Các chuyên gia hạt nhân và các nhà địa chất học cảnh báo: Ít nhất 32 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động hoặc đang xây dựng ở Châu Á đứng trước nguy cơ bị sóng thần tấn công.

Nhà máy điện hạt nhân Ling’ao bên bờ vịnh Đại Á, gần Thâm Quyến, Trung Quốc.
Nhà máy điện hạt nhân Ling’ao bên bờ vịnh Đại Á, gần Thâm Quyến, Trung Quốc.

Thiếu thông tin

Bộ khung của một nhà máy điện nguyên tử được xếp vào loại lớn nhất thế giới đang dần hình thành bên bờ biển phía đông nam Trung Quốc, ngay cửa ngõ Hồng Kông. Ba nhà máy khác gần đó hoặc đang hoạt động, hoặc đang xây dựng. Các nhà máy của Trung Quốc nằm trong vòng vài trăm kilômét thuộc vùng đứt gãy ngầm của trái đất giống khu vực đã sinh ra trận động đất lớn nhất kèm sóng thần vừa qua ở Fukushima.

Vùng đứt gãy ngầm này - hay còn gọi là rãnh Manila - chưa từng gây ra trận động đất lớn nào trong ít nhất 440 năm qua, nên các chuyên gia cho rằng sức ép vẫn đang tiếp tục dồn nén, làm tăng nguy cơ bùng nổ. Nếu điều đó xảy ra, 4 nhà máy ở miền nam Trung Quốc và một nhà máy nữa ở cực nam Đài Loan sẽ nằm trên con đường đi qua của sóng thần. David Yuen - Giáo sư Đại học Minnesota (Mỹ) - khẳng định: “Chúng ta phải dự đoán trước rằng các nhà máy sẽ bị tấn công. Có thể không phải 10 năm nữa mà 50 đến 100 năm nữa”.

Châu Á - một trong những vùng có các hoạt động địa chấn nhiều nhất thế giới - đang trải qua thời kỳ hưng thịnh của hạt nhân để cung cấp đủ điện cho dân số khổng lồ và các nền kinh tế đang bùng nổ. Tuy nhiên, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, một vài quốc gia khác dù đang “sốt” xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trên bờ biển, song được cho là ít sử dụng khoa học mới để xác định xem những khu vực đó có an toàn không.

Theo các chuyên gia, 32 nhà máy điện hạt nhân ở Châu Á có nguy cơ bị sóng thần tấn công. Ngay cả khi các quốc gia đã có đánh giá thích hợp về tác động địa chấn, nhiều trường hợp họ cũng không chia sẻ các thông tin đó với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), khiến các chuyên gia rất mù mờ thông tin.

Những nghiên cứu này rất quan trọng trong việc quyết định đặt nhà máy điện hạt nhân ở đâu. Bởi hầu hết các nhà máy được xây dựng bên bờ biển, bên sông hồ để cung cấp đủ lượng nước khổng lồ cho các lò phản ứng khỏi quá nóng. Những lò phản ứng trên đồi cao hoặc vách đá cũng có nguy cơ bị đe doạ, bởi đường ống dùng đưa nước làm nguội có thể bị hỏng khi có sóng thần.

Bài học Nhật Bản

Các chuyên gia hy vọng rằng, Nhật Bản đã đem lại một bài học quan trọng cho thế giới: Khi nói đến an toàn hạt nhân, phải tưởng tượng ra cả những điều không thể tưởng tượng nổi. Đây không phải lần đầu tiên sóng thần đe doạ lò phản ứng hạt nhân. Động đất và sóng thần năm 2004 đã khiến các đợt sóng kéo đến tận một nhà máy điện hạt nhân ở thị trấn Kalpakkam ở miền nam Ấn Độ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử của đất nước này, cách tâm chấn khoảng 1.700km. Tuần trước, một quan chức Chính phủ Ấn Độ nói rằng, Ấn Độ sẽ rà soát lại an toàn ở tất cả các nhà máy điện hạt nhân để ngăn chặn thảm hoạ như Nhật Bản.

Chưa rõ thảm hoạ ở Nhật có phải là hồi chuông cảnh tỉnh với Trung Quốc hay không. Trước đây, nhà chức trách Trung Quốc nói rằng, các nhà máy dọc bờ biển đông nam nước này sử dụng công nghệ hiện đại nhất, có thể chịu đựng được các trận bão khổng lồ. Còn về khả năng sóng thần, ông Li Zhong-Cheng (Trung tâm Năng lượng quốc gia Trung Quốc) phát biểu trên tờ China Daily rằng, các vùng ven biển của Trung Quốc được bảo vệ bởi thềm lục địa rộng và nông, không tạo điều kiện cho việc hình thành sóng lớn do động đất. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho biết, chưa đủ nghiên cứu để tuyên bố như vậy.

                                                                         Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Mỹ thúc giục Trung Quốc củng cố đối thoại quốc phòng

Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.

Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục