(HBĐT) - Hàn Quốc đã quyết định không công khai kết quả của chiến dịch tìm kiếm các mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên sau khi nó rơi xuống Hoàng Hải sau vụ phóng thất bại hôm 13/4.



Tên lửa của Triều Tiên đã vỡ thành nhiều mảnh và rơi xuống biển chỉ hơn phút sau khi rời bệ phóng hôm 13/4.
 
Hàn Quốc đã tiến hành một chiến dịch quy mô và triển khai hơn 10 tàu để tìm kiếm các mảnh vỡ tên lửa kể từ khi vụ phóng của Triều Tiên thất bại hôm 13/4.
 
Các nguồn tin hôm qua cho biết Seoul vẫn thận trọng trong việc tiết lộ chi tiết cuộc tìm kiếm đang tiếp diễn về các mảnh vỡ để tránh khiêu khích Bình Nhưỡng.
 
Hồi đầu tháng này, Triều Tiên đã cảnh báo sự trả đũa “không thương tiếc” trước bất kỳ nỗ lực nào nhằm tìm kiếm các bộ phận tên lửa của nước này.

“Chúng tôi sẽ hạn chế trong việc tiết lộ bất kỳ thông tin nào về việc tìm thấy các mảnh vỡ tên lửa”, một phát ngôn viên của Bộ quốc phòng Hàn Quốc (MND) nói.

“Nhiều người tỏ ra nghi ngờ về việc đổ hàng chục triệu USD vào sứ mệnh tìm kiếm mà có thể kết thúc bằng một thất bại và chỉ làm gia tăng căng thẳng giữa 2 miền Triều Tiên mà thôi”, phát ngôn viên nhấn mạnh.

Theo quan chức trên, tên lửa Triều Tiên đã vỡ ra thành 20 mảnh và rơi rải rác xuống một khu vực rộng lớn ở Hoàng Hải.

Phát ngôn viên nói nói thêm rằng mặc dù các mảnh vỡ rơi xuống vùng biển quốc tế nhưng hải quân Hàn Quốc sẽ không có phép các tàu Triều Tiên tham gia vào các nỗ lực tìm kiếm vì khu vực nằm trong Các vùng hoạt động được công nhận (AAO) của Hàn Quốc.

Một quan chức cấp cao của hải quân cũng xác nhận rằng MND quyết định không cung cấp thông tin về chiến dịch trục vớt các mảnh vỡ tên lửa, nói rằng Triều Tiên có thể dùng các hoạt động tìm kiếm của quân đội Hàn Quốc để biện hộ cho các hành động gây hấn tiếp theo.

Các quan chức MND đã bày tỏ tin tưởng rằng họ sẽ thành công trong việc dò tìm địa điểm của các  mảnh vỡ vốn rơi xuống vùng biển cách bờ biển phía tây Hàn Quốc 100-150km.

Họ nói việc trục vớt sẽ giúp Seou hiểu nguyên nhân thất bại của Triều Tiên nhằm đưa vệ tinh vào quỹ đạo, nói thêm rằng đã bắt đầu phân tích một mảnh vỡ nổi mà hải quân tìm thấy.
 
Vòng tròn đỏ lớn là địa điểm các mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên được tin đã rơi xuống.
 
Nên hay không nên?
 
Tuy nhiên, Lee Seok-woo, một giáo sư luật tại Đại học Inha, cho rằng sẽ là sáng suốt nếu Seoul cho phép các tàu Triều Tiên tìm kiếm các mảnh vỡ trong vùng biển quốc tế nhằm ngăn ngừa nguy cơ leo thăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

“Các quyền về mảnh vỡ tên lửa trong vùng biển quốc tế được dựa trên cơ sở “ai đến trước được phục vụ trước”. Một cuộc xung đột có thể xảy ra nếu cả hai miền Triều Tiên đều đòi hỏi sự độc quyền đối với các manh vỡ”, ông Lee nói.

Kim Yong-hwan, chuyên gia luật quốc tế tại Quỹ lịch sử Đông Bắc Á, cũng đồng tình với quan điểm trên, nói thêm rằng Seoul phải có nghĩa vụ trả các mảnh vỡ được tìm thấy cho Bình Nhưỡng nếu Triều Tiên đồng ý thanh toán các chi phí tìm kiếm.

Tuy nhiên, giáo sư luật Kim Suk-hyun tại Đại học Dankook lại có quan điểm khác. Ông cho rằng Hàn Quốc không có trách nhiệm phải trả lại các mảnh vỡ vì vụ phóng tên lửa của Triều Tiên rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế.

“Nếu một người mang vũ khí trái phép, việc tịch thu nó có thể là chính đáng”, ông Kim nói.

“Theo luật quốc tế, Triều Tiên không có quyền ngăn chặn Hàn Quốc tìm kiếm các mảnh vỡ vì các lý do an toàn hoặc môi trường. Nhưng Seoul sẽ cần trả lại chúng cho Bình Nhưỡng nếu Triều Tiên yêu cầu”, ông cho biết.

Các nhà quan sát cho rằng Hàn Quốc và Mỹ nhiều khả năng không thể tìm kiếm một nghị quyết của Hội đồng bảo an lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, mà nhiều nước coi là nguỵ trang cho một vụ thử tên lửa tầm xa, do những lo ngại từ Trung Quốc về khả năng xỷa ra vụ thử hạt nhân thứ 3 của Triều Tiên.

Hội đồng bảo an đã lấy làm tiếc về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sau khi triệu tập một hội nghị khẩn cấp gồm 15 nước thành viên, nhưng không áp dụng các biện pháp trừng phạt mới chống lại Bình Nhưỡng.

 

                                                                        Theo Dantri

 

Các tin khác


Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo ở các vựa lúa gạo tiếp tục giảm

Giá gạo thế giới đã tăng vọt sau khi Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu từ ngày 25/8, bên cạnh các biện pháp hạn chế xuất khẩu hiện có đối với gạo trắng non-basmati.

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ Libya hơn 70 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp khoản viện trợ trị giá 71,4 triệu USD để giúp Libya khắc phục hậu quả thảm họa lũ lụt do bão Daniel gây ra ngày 10/9 vừa qua.

Tháng 9 đặc biệt của tình hữu nghị Việt Nam-Cuba

(HBĐT) - Thời điểm mùa thu tháng 9 luôn gợi lại những ký ức đẹp đẽ trong mối quan hệ hữu nghị bền chặt Việt Nam-Cuba với nhiều sự kiện đáng nhớ: Cuba thành lập Ủy ban đoàn kết đầu tiên với Việt Nam (25/9/1963) và Chủ tịch Fidel castro tới Việt Nam (1973). Mối quan hệ lịch sử Việt Nam-Cuba được nhân dân hai nước không ngừng vun đắp để tiếp nối truyền thống đầy tự hào của tình đồng chí đoàn kết, gắn bó, tin cậy.

Australia điều động thêm lực lượng khống chế cháy rừng lan rộng

Lực lượng tiếp viện đã được điều động để ứng phó với đám cháy rừng lớn ở Lãnh thổ phía Bắc (NT) của Australia trong bối cảnh lửa tiếp tục lan về phía thị trấn Tennant Creek.

Từ Libya tới Trung Quốc, thế giới hứng chịu 8 đợt lũ lụt thảm khốc chỉ trong 11 ngày

Trận lũ lụt thảm khốc ở thành phố Derna (Libya) chỉ là trường hợp mới nhất trong chuỗi các trận mưa dữ dội tấn công nhiều nơi trên thế giới trong hai tuần qua.

Điện chia buồn về thiệt hại do bão Daniel gây ra tại Libya

Được tin cơn bão Daniel xảy ra tại Derna, Libya ngày 10/9 gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ngày 13/9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gửi điện chia buồn tới Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Nhà nước Libya Mohammed Yunus Al-Menfi; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Abdul Hamid Dbeibeh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục