Viêm phổi là bệnh người già thường gặp. Những người có nguy cơ là người có thể trạng kém suy yếu, gầy còm, nghiện rượu, mắc các bệnh mạn tính, bệnh đái tháo đường và sau khi bị cúm. Bệnh phổi cấp tính cũng là một trong những nguyên nhân tử vong chính của người già.

Tại  sao người cao tuổi dễ bị viêm phổi?

Phổi lúc về già bị giảm cả về khối lượng và thể tích, trở nên ít di động. Độ đàn hồi thành phế nang bị giảm và bị giãn hẳn ra. Khi lão hóa dung tích chung bị giảm đặc biệt giảm dung tích sống (DTS) của phổi. Theo tính toán, trên người Việt Nam, DTS của nam giới lúc 25 tuổi là 3,82 lít, lúc 60 - 64 tuổi chỉ còn lại 2,57 lít. Giảm DTS liên quan với giảm khả năng di động của lồng ngực và lực cơ hô hấp cũng như khả năng thông hành của phế quản và độ đàn hồi của phổi. Hậu quả của những biến đổi này sẽ gây nên giảm thông khí tối đa và dự trữ thông khí phổi,  cho nên lúc về già dễ xuất hiện khó thở khi hoạt động căng thẳng (gắng sức); sự suy giảm thông khí phổi sẽ đưa đến tích góp nhiều bụi phổi, khó khăn hơn khi muốn khạc nhổ, không tạo đủ áp lực để đưa dị vật ra khỏi phế quản. Tăng nguy cơ bị các bệnh viêm nhiễm phế quản và phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể bị giảm. Đồng thời cũng giảm độ bão hòa ôxy máu động mạch. Hơn nữa về già có các cơ chế bù làm tăng chức năng hệ hô hấp, thí dụ thở nhanh làm tăng thông khí phổi. Trong điều kiện nghỉ ngơi những cơ chế này đảm bảo trao đổi khí bình thường giữa phổi và môi trường ngoài. Tuy nhiên khả năng thích nghi và dự trữ của chúng lúc tuổi cao bị hạn chế.

Thủ phạm gây bệnh

 Có loại không do vi khuẩn và có loại do vi khuẩn.

- Bệnh phổi không do vi khuẩn: có thể gặp tuy không nhiều viêm phổi và viêm phế quản phổi do Ricketsia, bệnh virut do chim, bệnh phổi do Adenovirus, do các bệnh virut phát ban và nhất là bệnh phổi do mycoplasma pneumoniae. Nguy hiểm hơn cả là bệnh phổi do cúm.

- Bệnh phổi do vi khuẩn: tuy vẫn còn các bệnh phổi do phế cầu nhưng hiện nay cần chú ý hơn đến tụ cầu và liên cầu. Ngoài ra còn có các vi khuẩn gram (-) E.coli... Trên những bệnh nhân dùng kháng sinh và corticoid dài ngày có thể gặp nấm phổi.

Những biểu hiện viêm phổi ở người cao tuổi

Viêm phổi ở người cao tuổi có đặc điểm lâm sàng là âm thầm không rầm rộ, không điển hình, không rõ ràng. Người bệnh không sốt cao, ít khi rét run, ho ít, nhẹ, khạc đờm không nhiều, thường cũng chỉ như mọi ngày hoặc tăng hơn chút ít nên ít chú ý, người trong gia đình cũng ít quan tâm. Thở có thể nhanh, thở gấp hơn bình thường. Dấu hiệu khó thở thường nổi trội hơn trong viêm phổi; nghe phổi có nhiều ran ẩm rải rác khắp hai phổi, không có biểu hiện của hội chứng đông đặc tập trung ở một thùy phổi. Các tiếng thở bất thường có thể tập trung nhiều hơn ở các thùy dưới của phổi; chụp Xquang phổi có thể thấy nhiều hình ảnh mờ rải rác hoặc tập trung hơn ở vùng đáy phổi nhưng không có hình tam giác thường thấy trong viêm phổi do phế cầu ở lứa tuổi thanh niên và trung niên; xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng không nhiều, hồng cầu có thể hơi tăng... Các dấu hiệu cần chú ý khác là tình trạng tinh thần có thể suy giảm một cách bất thường nhất là ở những người cao tuổi, có thể lú lẫn, rối loạn tâm thần, rối loạn tiêu hóa, bỏ ăn.

Xử trí như thế nào?

Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh. Thể nhẹ có thể chữa trị, theo dõi tại nhà. Các thể nặng phải được điều trị theo dõi tại viện.

- Điều trị nguyên nhân: nguyên nhân thường do các vi khuẩn cư trú ở răng miệng, họng mũi, loại phế cầu khuẩn, hemophilus influenzae... Nguyên tắc là dùng kháng sinh sớm, phổ rộng.

- Điều trị triệu chứng: Dùng các thuốc giảm ho nếu người bệnh ho nhiều, chú ý dùng loại không chứa opium, không có tác dụng kháng histamin có thể gây ngủ, giảm phản xạ ho khạc như catabex, mucitux, silomat... dùng aspirin (pH8), aspegic nếu sốt; khó thở dùng các thuốc chống khó thở và trợ tim mạch.

Chăm sóc người bệnh rất quan trọng: Cho uống nhiều nước giúp loãng đờm dễ khạc và hạ sốt (dung dịch oresol, nước hoa quả, nước rau...); truyền dịch nếu cần; giữ ấm cho bệnh nhân, nơi nằm của bệnh nhân cần thoáng, ấm, khô ráo, không có gió lùa và yên tĩnh; cần có chế độ nuôi dưỡng thích hợp tùy từng giai đoạn bệnh (giai đoạn đầu ăn lỏng hoặc nửa lỏng, sau đó ăn đặc dần).

Phòng bệnh

Như trên đã nói, viêm phổi người già hay gặp ở người có thể trạng kém, mắc bệnh mạn tính sau cúm... do vậy phải tích cực điều trị bệnh mạn tính, bệnh viêm mũi họng, răng miệng. Nếu có điều kiện nên tiêm phòng vaccin chống phế cầu, vaccin đa giá chống cúm. Người bệnh phải tuyệt đối bỏ thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu, bia quá mức, giữ gìn sức khỏe tránh để lạnh.

 

                                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục