Trong ngày 28-4, PV đã phản ánh về bài thuốc phòng ngừa cao huyết áp và tai biến mạch máu não được photo phát tán nhiều nơi. Bài viết sau đây của dược sĩ Lê Kim Phụng, Trường Đại học Y Dược TPHCM sẽ phân tích kỹ hơn về tác dụng của các thành phần trong bài thuốc này
Bài thuốc này gồm các vị: Hạnh nhân (10 gr), chi tử (10 gr), đào nhân (10 gr), 10 hạt tiêu, 10 hạt nếp, giã chung tất cả rồi trộn với 1 lòng trắng trứng gà, bó vào lòng bàn chân khi đi ngủ, đến sáng bỏ đi.
Tác dụng cụ thể của từng vị:
- Hạnh nhân: Có vị đắng, tính bình, quy kinh phế, tác dụng chỉ khái định suyễn, nhuận táo, tiêu đờm. Trong hạnh nhân có chứa hợp chất amygdalin. Khi bị dịch vị thủy phân, chất này sẽ phóng thích ra axit cyanhydric.
Ở nồng độ thấp, axit này có tác dụng làm giảm lượng tiêu hao oxy của tổ chức tế bào, ức chế việc chuyển hoá oxy ở động mạch chủ và động mạch cổ làm cho hô hấp sâu, tăng phản xạ, đờm dễ long, nhờ đó sẽ giảm ho.
Hạnh nhân
Tuy nhiên, nếu dùng quá liều có thể dẫn đến bất tỉnh do thần kinh trung ương bị tổn thương gây đau đầu, buồn nôn, tim loạn nhịp. Thử dược lý thực nghiệm trên mèo, hạnh nhân có tác dụng hạ áp. Trên lâm sàng và theo kinh nghiệm dân gian, hạnh nhân được dùng chữa ho suyễn, viêm phế quản, táo bón (mỗi ngày 6-12 gr bóc vỏ, sao vàng, sắc uống), nhưng người tiêu chảy hay cảm lạnh thì được khuyến cáo là không nên dùng.
- Chi tử: Là trái dành dành chín, có vị đắng, tính hàn, quy kinh tâm, phế, can, đởm. Quả có chứa chất đắng là gardenin tác dụng thanh can giáng hỏa, lợi tiểu giải độc, chỉ huyết. Trong Đông y, người ta dùng chi tử để chữa viêm gan, vàng da, sốt cao mê sảng, tiểu ra máu, chảy máu cam. Tuy nhiên, người tỳ vị hư hàn hay tiêu chảy thì không nên dùng.
- Đào nhân: Là vị thuốc lấy từ nhân hạt của trái đào, vị đắng, tính bình quy kinh tâm, can, phế, tác dụng hoạt huyết khử ứ, nhuận trường, chỉ khái, được dùng chữa bế kinh, đau bụng kinh, chấn thương ứ huyết, ho, táo bón. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không được dùng vì có thể gây sẩy thai.
- Hạt tiêu: Vị cay, tính nóng, chứa nhiều loại tinh dầu và chất cay, ở liều thấp có tác dụng kích thích sự tiết dịch vị và kích thích hệ thần kinh, kháng khuẩn và diệt trùng, nên được dùng để bảo quản thức ăn.
Tiêu còn hay được dùng để chữa đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, vì tiêu là chất kích thích và gây xung huyết da và các tuyến nhờn nên khi dùng đắp ngoài da có thể gây bỏng rát, dùng liều cao có thể gây độc làm co giật và đái ra máu.
- Hạt nếp: Khoảng 10 hạt thì chỉ có tác dụng làm chất dính, chung với trứng gà.
Uống cũng không tác dụng
Bài thuốc nói trên được hướng dẫn dùng ngoài bằng cách bó vào lòng bàn chân đến sáng thì bỏ ra, chỉ làm một lần mà cho tác dụng không bị tai biến thì khó để tin được.
Hơn nữa, với các thành phần nói trên, nếu phối hợp thành bài thuốc thì qua phân tích từng vị ta đã thấy không có công dụng ngừa bệnh cao huyết áp hoặc tai biến mạch máu não, nếu có uống thì cũng không có tác dụng như thế chứ huống gì chỉ đắp ngoài da. Hơn nữa, với người huyết áp đang tăng thì bó thuốc vào lòng bàn chân như vậy có hạ được huyết áp không thì không thấy nói.
Đào nhân
Nên biết bệnh cao huyết áp có nhiều nguyên nhân và nặng hay nhẹ tùy thuộc cơ địa của từng người, do cách ăn uống, sinh hoạt, lối sống, thái độ tinh thần, áp lực công việc…Và như vậy thì cũng sẽ có nhiều cách để chúng ta tự phòng bệnh. Chẳng hạn có nếp sống tập luyện điều độ kèm một chế độ dinh dưỡng phù hợp, dùng các loại rau, củ, quả tốt cho tim mạch như táo, mơ, nho, cà rốt, bông cải xanh, trà xanh…, hạn chế sử dụng các chất kích thích.
Trong y học cổ truyền cũng có bài thuốc chữa cao huyết áp rất tốt (phối hợp từ hoa hòe sao vàng 8 gr, mã đề 10 gr, rễ nhàu 12 gr, táo nhân sao đen 6 gr, cỏ xước 12 gr, sinh địa 10 gr,), được cố giáo sư Bùi Chí Hiếu nghiên cứu nhiều năm và áp dụng hiệu quả trên lâm sàng hàng chục năm nay.
Tóm lại, việc sử dụng thuốc là rất quan trọng, nhất là với bệnh huyết áp, tim mạch. Thuốc là con dao 2 lưỡi nên cần phải được thầy thuốc hướng dẫn sử dụng, nếu tự ý dùng không đúng cách, không đúng liều, không đúng bệnh thì rất dễ xảy ra tai họa.
Theo NLĐ
(HBĐT) - Trong Đại hội TDTT tỉnh Hoà Bình vừa qua, nếu như VĐV Bùi Thị Mùi tiếp tục khẳng định vị trí là tay cung nữ hàng đầu của Hoà Bình với HCV nội dung nữ quỳ bắn thì VĐV Bùi Thị Hà (con gái ruột chị Mùi) cũng chỉ kém mẹ một chút với tấm HCB nội dung nữ đứng bắn. Hiện nay, hai mẹ con chị Mùi đang là chủ sở hữu của gần 80 tấm huy chương các loại từ cấp tỉnh đến Quốc gia ở hai bộ môn: bắn nỏ, bơi lội.
Thời tiết nắng nóng khiến trẻ em thường mắc chứng ban sởi, thân nhiệt dễ bị sốt cao, hay bị nhầm là sốt siêu vi hoặc sốt xuất huyết.
Khoảng 60% nam từ 60 tuổi trở lên bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐLTTLT). Trước kia, hầu hết đều phải phẫu thuật. Nay, chỉ khoảng 20% phải phẫu thuật ngay, còn 80% chưa cần hoặc điều trị nội khoa. Việc đánh giá hiệu quả thuốc dựa vào mức khống chế bệnh, mức giảm triệu chứng.
Cà rốt, quả bí đỏ, mướp đắng, cà chua, tỏi và mộc nhĩ đenđều là những thực phẩm có ích để bảo vệ sức khỏe, giúp sống thọ.
(HBĐT) - Ngày 27/04, Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo thành phố Hoà Bình đã phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình tổ chức hoạt động hiến máu nhân đạo tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình.
(HBĐT) - Hiện nay, dịch tai xanh đã bùng phát trở lại và được đánh giá là có những diến biến phức tạp nhất từ trước đến nay. Trên cả nước, 7 tỉnh đã công bố có dịch. Nguy cơ về dịch tai xanh bùng phát trên diện rộng không còn là tiềm ẩn. Phóng viên HBĐT đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Công Gừng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh xung quanh vấn đề này.