Trong hai ngày 12 và 13-7, gần 4.000 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào hai trường chuyên của ĐH Quốc gia Hà Nội là THPT chuyên Khoa học tự nhiên và THPT chuyên Khoa học xã hội và nhân văn.
Thí sinh dự thi vào Trường chuyên Khoa học tự nhiên có mặt trong buổi thi đầu tiên ngày 12-7 - Ảnh: THY ANH
Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên năm nay nhận được 2.729 hồ sơ, tăng khoảng 100 hồ sơ so với năm ngoái. Tỉ lệ chọi cao nhất vào trường này là 1/7,9 với lớp chuyên hóa học, tiếp đó là chuyên toán với 1/7,8, chuyên tin học là 1/7,7, chuyên vật lý là 1/7,1 và chuyên sinh học là 1/4.
Trường THPT chuyên Khoa học xã hội và nhân văn năm đầu tiên tuyển sinh với trên 800 hồ sơ đăng ký dự thi, trong đó riêng đăng ký vào chuyên ngữ văn là 500 hồ sơ. Tỉ lệ chọi cao nhất là chuyên ngữ văn với 1/16,6, các lớp khác ở mức xấp xỉ 1/6.
Trước đó, ngày 4-7, Trường THPT chuyên ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 với gần 4.000 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó đông nhất là chuyên Anh với 2.174 thí sinh dự thi.
Theo Báo Tuổi Trẻ
(HBĐT) - Chiều 9/7, tại trường Chính trị tỉnh, Tỉnh ủy phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực I tổ chức lễ tốt nghiệp, trao bằng tốt nghiệp cho học viên lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung tỉnh khóa học 2018 - 2020. Dự buổi lễ có đồng chí Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; PGS.TS Hoàng Văn Hoan, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực I; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh uỷ.
(HBĐT) - Luật Giáo dục năm 2019 được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019. Luật gồm 9 chương, 115 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020. Báo Hòa Bình xin giới thiệu một số điểm mới cơ bản của luật.
(HBĐT) - Chất lượng, hiệu quả giáo dục phổ thông (GDPT) còn thấp so với yêu cầu, mặt bằng về kiến thức; kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn. Chương trình GDPT còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, tính ứng dụng thấp. Một số cán bộ, giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa thực sự trách nhiệm, tâm huyết với nghề, thậm chí còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp…
(HBĐT) - Mục tiêu đặt ra đến năm 2021, 100% các trường cao đẳng, trung cấp (CĐ, TC) trên địa bàn tỉnh có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên (HS, SV) khởi nghiệp, thúc đẩy việc thành lập trung tâm hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp; 100% HS, SV các trường CĐ, TC, THPT và các Trung tâm GDNN - GDTX được tiếp cận, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; ít nhất 30% trường THPT kết nối được với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để đưa học sinh đến trải nghiệm thực tế về hướng nghiệp - khởi nghiệp, được truyền cảm hứng từ doanh nhân địa phương. Đó là một số mục tiêu đặt ra trong công tác hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp đã, đang được các cấp, ngành quan tâm triển khai thực hiện.
Chính phủ vừa ra Nghị quyết về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế, trong đó nhấn mạnh thực hiện chủ trương "có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, "có bệnh nhân thì phải có viên chức y tế”.
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 tại hầu hết các địa phương được tổ chức trong tháng 7, chậm hơn một tháng so với mọi năm. Để giảm áp lực cho thí sinh và xã hội, nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) điều chỉnh thời gian ôn tập, lịch thi, giảm môn thi, giảm mức độ khó đề thi. Thời điểm này, các trường đang nỗ lực tổ chức ôn tập, hệ thống kiến thức, ổn định tâm lý, giúp học sinh bình tĩnh, tự tin khi bước vào kỳ thi.