Hai mẹ con chị Mùi đang là chủ sở hữu của hơn 80 tấm huy chương ở hai bộ môn: bắn nỏ và bơi lội

Hai mẹ con chị Mùi đang là chủ sở hữu của hơn 80 tấm huy chương ở hai bộ môn: bắn nỏ và bơi lội

(HBĐT) - Trong Đại hội TDTT tỉnh Hoà Bình vừa qua, nếu như VĐV Bùi Thị Mùi tiếp tục khẳng định vị trí là tay cung nữ hàng đầu của Hoà Bình với HCV nội dung nữ quỳ bắn thì VĐV Bùi Thị Hà (con gái ruột chị Mùi) cũng chỉ kém mẹ một chút với tấm HCB nội dung nữ đứng bắn. Hiện nay, hai mẹ con chị Mùi đang là chủ sở hữu của gần 80 tấm huy chương các loại từ cấp tỉnh đến Quốc gia ở hai bộ môn: bắn nỏ, bơi lội.

 

Đến thăm nhà chị Mùi ở xóm Kem, xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc, ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi là “hệ thống” bằng khen, giấy khen, huy chương của hai mẹ con được trang trọng treo kín trên bức tường nhà. Vừa trở về từ Đại hội TDTT tỉnh Hoà Bình lần thứ IV với những thành tích đáng phấn khởi, chị Mùi khiêm tốn chia sẻ: “Con trai ở nông thôn nhiều người biết bắn nỏ nhưng con gái thì ít, bắn giỏi lại càng hiếm. Nên tôi cố gắng tập rồi truyền lại cho con cháu là chính. Đi thi đấu cũng chỉ là cơ hội cho mình cọ xát và học hỏi kinh nghiệm mọi người thôi”. Vì suy nghĩ khiêm tốn, giản đơn nhưng đầy quyết tâm ấy mà chị Mùi đã trở thành thế hệ phụ nữ đi đầu của huyện Tân Lạc nói riêng và tỉnh Hoà Bình nói chung trong việc tích cực luyện tập, giữ gìn môn thể thao dân tộc bắn nỏ.

 

Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, trước khi trở thành tay cung nữ số 1 của tỉnh Hoà Bình, chị Mùi đã từng là một VĐV bơi lội xuất sắc của tỉnh. Năm 1979, vừa tròn 15 tuổi, ngay trong lần đầu tiên tham gia Giải bơi toàn quốc, người gái có dáng người bé nhỏ Bùi Thị Mùi của đội Hoà Bình đã bất ngờ mang về hai HCV ở nội dung 50m bơi ếch và 50m bơi ngửa. Thành tích này là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với chị, để từ đó chị và đoàn vận động viên huyện Tân Lạc tiếp tục gặt hái những thành tích vẻ vang trong các giải bơi cấp tỉnh và toàn quốc. Cho mãi đến đầu những năm 90, chị Mùi mới bắt đầu “lấn sân” sang lĩnh vực bắn nỏ. Từ sự dìu dắt của người thầy đầu tiên là ông Cao Bá Trắc, nguyên Trưởng phòng Văn hoá – thông tin huyện Tân Lạc, chị đã dần gắn bó và trưởng thành với bộ môn bắn nỏ. Bắn nỏ là một bộ môn thể thao khó vì cung tên đều phải làm thủ công đòi hỏi độ chính xác cao lại thêm không có điểm ngắm, nên nếu không có sự kiên trì luyện tập thì sẽ rất dễ nản lòng, bỏ cuộc. Bắt đầu từ việc làm quen với nỏ, dây cung, chọn tên cho đến việc tập ngắm, xác định đường ngắm…. Chị Mùi chia sẻ: “Bộ môn bắn nỏ đòi hỏi người luyện tập phải có đam mê, ham thích thực sự. Vì ban đầu luyện tập sẽ gặp rất nhiều khó khăn, phải sau một quá trình thì mới tự rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, xác định được điểm yếu của mình và tìm cách khắc phục điểm yếu”. Say sưa và nỗ lực luyện tập ở một bộ môn thể thao vốn không phổ biến với phái nữ, nhưng chị Mùi đã chứng minh được năng lực của mình ngay trong những giải đấu đầu tiên mà chị tham gia. Tấm HCV toàn quốc nội dung nữ đứng bắn chị mang về năm 1996 có thể coi là “dấu son” đầu tiên của chị gắn với bộ môn bắn nỏ. Từ đây, cái tên Bùi Thị Mùi liên gắn liền với bộ môn bắn nỏ đã liên tục được xướng lên với thành tích cao trong các giải đấu cấp tỉnh và khu vực.

 

Chị có ba người con, trong đó duy nhất Bùi Thị Hà là con gái. Sở trường bơi lội và niềm đam mê bắn nỏ đã được chị Mùi truyền lại cho chị con gái độc nhất này. Được mẹ “tôi luyện” từ bé, nên khi mới học lớp 9, Hà đã nổi bật trong các phong trào thể dục thể thao của nhà trường ở hai bộ môn bơi lội và bắn nỏ. Năm 2007, lần đầu tiên tham gia giải bắn nỏ cấp tỉnh, Hà đã giành cả hai HCV ở nội dung nữ đứng bắn và nữ quỳ bắn. Nhẩm tính nhanh số huy chương, bằng khen treo trên tường, chúng tôi nhận thấy nó còn nhiều hơn cả số tuổi 19 của em.

 

Trong những năm gần đây, hai mẹ con chị đều được vinh dự lựa chọn vào đội tuyển bắn nỏ nữ của tỉnh ta tham gia các giải đấu khu vực và quốc gia. Có mẹ - có con, tâm lý của cả hai mẹ con càng thêm được củng cố vững vàng. Vừa là người mẹ, vừa là “huấn luyện viên”, chị Mùi có nhiều cơ hội hỗ trợ con gái cả về mặt tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật và dụng cụ trước khi thi đấu. Chị tâm sự: “Bây giờ chị muốn tập trung rèn luyện cho em Hà để em có thể giữ được truyền thống bộ môn bắn nỏ của gia đình và phấn đấu trở thành VĐV chuyên nghiệp”.

 

Trước thềm Giải bắn nỏ toàn quốc năm 2010 sắp tới, hai mẹ con chị đang tích cực luyện tập với quyết tâm cao nhất mang về những thành tích vẻ vang cho Hoà Bình, góp phần thiết thực khẳng định thế mạnh của tỉnh ta ở bộ môn thể thao dân tộc độc đáo này.

 

                                                                                   Dương Liễu

                 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục