Kể từ khi ra đời năm 2006, chuẩn tăng trưởng mới ở trẻ đã được hơn 140 quốc gia sử dụng. Đánh dấu 5 năm thành công của tiêu chuẩn mới này, chúng ta cùng tìm hiểu vì sao chuẩn tăng trưởng mới này lại hữu ích và được sử dụng rộng rãi đến vậy.
Dưới đây là cuộc trao đổi với TS Mercedes de Onís, phụ trách nghiên cứu đánh giá về chuẩn tăng trưởng mới của WHO về lý do tại sao chuẩn này đã đại diện cho một phương pháp tiếp cận mới và tại sao chúng hữu ích.
Tiêu chuẩn của WHO về tăng trưởng trẻ em là gì?
Các biểu đồ này là những công cụ đơn giản để đánh giá xem liệu một đứa trẻ đã tăng trưởng và phát triển đúng với tuổi của trẻ chưa. Chúng cũng có thể được sử dụng để xem liệu những nỗ lực nhằm giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ em có hiệu quả.
Các tiêu chuẩn mới này cũng lần đầu tiên nêu ra được sự khác nhau của trẻ ở các vùng miền trên thế giới, nơi đưa ra sự khởi đầu cuộc sống, các tiềm năng để phát triển và tăng trưởng cả về chiều cao và cân nặng theo tuổi ở trẻ. Tiêu chuẩn này của WHO đã được các chính phủ, các tổ chức y tế sử dụng hiệu quả trong việc phát hiện những trẻ em không phát triển đầy đủ, suy dinh dưỡng hay thừa cân ở mức trung bình.
Phương pháp đo sự tăng trưởng của trẻ em trước đây là gì?
Trước khi Tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em được phát triển, WHO đã khuyến nghị sử dụng tài liệu kham khảo về tăng trưởng của TT Phân tích y tế Mỹ được thực hiện cuối năm 1970 (bản tham chiếu).
Năm 1993, WHO đã tiến hành đánh giá toàn diện của bản tham chiếu về tăng trưởng. Kết quả cho thấy chúng có những hạn chế về sinh học và kỹ thuật và đề xuất 1 phương pháp mới: Tiêu chuẩn thay vì bản tham chiếu.
Tiêu chuẩn mới được thiết lập dựa trên việc nuôi con bằng sữa mẹ với các chỉ tiêu sinh học của trẻ bú mẹ là tiêu chuẩn cho sự tăng trưởng và phát triển. Các biểu đồ trước đó phần lớn dựa trên sự tăng trưởng của trẻ dùng sữa công thức.
Tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO là cho trẻ em toàn cầu và mọi trẻ em còn tiêu chuẩn trước đây là dựa trên thông số về trẻ em từ một quốc gia (Hoa Kỳ).
Bản tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO đã được xây dựng như thế nào?
Tiêu chuẩn về tăng trưởng của WHO được dựa trên những dữ liệu từ nghiên cứu về Bản tham chiếu tăng trưởng đa trung tâm (1997-2003). Nghiên cứu này đã áp dụng một phương pháp khắt khe với sự hợp tác của nhiều nhà nghiên cứu quốc tế.
Nghiên cứu này cung cấp một nền tảng vững chắc để phát triển một tiêu chuẩn mới bởi vì các mẫu được lấy là dựa trên các trẻ em khỏe mạnh, lớn lên trong môi trường không hạn chế sự tăng trưởng. Hơn nữa, các bà mẹ của các trẻ được lựa chọn để xây dựng các tiêu chuẩn đã thực hiện các tiêu chuẩn cơ bản đảm bảo cho sức khỏe như cho con bú và không hút thuốc. Ngoài ra, với phương pháp thu thập số liệu và chuẩn hóa nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của 6 nước là Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Hoa Kỳ đã giúp tạo ra những dữ liệu có chất lượng rất cao.
- Hide quoted text -
Mối liên quan giữa tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO với trẻ sơ sinh và việc nuôi con trẻ là gì?
Sự phát triển của trẻ sơ sinh liên quan chặt chẽ với cách bé được cho ăn. Những lợi ích dinh dưỡng, miễn dịch và tăng trưởng của việc cho trẻ bú sữa mẹ được chứng minh và vì vậy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ là tiêu chuẩn tự nhiên cho sự phát triển sinh lý.
Sự hoàn hảo của sữa mẹ không chỉ hỗ trợ cho sự tăng trưởng khỏe mạnh mà còn giúp phát triển nhận thức và sức khỏe lâu dài hạn… là những cơ sở để WHO xây dựng bảng tiêu chuẩn dựa trên trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
Với các tiêu chuẩn phát triển mới, không chỉ bác sĩ nhi có một công cụ tốt hơn để giám sát sự phát triển của trẻ sơ sinh mà còn là những chính sách y tế và hỗ trợ cộng đồng trong việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ.
Một đứa trẻ ở mức dưới hay trên so với các tiêu chuẩn về trọng lượng, chiều cao nên được hiểu như thế nào?
Các yếu tố này không phản ánh rằng có vấn đề nào đó ở đứa trẻ. Đây chỉ là một yếu tố bác sĩ nhi cần chú ý.
Đối với trẻ trên 10 tuổi, nghiên cứu của WHO và nhiều nghiên cứu khác cho thấy trẻ có tiềm năng để phát triển ở mức trung bình khi chúng được chăm sóc thích hợp, nuôi dưỡng và tiêm chủng.
Theo DanTri
Ngày 13-4, UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật (Bộ VHTT và DL) và Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế "Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại (Nghiên cứu trường hợp thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam)".
Một số rau quả, sữa và các mẫu thực phẩm nhiễm xạ tại Nhật đã gây ra những lo ngại về sự an toàn thực phẩm trên toàn thế giới. Dưới đây là giải đáp của IAEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế) về vấn đề này.
Chiều 13.4, Sở Y tế TP.HCM, Trung tâm Y tế dự phòng TP đã làm việc với tất cả các đơn vị y tế quận, huyện của TP về việc tập trung phòng chống bệnh tay chân miệng và bệnh cúm.
Ngày 12-4, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, trước thông tin về sản phẩm sữa Maeil Dairy (Hàn Quốc) dành cho trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn tụ cầu, cục đã có công văn đến các bộ, ngành liên quan, sở y tế các tỉnh, thành phố để kiểm tra, rà soát nhằm phát hiện loại sữa không bảo đảm chất lượng.
Thống kê sơ bộ, thị trường Việt Nam hiện có bán gần 100 loại mỹ phẩm dạng viên uống. Trào lưu uống mỹ phẩm đang được các nhà sản xuất và thương mại đẩy lên, gọi đó là “tư duy mới”, biện pháp “làm đẹp toàn diện”, “chăm sóc sắc đẹp từ bên trong”… Hầu hết sản phẩm đều được quảng bá là thành phần thiên nhiên, không phải thuốc, không có tác dụng phụ, nhưng thực tế không hẳn vậy
(HBĐT) - Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã bùng phát dịch cúm AH1N1 và có những diễn biến phức tạp, khó lường. Là địa bàn đã từng xảy ra dịch, nên hơn lúc nào hết, công tác phòng - chống dịch bệnh quay trở lại đã được các cấp uỷ, chính quyền huyện Yên Thuỷ quan tâm chỉ đạo. Các ngành, đoàn thể, nhất là ngành y tế huyện đã chủ động mọi nguồn lực để phòng - chống dịch.