Hộ gia đình chị Hà Thị Ngân ở xã Bắc Sơn (Tân Lạc) thực hiện tốt KHHGĐ tạo nền tảng phát triển kinh tế hộ gia đình.

Hộ gia đình chị Hà Thị Ngân ở xã Bắc Sơn (Tân Lạc) thực hiện tốt KHHGĐ tạo nền tảng phát triển kinh tế hộ gia đình.

(HBĐT) - Xã Bắc Sơn (Tân Lạc) có 322 hộ, 1.392 nhân khẩu, trong đó 99% là người dân tộc thiểu số. Điều kiện phát triển KT-XH của xã còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhận thức của người dân đã có những bước chuyển biến mới. Trong đó công tác DS-KHHGĐ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

 

Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Bắc Sơn đã có nhiều cách làm sáng tạo nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động như: tổ chức các cuộc họp nhằm quán triệt nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ; vận động trực tiếp đến tổ nhóm, các hộ gia đình và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tham gia ký cam kết không sinh con thứ ba trở lên; lồng ghép các nội dung, chương trình hoạt động của một số chi bộ hội, đoàn thể, đoàn thanh niên về phong trào “Làng văn hoá - gia đình văn hoá”, “Gia đình 6 chuẩn mực”; đưa các tiêu chí về công tác DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước của thôn, bản, đặc biệt là quy ước “Nếu hộ nào sinh con thứ 3 thì phạt 1 triệu đồng” và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát đến tận các thôn bản để cùng nhau thực hiện... Từ đó, công tác DS-KHHGĐ của xã Bắc Sơn đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Toàn xã có 342 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, không có cặp nào sinh con thứ ba, 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp nhận các biện pháp tránh thai. Bắc Sơn là đơn vị duy nhất của huyện Tân Lạc đạt 4 năm liền không có người sinh con thứ ba. Điển hình như anh Hà Văn Hin và chị Hà Thị Ngân ở xóm Hò Trên lấy nhau gần 20 năm và có hai cháu gái là Hà Thị Đào, 17 tuổi và Hà Thị Hoa, 15 tuổi; nhờ thực hiện tốt KHHGĐ và chăm chỉ làm ăn nên gia đình anh chị là một trong những hộ tiêu biểu phát triển kinh tế giỏi với mô hình chăn nuôi lợn thịt, bò, gà, vịt và trồng ngô lai, cây ăn quả nên thu nhập hàng năm đạt hơn 50 triệu đồng. Hiện, anh chị đã có một cơ ngơi khá khang trang, có điều kiện để chăm sóc các con học hành chu đáo.

 

Chị Bùi Thị Thiếp, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã cho biết: Mặc dù là xã có địa hình phức tạp, giao thông đi lại còn khó khăn, nhất là về mùa mưa bão, bà con trong bản sống phân tán, nhưng đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số xã, thôn, bản luôn là lực lượng tiên phong, thường xuyên đến từng hộ gia đình, cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ để vận động, tuyên truyền, thuyết phục và tư vấn cho họ về các biện pháp tránh thai, thực hiện KHHGĐ. Để công tác vận động đạt hiệu quả, trong quá trình tuyên truyền, cộng tác viên dân số đều đưa ra những điển hình cụ thể từ chính cuộc sống ấm no, hạnh phúc của những cặp vợ chồng không sinh con thứ ba trong thôn bản, trong xã cũng như hậu quả về việc sinh nhiều con. Từ những tấm gương người thật, việc thật ấy đã tác động tích cực đến mỗi người dân, làm thay đổi nhận thức của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

 

Nhờ thực hiện tốt công tác KHHGĐ và ổn định quy mô dân số nên đời sống vật chất, tinh thần của bà con xã Bắc Sơn ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đạt 5,2 triệu đồng/người/năm, 100% trẻ em được đến trường đúng độ tuổi,  y tế, giáo dục được quan tâm. Trong mỗi nếp nhà luôn đầy ắp tiếng cười của sự đầm ấm, no đủ và hạnh phúc.                    

  

 

                                                                Quý An

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục