Dầu gội đầu, sữa tắm,sản phẩm dưỡng da, xà phòng thơm dành cho bé là những thứ khá quen thuộc với bé. Dưới đây là những lưu ý khi bạn dùng mỹ phẩm cho con, đối với từng loại:
1. Xà phòng thơm
Xà phòng thơm được sản xuất riêng cho bé thường là loại dịu nhẹ, chứa dầu dừa, olive, dầu cọ hoặc thảo mộc. Các chuyên gia khuyên nên tránh xà phòng diệt khuẩn cho bé.
Dầu gội đầu, sữa tắm, sản phẩm dưỡng da, xà phòng thơm dành cho bé là những thứ khá quen thuộc với bé |
2. Sữa tắm nhiều bọt
Nhiều loại sữa tắm cho bé có chứa thành phần tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại vô tình gây hại cho làn da bé. Ngoài ra, những loại sữa tắm có nhiều bọt còn có thể dẫn tới chứng viêm âm đạo và nhiễm trùng đường tiểu cho bé.
3. Dầu gội
Lượng dầu cho mỗi lần gội đầu ở bé phụ thuộc vào số lượng tóc và độ dầu của tóc. Nhiều bé có mái tóc mỏng thì không cần dùng dầu gội đầu trong 1 năm đầu tiên. Bạn hãy chọn loại dầu dịu nhẹ dành cho bé là tốt nhất. Đồng thời, đó phải là loại không chứa: mùi thơm nhân tạo, màu nhân tạo, các chất gây dị ứng như quaternium 15, imidazolidinyl và paraben.
Cũng nên tránh những loại dầu có chứa diethanolamine (DEA) hoặc triethanolamine (TEA) – chất sinh ung thư có thể thẩm thấu nhanh qua da.
4. Phấn rôm
Nhiều loại phấn rôm có chứa thành phần gây kích ứng da và chứa mùi thơm có thể gây dị ứng. Tránh những loại phấn rốm có chứa bột đá tan (talc). Nhiều nghiên cứu chứng minh, bột đá tan có liên quan tới ung thư.
Chỉ nên dùng một lượng nhỏ phấn rôm ở những vùng da gấp như cổ, dưới cánh tay, vùng bẹn của bé. Những loại phấn không có mùi thơm, có tinh chất bột ngô hoặc bentonite thì được coi là an toàn với bé.
Theo Báo SKĐS
Nếu thường xuyên kết thân với những loại vitamin và các sinh tố dưới đây, các quý bà quý cô sẽ không còn phải lo lắng về hiện tượng rụng tóc khi tuổi tác ngày một nhiều lên...
Khoảng 40% bệnh nhân mắc đái tháo đường (ĐTĐ) có kèm theo tăng cholesterol máu. Sự gia tăng này có căn nguyên gốc là do các khiếm khuyết di truyền gen, do đó tăng cholesterol được coi là căn bệnh mạn tính cần được điều trị liên tục. 2/3 người mắc ĐTĐ tử vong vì các bệnh do tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... do vậy, làm giảm được cholesterol máu được coi là mục tiêu quan trọng trong chiến lược điều trị bệnh ĐTĐ.
Mỗi ngày, có hàng trăm ca chảy máu cam ở trẻ được bố mẹ đưa đến bệnh viện, nhưng chỉ 6 đến 10% trong số đó cần ở lại bệnh viện điều trị. Trẻ em thường bị chảy máu cam nhiều hơn người lớn do mạch máu mỏng và sát với niêm mạc mũi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, không ngoại trừ nguyên nhân bệnh lý. Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ Nóng trong người Mũi là nơi đưa lượng khí vào bên trong cơ thể. Do vậy, tất cả các nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều dẫn tới việc chảy máu cam ở trẻ. Chấn thương ở mũi: do tai nạn hay do va đập mạnh, đánh nhau. Khi bị tác dụng lực vào mũi, sẽ làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân sinh lý thứ 2 rất thường gặp trong mùa hè, trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam. Có phải là bệnh lý? Khi không có tác động gì mà bé chảy máu cam thì phụ huynh cần kiểm tra xem trẻ có bệnh lý gì về máu không, bằng cách cho bé kiểm tra các xét nghiệm huyết học. Theo BS Duy Long (khoa Huyết học BV Nhi Đồng 1), có rất nhiều trường hợp (nhất là bé trai) hay bị chảy máu cam, khi đã bị thì rất lâu và khó cầm máu, khi đó có thể trẻ mắc bệnh hemophilie hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu. Đây là hai bệnh lý về huyết học tương đối thường gặp ở trẻ nhỏ. Cần phải được xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ phù hợp. Nguyên nhân bệnh lý thứ hai là tình trạng viêm mũi ở trẻ, hiện tượng này làm cho lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó và niêm mạc mũi cũng bị trầy xước hoặc rách. Viêm mũi gây kích thích tạo ra các dịch rỉ viêm, gây đau, ngứa ngáy, khó chịu, làm trẻ càng cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu. Thêm một nguyên nhân rất nguy hiểm mà phụ huynh thường bỏ qua hoặc xem thường, đó là u xơ vòm mũi họng - một bệnh lý có thể gây tử vong và nhiều tai biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh u xơ vòm mũi họng chỉ xảy ra ở trẻ em, thường gặp ở trẻ 6-15 tuổi, phần lớn là bé trai. Triệu chứng ban đầu là chảy máu cam, tái phát nhiều lần, số lượng máu chảy ngày càng nhiều. Sau một thời gian, nếu không được điều trị, khối u sẽ phát triển lớn và trẻ có thêm nhiều triệu chứng khác như tắc mũi, ù tai. Trường hợp nặng, có thể dẫn đến tử vong. Điều mà các bác sĩ lo ngại nhất ở bệnh này là nguy cơ chảy máu ồ ạt khi đụng vào khối u. Nếu can thiệp không khéo, máu từ khối u sẽ chảy dữ dội, khó cầm lại được. Không ít bệnh nhân đã tử vong trên bàn mổ hoặc trong giai đoạn thay gạc mũi sau phẫu thuật. Khối u càng lớn thì nguy cơ tử vong trong phẫu thuật của bệnh nhân sẽ càng cao. Nếu được phát hiện sớm khi khối u còn nhỏ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi để cắt bỏ u một cách dễ dàng. Nhưng khi khối u đã lớn, bác sĩ phải cắt xương mặt để tiến vào hốc mũi loại bỏ khối u, điều này vừa gây nguy hiểm vừa ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ cho trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ em (nhất là các bé trai) có triệu chứng chảy máu cam nhiều lần, lượng máu chảy ngày càng lớn, cha mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị ngay, tránh để khối u phát triển lớn. Xử lý khi chảy máu cam Khi bị chảy máu cam, trẻ thường có tâm lý rất sợ hãi và hoảng loạn, vì vậy việc đầu tiên là giúp trẻ quên đi nỗi sợ bằng cách kể một câu chuyện, hoặc xem tivi trong lúc chờ cầm máu. Sau đó, cho bé cúi đầu ra phía trước, dùng khăn tay hoặc bông gòn để bịt lỗ mũi ngăn không cho máu chảy ra. Giữ mũi của trẻ trong vòng 10 phút, nhớ để ý thời gian chính xác, đừng giữ lâu quá. Tránh để cho bé ngửa đầu ra đằng sau trong lúc đang chảy máu cam. Làm như vậy sẽ khiến cho máu chảy xuống phía sau hốc mũi vào bao tử và có thể gây khó chịu và ói mửa. Nếu sau 20 phút, máu trong mũi của trẻ vẫn không ngừng chảy, cần phải đưa bé đến bác sĩ ngay, tránh để bé mất nhiều máu, xây xẩm. Bố mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để tránh tổn thương mũi. Mùa nóng, cho bé ăn nhiều rau, hoa quả để tăng cường vitamin C, nhắc bé uống đủ nước để tránh bị nóng và khô niêm mạc.
Khi về già, các hoạt động của con người thường bị giảm đi khoảng 1/3 so với thời trẻ. Cùng với các hoạt động của các cơ quan chức năng khác, nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi cũng có nhiều thay đổi theo thời gian. Vậy làm thế nào để có chế độ dinh dưỡng hợp lý?
Ngày 23-4, TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường cho biết, hiện nay cả nước dù mới ghi nhận 5 tỉnh, thành phố có bệnh nhân mắc dịch tả nhưng nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm này bùng phát lớn trong thời gian tới là rất cao.
Thủy đậu là một dạng viêm nhiễm thường ảnh hưởng đến trẻ em, với biểu hiện là các nốt đỏ mà có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể và thường có xu hướng mọc toàn thân. Dưới đây là những hướng dẫn giúp trẻ cảm thấy dễ chịu khi bị thủy đậu: