%) còn Bộ Ngoại giao được cấp 55 tỷ USD (tăng 22%). Tổng thống Barack Obama cũng đề xuất tăng chi phí cho phát triển và nghiên cứu y sinh học, tăng gấp đôi chi ngân sách cho việc sử dụng hiệu quả năng lượng, chi cho kế hoạch đường sắt cao tốc…

Thứ tư, những tranh luận. Trong khi Tổng thống Barack Obama và lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện, ông Harry Reid coi dự thảo ngân sách năm 2012 là sự hy sinh và lựa chọn khó khăn, là kế hoạch dài hạn mang tính trách nhiệm cao nhằm giảm 1/2 thâm hụt ngân sách thì Chủ tịch Hạ viện John Boehner lại coi kế hoạch ngân sách mới của người đứng đầu Nhà Trắng có quá nhiều khoản chi tiêu, giảm quá nhiều thuế và vay quá nhiều.

Thứ năm, những cảnh báo. Dự thảo ngân sách năm 2012 cho thấy, thâm hụt ngân sách trong năm tài khóa hiện nay của Mỹ sẽ tăng lên mức cao kỷ lục 1.645 tỷ USD. Tổng thống Barack Obama dự kiến thâm hụt ngân sách trong 10 năm tới sẽ lên mức 7.210 tỷ USD và mức thâm hụt hàng năm thấp nhất là 607 tỷ USD.

Với mức thâm hụt dự kiến trong tài khóa 2012 giảm xuống còn 1.101 tỷ USD, ngân sách của Mỹ đạt mức thâm hụt kỷ lục trong 4 năm liên tiếp, vượt mức 1.000 tỷ USD/năm. Đến năm 2015 thâm hụt ngân sách giảm từ mức 10,9% trong năm tài khóa 2011 hiện nay xuống mức 3,2% GDP. Nếu kết thúc năm tài chính 2011 (30/9) dư nợ dự kiến đạt 1.5476 tỉ USD thì đây là lần đầu tiên nợ công của Mỹ chính thức vượt quá GDP kể từ Đại chiến thế giới lần thứ II.

Giới chuyên môn cho rằng, dự thảo ngân sách năm 2012 là tin buồn đối với tầng lớp nghèo và trung lưu bởi Tổng thống Barack Obama đề nghị hủy bỏ hoặc cắt giảm kinh phí của hơn 200 chương trình nhằm tiết kiệm khoảng 33 tỉ USD vào năm 2012.

Giám đốc ngân sách Nhà Trắng Jack Lew cho biết, kế hoạch kể trên sẽ giúp Chính phủ giảm được một nửa thâm hụt ngân sách liên bang vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Barack Obama. Tạp chí kinh tế Tiền tệ và Thị trường của Mỹ số ra ngày 14/2 đã đề cập tới 6 nguy cơ đang thách thức đà phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ

 

                                                                                   Theo CAND

Các tin khác


Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục