Theo Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết. Râu ngô được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau:
Bệnh đường tiết niệu: Lợi tiểu trong các trường hợp đái buốt đái rắt, đái đục, nước tiểu vàng đỏ, đôi khi thẫm mầu như nước vối; trị các chứng xuất huyết cho các trường hợp đái ra máu, băng huyết, tử cung xuất huyết, chảy máu cam , chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng, lưỡi… Có thể uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc cầm máu khác như cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bách diệp, lá sen… Để chữa các chứng chảy máu, các vị thuốc trên cần được sao cháy để làm tăng tác dụng. Ngoài ra còn dùng tốt trong các trường hợp viêm bàng quang, viêm niệu quản nói chung hoặc có sỏi đường tiết niệu, làm mòn và làm tan các sỏi có bản chất urat, phosphat, carbonat bằng cách hãm hoặc sắc nước râu ngô, uống hàng ngày; hoặc dùng nước ngay sau khi luộc bắp ngô để uống cũng được. Cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như rễ cỏ tranh, rau dừa nước, rễ sậy, thông thảo, đăng tâm thảo hoặc các thuốc làm tan sỏi: kim tiền thảo, râu mèo…
Trị viêm thận, viêm bàng quang: dùng râu ngô 100g, rau má, mã đề, ý dĩ, mỗi vị 50g, sài đất 40g. Sắc uống, ngày 1 thang, uống liền 2-3 tuần lễ.
Chứng phù: râu ngô, rễ cỏ tranh, mỗi vị 50g, sắc uống hàng ngày, cho tới khi hết triệu chứng ; hoặc râu ngô, mơ lông (lá), kim tiền thảo, mỗi vị 30g. Sắc uống.
|
Trị viêm gan, viêm túi mật và sỏi mật, bệnh vàng da, xơ gan cổ trướng: râu ngô, nhân trần, mỗi vị 30g, cỏ ngọt 10g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 - 4 tuần lễ.
Bệnh đái tháo đường: ngày dùng 30- 40g, sắc uống nhiều lần trong ngày hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu…
Trị bệnh tăng huyết áp: phối hợp với ngưu tất, hoa hòe, cỏ ngọt, câu đằng…
Dầu hạt ngô có tác dụng hạ mỡ máu, hạ cholesterol máu, làm chậm sự thâm nhập của β - lipoprotein vào động mạch chủ. Do đó làm giảm bệnh xơ vữa động mạch.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Ngày 14/4, UBND huyện Lương Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo UBND huyện, các phòng, ban trong huyện và một số đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
(HBĐT) - Chất lượng VSATTP luôn tác động trực tiếp đến sức khoẻ mỗi người, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Chính vì vậy, công tác bảo đảm chất lượng VSATTP đã được các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm chỉ đạo và phối hợp thực hiện đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, gắn liền với phát triển KT – XH, công tác đảm bảo chất lượng VSATTP của tỉnh vẫn còn nhiều thách thức và tiềm ẩn những nguy cơ.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã phát hiện 160 bệnh nhân mắc sốt rét thường, trong đó có 10 trường hợp mang KST sốt rét gồm 5 KST ngoại lai và 5 KST nội địa (giảm 66 người mắc, 9 trường hợp mang KST sốt rét so với 3 tháng cùng kỳ năm 2010).
Kể từ khi ra đời năm 2006, chuẩn tăng trưởng mới ở trẻ đã được hơn 140 quốc gia sử dụng. Đánh dấu 5 năm thành công của tiêu chuẩn mới này, chúng ta cùng tìm hiểu vì sao chuẩn tăng trưởng mới này lại hữu ích và được sử dụng rộng rãi đến vậy.
Đó là các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, kem... vì chúng chứa nhiều can-xi
Phát động tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm trưa nay, Phó chủ tịch UBND TP HCM Hứa Ngọc Thuận đã kêu gọi người dân tích cực tố giác với cơ quan chức năng nếu phát hiện nơi bán thực phẩm kém vệ sinh.