Việc Bộ GD-ĐT chủ trương không xếp loại học lực của học sinh tiểu học vào học kỳ I gây nhiều băn khoăn cho phụ huynh.

Tại một cuộc họp phụ huynh cuối học kỳ 1 của Trường tiểu học TK - Hà Nội, nhiều phụ huynh cho rằng việc không xếp loại, không tính điểm kiểm tra học kỳ I để xếp loại học lực vào cuối năm học sẽ không khích lệ học sinh cố gắng học tập.

Tương tự, không tạo động lực cho giáo viên cố gắng giúp học sinh ôn tập, khắc phục yếu kém. Đa phần bậc phụ huynh phản đối cách làm mới này cũng là những người có quan điểm “thầy cô phải giao nhiều bài tập về nhà, phải bắt học sinh học nhiều, làm nhiều thì mới giỏi”.

Thế nhưng ông Lê Tiến Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, cho rằng đó chính là những quan niệm cần phải thay đổi vì thực tế cho thấy điểm số không phải thứ tạo nên động cơ học tập của học sinh, mà có thể sẽ là yếu tố gây áp lực cho học sinh ở lứa tuổi còn nhỏ. “Chúng tôi thay đổi vì quyền lợi của học sinh và đây là sự thay đổi mang tính nhân văn” - ông Thành khẳng định.

Theo ông Lê Tiến Thành, đối với học sinh tiểu học, việc giáo dục đi theo một đường thẳng, học sinh bắt buộc phải đi hết đoạn đường đó mới đánh giá được chính xác về học lực. Chính vì thế, việc chỉ lấy điểm cuối kỳ sẽ vừa giảm áp lực, vừa là cách đánh giá chính xác hơn. Những học sinh có kết quả kiểm tra bất thường (chênh lệch so với năng lực được giáo viên đánh giá trong quá trình học) sẽ được kiểm tra lại nhiều nhất là ba lần sau kỳ kiểm tra chính thức cuối năm học nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh.

Tuy nhiên, quy định mới trên đã không được nhiều trường tiểu học ở thành phố phổ biến kỹ cho giáo viên và phụ huynh. Vì vậy áp lực vẫn đè nặng lên học sinh vào những thời điểm ôn thi học kỳ. Một số trường giải thích “nếu biết không tính điểm, học sinh sẽ không học, phụ huynh sẽ xem nhẹ việc ôn tập, kiểm tra”.

Trên thực tế, tại Hà Nội đã có nhiều phụ huynh phản ảnh “học sinh lớp 2 phải ôn tập 32 bài khoa học xã hội để kiểm tra học kỳ I” hoặc “phải học đến 11-12 giờ đêm theo đề cương được phổ biến vì sợ không đạt học sinh giỏi”. Rõ ràng việc thay đổi quan niệm chạy theo điểm số phải được thông suốt từ trong nhà trường mới mong cha mẹ học sinh chấp nhận, chuyển biến.

Có nhiều cách để đánh giá năng lực học sinh, có nhiều cách để khuyến khích học sinh, không nhất thiết phải bằng điểm số. Khen không có nghĩa là gây áp lực.

                                                                          Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục