Mặc dù có một số đại biểu Quốc hội đề nghị quay trở lại gọi tên các cấp học phổ thông là cấp I, II, III như trước đây, song Ban soạn thảo giải thích cách gọi hiện nay là phù hợp và thống nhất với quốc tế.
Tại phiên
thảo luận ở tổ chiều 8-11 trong Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khoá XIV, đại biểu Cao
Đình Thưởng (Phú Thọ) tán thành chủ trương đổi mới giáo dục là cần thiết, nhưng
ông cho rằng không phải điều gì mới mẻ cũng là ưu việt, quay lại những nội dung
cũ mà thích hợp thì cũng là đổi mới. Đại biểu đề nghị gọi các cấp học như trước
đây là cấp I, II, III cho thuận tiện hơn.
Đề nghị này cũng được một số đại biểu nêu lên
tại các phiên thảo luận ở kỳ họp trước.
Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Giáo dục
và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ cho biết: Luật Giáo dục năm 1998 được Quốc
hội thông qua ngày 2-12-1998 đã quy định hệ thống giáo dục quốc dân gồm: giáo
dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc
tiểu học và bậc trung học, bậc trung học có hai cấp học là cấp THCS và cấp THPT
(Điều 6). Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp tiểu học,
bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT... (Điều 7). Luật Giáo dục năm 2005
(được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông có tiểu học, THCS,
THPT… (Điều 4). Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp
THCS, bằng tốt nghiệp THPT… (Điều 8).
Tên gọi các cấp học giáo dục phổ thông của các
quy định nêu trên cũng phù hợp với tên gọi của các nước trong khu vực và quốc
tế như:Thái-lan, giáo dục cơ bản gồm
sáu năm tiểu học và sáu năm trung học (ba năm THCS và ba năm THPT); Trung Quốc,
giáo dục phổ thông bao gồm bậc tiểu học, bậc THCS, bậc THPT; Hàn Quốc gồm tiểu
học, trung học; tại Anh, giáo dục phổ thông được chia thành: giáo dục tiểu học;
giáo dục trung học.
"Vì vậy, Ban soạn thảo đề nghị được giữ
như quy định của Luật Giáo dục hiện hành về tên gọi các cấp học của giáo dục
phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục hiện hành để khi cấp văn bằng bảo đảm
tính hội nhập, phù hợp và thống nhất với các nước trong khu vực và trên thế
giới" - Bộ trưởng nói trước Quốc hội.
Theo báo Nhân dân
(HBĐT) - Trường THCS Sông Đà (TP Hòa Bình) tiền thân là trường cấp I - II Sông Đà, được thành lập vào tháng 8/1976 theo nhu cầu phát triển văn hóa – giáo dục phục vụ con em cán bộ, công nhân viên của Tổng Công ty xây dựng thủy điện Sông Đà. Trường hiện có 45 cán bộ, giáo viên, nhân viên với 4 tổ công tác, gồm Tổ chuyên môn khoa học xã hội, Tổ chuyên môn khoa học tự nhiên, Tổ chuyên môn thể ngữ và Tổ văn phòng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra những nội dung cơ bản của phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, cách thức triển khai kỳ thi sẽ có một số điều chỉnh ở các khâu: Ra đề thi, coi thi, chấm thi, công bố kết quả và phương thức sử dụng kết quả thi.
Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Bùi Thế Duy đặt vấn đề: Ở thời điểm này nếu so sánh về lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI) với các cường quốc trên thế giới ở châu Âu, điển hình là Mỹ thì nước ta đi sau đến khoảng gần 70 năm. Vậy con đường nào cho chúng ta đi?
(HBĐT) - Ngày 4/11, trường Phổ thông liên cấp Sao Mai (thành phố Hòa Bình) đã phối hợp với nông trại hữu cơ Linh Dũng tại xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) tổ chức chương trình trải nghiệm học đường cho tập thể giáo viên và học sinh nhà trường.
(HBĐT) - Thật may mắn khi tôi là học trò của mái trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình, khóa học 1977-1980 và giờ đây là cán bộ quản lý của nhà trường. Được chứng kiến sự phát triển, lớn mạnh của nhà trường từ khi cơ sở vật chất là tranh tre, nứa lá cho đến cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với 674 học sinh như hiện nay. Bản thân tôi thấu hiểu và thấm thía những gian khổ, khó khăn mà các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường đã nỗ lực vượt qua.
(HBĐT) - Năm học 1993-1994, trường PT DTNT THPT tỉnh mới có 6 học sinh giỏi cấp tỉnh thì liên tục từ năm học 2012 - 2013 đến nay, trung bình mỗi năm nhà trường có trên 100 học sinh giỏi cấp tỉnh. Tính đến hết năm học 2017 – 2018, trường PT DTNT THPT tỉnh đã có 14 học sinh giỏi quốc gia. Những con số này thể hiện sự đột phá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường, từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nhà trường trở thành trường DTNT chất lượng cao của tỉnh.