"Tình trạng giáo viên yêu cầu HS mua sách tham khảo và làm bài tập trong đó dẫn đến quá tải. Tôi phải nói rằng, toàn bộ các sách tham khảo bán tràn lan trên thị trường hiện nay không hề được thẩm định bởi bất kỳ một hội đồng thẩm định quốc gia nào. Dạy theo các sách chưa được thẩm định không khác gì cho trẻ uống thuốc chưa qua kiểm nghiệm của ngành y tế".

Mô tả ảnh.
Học trước lớp 1 khi đi học sẽ ít động não và vào lớp 2 sẽ không theo kịp chương trình, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết.

Trước tình trạng, nhiều phụ huynh than phiền về kiến thức lớp 2 nặng hơn lớp 1 và một số bài quá khó, quá tải, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 đã trao đổi để các vị phụ huynh hiểu thêm cấu tạo và yêu cầu của chương trình.

Lớp 4, 5 là giai đoạn sau

Chương trình tiểu học có 2 giai đoạn: giai đoạn đầu gồm các lớp 1, 2, 3, chủ yếu học để phát triển vốn từ và rèn luyện các kĩ năng nói, nghe, đọc viết cho tốt. Giai đoạn sau gồm hai lớp 4, 5 tiếp tục nhiệm vụ của giai đoạn đầu, đồng thời giới thiệu với HS một số kiến thức cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp làm nền cho việc phát triển kĩ năng.

Ở lớp 2, HS có các bài tập đọc, kể chuyện, tập viết, chính tả, luyện từ và câu và tập làm văn.

Chương trình tập đọc cơ bản như lớp 1, chỉ khác là lượng chữ tăng lên. Các bậc phụ huynh không sát chương trình, khi đọc SGK có thể băn khoăn vì mở đầu mỗi tuần đều có một bài tập đọc lên đến 250 chữ. Nhưng đó là những bài được học trong 3 tiết: tiết 1 luyện đọc, tiết 2 trả lời câu hỏi để hiểu nội dung bài đọc, tiết 3 dành để HS kể lại câu chuyện mới học trong bài tập đọc dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức phân vai kể lại câu chuyện giống như đóng kịch.

Bài tập "đóng kịch" rất phù hợp với những trò chơi trẻ em đã quen từ nhỏ, nhằm rèn cho các em kĩ năng nói, giúp các em thêm mạnh dạn, tự tin, hoạt bát trong giao tiếp.

Thực tế triển khai chương trình những năm qua cho thấy lứa HS học SGK mới mạnh dạn, tự tin, hoạt bát hơn các lứa HS trước đây nhiều. Cách dạy kể chuyện này khác hẳn chương trình cũ. Chương trình cũ có riêng một quyển sách Kể chuyện, bài kể không liên quan đến bài tập đọc, thường dài tới trên 1.000 chữ; cá biệt, có bài tới 2.000 chữ.

Chương trình tập viết tập trung dạy viết chữ hoa, phát triển trên nền tảng kĩ năng tập tô chữ hoa ở lớp 1.

Chương trình chính tả gồm các bài tập tập chép, nghe - viết như ở lớp 1 và một số bài tập điền chữ vào chỗ trống . Tùy theo đặc điểm phát âm của từng vùng và những lỗi chính tả HS địa phương dễ mắc (ví dụ: HS nói tiếng Bắc dễ viết nhầm quả na thành quả la; HS nói tiếng Nam dễ viết nhầm cây bàng thành cây bàn) mà giáo viên sẽ chọn dạy bài tập điền chỗ trống thích hợp. Cha mẹ không theo sát chương trình nhìn vào SGK dễ nhầm tưởng là HS phải làm cả hai loại bài tập nên có thể cho là quá tải.

Chương trình luyện từ và câu chỉ có các bài tập phát triển vốn từ và đặt câu, không hề dạy lý thuyết như SGK trước đây.

Chương trình  tập làm văn dạy học sinh các nghi thức lời nói như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chia vui, chia buồn,... và dạy nói, viết theo một số đề bài gần gũi (ví dụ: nói về cha mẹ, ông bà, người thân, thầy cô, bạn bè,...). Mỗi đề bài đều có câu hỏi gợi ý. HS chỉ cần trả lời theo các câu hỏi gợi ý đó rồi ghép lại thành bài là được. Quan trọng nhất là các em phải nói và viết được thành câu gãy gọn.      

Học trước lớp 1 - lớp 2 ít động não

Một số vị phụ huynh HS cho rằng kiến thức lớp 2 nặng hơn lớp 1 nhiều có thể xuất phát từ ba nguyên nhân sau: Thứ nhất, trước khi vào lớp 1, phần lớn trẻ em ở thành phố đều đã biết đọc, biết viết nên khi vào lớp 1 ít phải động não. Điều này rõ ràng là có hại cho các em, vì lớp 1 ít động não thì lên lớp 2 sẽ khó bắt kịp chương trình.

Thứ hai, có thể có một số giáo viên tự ý nâng cao yêu cầu của bài học. Ví dụ, khi hướng dẫn dạy bài tập làm văn "nói về một người thân trong gia đình", sách giáo viên đã lưu ý giáo viên không yêu cầu HS viết thành một bài văn hoàn chỉnh mà chỉ viết theo 4 câu hỏi đã gợi ý. Nhưng thực tế vẫn có giáo viên yêu cầu viết thành bài văn hoàn chỉnh như lớp 4, lớp 5.

Mô tả ảnh.
HS Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (Hà Nội). Ảnh: Lê Anh Dũng

Bên cạnh đó, có tình trạng giáo viên yêu cầu HS mua sách tham khảo và cho HS làm bài tập trong các sách này, dẫn đến quá tải. Với tư cách nhà chuyên môn, tôi phải nói rằng toàn bộ các sách tham khảo bán tràn lan trên thị trường hiện nay không hề được thẩm định bởi bất kỳ một hội đồng thẩm định quốc gia nào. Dạy theo các sách chưa được thẩm định không khác gì cho trẻ uống thuốc chưa qua kiểm nghiệm của ngành y tế.

Nguyên nhân thứ ba là ở phía phụ huynh. Phụ huynh thường hay giúp con em học bài trước và có tâm lý muốn con giải được bài tập đúng ngay. Thực ra, dạy trước bài là có hại vì con trẻ sẽ mất hưng phấn, mất tính tích cực trên lớp. Được cha mẹ giải sẵn cho bài tập từ trước, HS đến lớp không động não thì tư duy chậm phát triển hơn các bạn, thậm chí nhiều lúc sinh chủ quan.

Yêu cầu sách ra những bài tập dễ đến mức không cần hướng dẫn của thầy, cô, HS cũng giải được 100% là phi sư phạm. Điều này cũng giống như huấn luyện nhảy cao mà mức xà mỗi ngày không thay đổi hoặc thay đổi tí chút đến mức vận động viên không cần cố gắng, không cần kỹ thuật mới, chỉ nhún chân là bước qua xà thì đó là đường lối huấn luyện sai lầm.

Có phụ huynh thỉnh thoảng mới hướng dẫn con thấy bài tập này, bài tập kia khó, đó là vì phụ huynh không theo sát chương trình, không nắm được là bài tập ấy được phát triển trên cơ sở những bài tập đã làm trước đó. 

                                                                                        Theo Vnn     

Các tin khác

Thí sinh thi ĐH năm 2009.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trường THCS Hữu Nghị TP Hoà Bình: Dẫn đầu về chất lượng giáo dục toàn diện và tỷ lệ học sinh giỏi các cấp

(HBĐT) - Trường THCS Hữu Nghị , TP Hoà Bình được UBND tỉnh công nhận là trường đạt chuẩn Quốc giai giai đoạn 2001-2010. Đây là niềm vinh dự và tự hào của thầy và trò nhà trường. Nhiều năm qua, nhà trường đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua “Hai tốt”, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, tỷ lệ học sinh giỏi luôn dẫn đầu thành phố và tỉnh.

Căn cứ tính học phí ''kiểu ĐB Quốc hội'' không hợp lý

Tăng học phí, xã hội hóa, vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận trong giáo dục đại học… cần phải được “soi” trong bối cảnh cụ thể.

Nhân kỷ niệm 60 năm Việt Nam - LB Nga thiết lập quan hệ ngoại giao: Giáo dục - đào tạo, lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác Nga - Việt

Theo con số thống kê, cho đến nay, Liên Xô (trước đây) và LB Nga đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 52.000 người thuộc đủ mọi ngành, nghề. Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao chất lượng và số lượng của đội ngũ cán bộ, nhất là nguồn nhân lực cao cấp do Liên Xô (trước đây) và CH LB Nga giúp đào tạo trong hàng chục năm qua. Những nhân lực đó đã và đang giữ những vị trí chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân và bộ máy chính quyền của Việt Nam.

Trường THPT Hà Nội - Amsterdam chính thức "mất tên"

Cùng với việc "mất tên", Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam sẽ để lại cơ sở vật chất ở trụ sở cũ cho Trường THPT Nguyễn Trãi. Tên mới của trường được đề xuất là THPT Chuyên Hà Nội.

Giáo viên trẻ nhất thế giới quyên tiền cho nạn nhân động đất

Giáo viên trẻ nhất thế giới - cô bé 12 tuổi Adora Svitak đang sử dụng những nguồn lợi nhuận thu được từ truyền thông xã hội của mình trong đó có mạng xã hội Twitter để quyên tiền cho những trẻ em là nạn nhân vụ động đất ở Haiti.

Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học

Chuyện một bà lão ăn mày nhặt nhạnh từng hạt cơm để nuôi một đứa trẻ mới 15 tháng tuổi không nơi nương tựa, không máu mủ ruột rà lớn lên rồi trở thành một sinh viên đại học thật sự là một câu chuyện cổ tích ngay giữa đời thường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục