Thầy thuốc chỉ coi tỉ lệ 20% không có thai sau 12 tháng chung sống mới là hiếm muộn

 

Nam giới khỏe mạnh thì hàng ngàn tinh trùng được tạo ra mỗi phút. Có khoảng 3 triệu tinh trùng ở đầu dương vật mỗi khi cương dương và chờ đợi để được phóng ra. Chỉ mất khoảng 90 giây để tinh trùng đến được cổ tử cung nhưng hành trình đi qua tử cung để đến vòi trứng và gặp được trứng thì phải mất từ 5 phút đến 1 giờ.


Để thụ tinh, chỉ cần một tinh trùng lọt vào bên trong trứng nhưng phải có đến 500 triệu tinh trùng tham gia vào cuộc đua tìm vận may này.


Sáu tháng chưa bầu: Không sao


Thường sau 1 năm chung sống và không dùng các biện pháp tránh thai mà không có dấu hiệu có thai thì nên đi gặp thầy thuốc. Những cặp vợ chồng đã quá tuổi 30 thường nóng lòng muốn có thai sớm nên sau 6 tháng ở với nhau mà chưa thấy gì thì đã muốn được chạy chữa. 

Nhưng thường trong trường hợp này, các thầy thuốc vẫn trì hoãn đến sau 1 năm mới chữa vì thực tế chỉ có 25% số cặp vợ chồng thụ thai ngay trong tháng đầu tiên chung sống, 60% phải mất 6 tháng, 80% sẽ có thai trong vòng 1 năm. Thầy thuốc chỉ coi tỉ lệ 20% không có thai sau 12 tháng mới là hiếm muộn.



Một ca phẫu thuật điều trị vô sinh nam tại Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội. Ảnh: Ngọc Dung


Những người đi khám hiếm muộn thường được chỉ định làm tinh dịch đồ để biết chất lượng tinh dịch thế nào. Vì thiếu hiểu biết nên nhiều người khi nghe kết quả tinh dịch đồ của mình không hoàn hảo thì rất hoang mang. Thực ra trong điều trị hiếm muộn, tinh dịch đồ chưa hoàn hảo cũng chưa phải là đã hết cách.


Rất cần kiểm soát stress


Muốn khả năng sinh sản không bị ảnh hưởng thì phải lưu ý về dinh dưỡng và lối sống. Cụ thể: Không dùng quá nhiều vitamin hay giảm ăn đột ngột; chế độ ăn cần cân đối giữa lượng đường, mỡ, đạm, tinh bột, muối khoáng, chất xơ; thức ăn giàu chất kẽm, folic acid, vitamin C và cả L-carnitine. Nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, kể cả nước chè xanh, để loại trừ các chất độc, giúp các cơ quan trong cơ thể luôn hoạt động tốt.


Hút thuốc lá sẽ làm giảm vitamin C. Thiếu vitamin C làm cho tinh trùng vón lại mà không bơi về phía trứng.  Rượu gây ức chế sự hấp thụ một số chất dinh dưỡng thiết yếu như kẽm, mà đây là yếu tố quan trọng trong hiếm muộn nam.


Có người nghĩ rằng stress chẳng liên quan gì đến tinh binh, nhưng thật ra các yếu tố gây căng thẳng và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến một số hormone cần có để tạo ra tinh trùng. Gặp khó khăn về sinh con lâu dài cũng là tác nhân gây stress, ảnh hưởng đến hormone hay chức năng tình dục.


Nam giới kiểm soát stress kém có thể là nguyên nhân giảm khả năng sinh sản. Cần giữ cho tinh hoàn mát bằng cách mặc đồ lót bằng vải, tránh sợi tổng hợp; thời tiết nóng, hoạt động thể thao làm tinh hoàn nóng hay đụng chạm nhiều đến tinh hoàn cũng đều không tốt. Với người nam có số lượng tinh trùng thấp, cần hạn chế giao hợp hằng ngày mà nên 2 ngày một lần trong thời gian vợ dễ có thai của chu kỳ kinh.

Nồng độ tinh trùng thấp: Kém khả năng sinh sản

Đối với hầu hết các cặp vợ chồng, có thai chỉ là vấn đề sớm muộn. Không giống như nam thường có khả năng thụ thai cả 365 ngày trong năm, nữ chỉ có một vài ngày trong chu kỳ kinh. Do vậy, nếu phụ nữ có hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt thì sẽ biết quan hệ tình dục vào thời điểm nào trong chu kỳ kinh là dễ có thai nhất. Người nam chỉ bị coi là kém khả năng sinh sản khi nồng độ tinh trùng dưới 20 triệu/ml tinh dịch, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới.

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục