Bong gân độ 1: Dây chằng bị kéo căng.

Bong gân độ 1: Dây chằng bị kéo căng.

Bong gân là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường xảy ra sau một tác động quá mạnh như: bị trượt chân khi chạy hay đi, do ngã, tai nạn, lao động nặng... Những khớp xương thường bị chấn thương bong gân là mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, vai... Bệnh nhân không bị sai khớp hay gãy xương. Tổn thương cũng thường xảy ra ở những người chơi thể thao, phụ nữ đi giày cao gót...

 

Khi bị bong gân, người bệnh cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa.. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật, sưng xung quanh khớp. Bong gân thường chia ra 3 cấp độ : Cấp độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là nhẹ; Cấp độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng; Cấp độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng. Khi bị bong gân, cần xử trí đúng để chóng bình phục và tránh những hậu quả đáng tiếc.

Cách xử trí:

- Kê hoặc nâng cao nhẹ nhàng nơi bị tổn thương.

- Chườm nước đá hoặc nước lạnh lên khớp bị đau. Cách này sẽ làm bớt đau và giảm sưng. Làm lạnh vùng bong gân trong 10 - 15 phút.

- Dùng băng cuộn hay vải, băng thun băng ép khớp bị bong gân lại. Cách này sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị tổn thương.

- Gọi y tế trợ giúp và phải bảo đảm nơi bị tổn thương bong gân luôn an toàn cho đến khi được trợ giúp.

Chườm lạnh tại vị trí tổn thương.

Sai lầm khi xử trí bong gân

Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên trên thực tế thì hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này và không tuân thủ đúng điều trị. Quan niệm của người bệnh thường rất chủ quan khi bị bong gân, cho rằng bong gân không quan trọng, vì thế dẫn đến sai lầm do tự điều trị. Dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ.  Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

Băng ép tổn thương do bong gân.

Để phòng không bị bong gân, tránh bước dài vì dễ trượt chân và dễ bị chấn thương cột sống, đứt dây chằng; thận trọng khi chơi thể thao, đi giày cao gót... Nên mang bao khớp gối, bao cổ chân khi vận động nặng. Hằng ngày nên tập các động tác làm tăng trương lực các cơ quanh khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay...        

                                                                           Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ dân số xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) chú trọng tuyên truyền công tác DS- KHHGD đến chị em phụ nữ.

Thực hiện VSATTP - mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái

(HBĐT)- Năm 2010, toàn tỉnh xảy ra 25 vụ ngộ độc thực phẩm, số người bị ngộ độc thực phẩm lên tới 893 người và đã có 5 người tử vong. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn cũng đã xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô lớn, có 40 người bị ngộ độc. Đó là chưa kể đến những vụ ngộ độc nhẹ mà người dân tự điều trị tại nhà. Nguyên nhân để xảy ra ngộ độc thực phẩm được tổng hợp từ nhiều yếu tố nhưng có thể nhận định rằng, nếu như mỗi người dân đều có ý thức trở thành người tiêu dùng thông thái, có thể hạn chế đáng kể những vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra.

Phát hiện lý do thuốc giảm đau gây dị tật bẩm sinh

Hiện nay, các nhà khoa học đã có bước tiến lớn trong việc tìm hiểu chính xác thuốc giảm đau gây ra dị tật bẩm sinh như thế nào?

Cảnh báo tình trạng lờn thuốc

Năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lấy chủ đề của Ngày Sức khỏe thế giới (7.4) là "Chống kháng thuốc! Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa".

Ăn để… giải sầu

Thói thường, theo “đường xưa lối cũ”, con người ta ăn để sống, còn muốn giải sầu thì lại mượn đến men rượu, hương trà. Thế nhưng đó là “chuyện cũ bỏ qua”. Bây giờ, người ta lại dùng một thứ tiêu khiển khác: ăn để giải sầu. Đây là một vấn đề mà người ta xem là “chuyện nhỏ” nhưng thật tình nó là một việc hệ trọng cần phải lưu tâm. Giới chuyên môn gọi hiện tượng này là “ăn do cảm xúc” (emotional eating).

Lạc Thủy: Hưởng ứng Tháng hành động vì chất lượng VSATTP

(HBĐT) - Sáng 20/4, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo UBND huyện, các phòng, ban và một số đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Kiểm tra công tác triển khai “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP” tại huyện Yên Thủy, Lạc Sơn

(HBĐT) - Nhân Tháng hành động vì chất lượng VSATTP từ ngày 15/4 – 15/5, ngày 19/4, Đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh đã kiểm tra công tác triển khai thánh hành động tại huyện Yên Thủy, Lạc Sơn

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục