Đeo khẩu trang khi đi ra đường là biện pháp hiệu quả phòng tránh các bệnh NKĐHH.

Đeo khẩu trang khi đi ra đường là biện pháp hiệu quả phòng tránh các bệnh NKĐHH.

Thời tiết lạnh, nhất là khi nhiệt độ chênh lệch trong ngày khá lớn, sáng sớm và chiều tối rét sâu, những người có bệnh mạn tính, nhất là người già và trẻ nhỏ, sức đề kháng kém hơn thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm). Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, bộ phận hô hấp đầu tiên bị ảnh hưởng là đường hô hấp trên gây nên viêm mũi, họng, xoang... từ đó, nhiễm khuẩn có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm khí, phế quản, phổi rất nguy hiểm.

 

Những dấu hiện cần biết

Tùy nhiễm khuẩn đường hô hấp (NKĐHH) trên hay dưới mà có các dấu hiệu lâm sàng khác nhau.

- NKĐHH trên (viêm mũi, xoang, họng, viêm thanh quản cấp) biểu hiện hay gặp là: sốt, sổ mũi, hắt hơi, ho, khạc đờm, ngứa họng hoặc đau họng khi nuốt, nói khàn. Kèm theo ho có thể khạc đờm: đờm có thể trong, hoặc ban đầu trong sau đó chuyển sang vàng, xanh... Ở trẻ em có thể xuất hiện khó thở, nặng hơn có thể xuất hiện dấu hiệu tím môi, đầu chi; vật vã kích thích, vã mồ hôi. Khám thực thể thường thấy niêm mạc mũi, họng sung huyết, viêm đỏ, nề, tăng tiết nhầy, amidan sưng to, hoặc có các hốc mủ... Xét nghiệm công thức máu có thể thấy thay đổi số lượng và công thức bạch cầu. NKĐHH trên nếu không được phát hiện, điều trị sớm và đúng có thể dẫn đến NKĐHH dưới và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

- Các bệnh NKĐHH dưới

rất đa dạng (viêm phổi, viêm phế quản cấp, đợt cấp của viêm phế quản mạn, giãn phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn) với triệu chứng phổ biến gồm sốt, ho, khạc đờm, khó thở và đau ngực. Đặc điểm đờm tùy theo bệnh và căn nguyên vi sinh gây bệnh: viêm phế quản cấp thường gặp khạc đờm ở giai đoạn viêm long; viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn và giãn phế quản đợt cấp thường gặp số lượng đờm tăng và thay đổi màu sắc đờm; căn nguyên NKĐHH dưới do virut thường khạc đờm trong; căn nguyên do vi khuẩn thường khạc đờm đục và có các màu sắc khác nhau. Khám thực thể tùy theo các bệnh mà có thể thấy các ran rít, ran ngáy, ran ẩm (trong viêm phế quản cấp, đợt cấp của viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn, giãn phế quản), ran nổ (trong viêm phổi cấp). Các biến chứng của NKĐHH dưới có thể gặp như suy hô hấp, tràn dịch, tràn khí màng phổi, trụy tim mạch… Dựa vào đặc điểm thay đổi công thức máu và tổn thương trên Xquang có thể gợi ý căn nguyên vi sinh gây bệnh để định hướng điều trị. Xét nghiệm đờm (nuôi cấy hoặc xác định gen...) nhằm xác định căn nguyên vi sinh gây bệnh.

 Làm gì khi bị NKĐHH?

Khi bị NKĐHH, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Cần chú ý điều trị các triệu chứng như hạ sốt, điều trị nghẹt mũi, bổ sung nước điện giải, có chế độ dinh dưỡng tốt... Nếu bệnh nhẹ có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của thầy thuốc. Cần theo dõi sát những diễn biến của bệnh, nếu bệnh nặng lên phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để có các biện pháp điều trị và xử trí kịp thời. Nguyên tắc điều trị chung của NTĐHH là điều trị nguyên nhân, điều trị các triệu chứng và các biến chứng nếu có. Đối với NTĐHH trên: nếu do nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh. Nếu định hướng đến căn nguyên do virut thường chỉ điều trị các triệu chứng. Đối với NKĐHH dưới: dựa vào đặc điểm lâm sàng, thay đổi công thức máu, tổn thương trên Xquang phổi để định hướng căn nguyên vi khuẩn và lựa chọn kháng sinh thích hợp (còn gọi là điều trị kháng sinh ban đầu theo “kinh nghiệm”).
 
Theo dõi đáp ứng lâm sàng, Xquang để thay đổi kháng sinh thích hợp. Điều trị triệu chứng và dự phòng các biến chứng cũng rất quan trọng: dùng thuốc hạ sốt, long đờm, giãn cơ trơn phế quản, bổ sung nước, điện giải… Đối với bệnh nhân viêm phổi, thầy thuốc cần đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh để đưa ra tiên lượng và quyết định bệnh nhân điều trị ngoại trú, nội trú hay ở Khoa Hồi sức tích cực. Các yếu tố để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân viêm phổi gồm: tuổi, tiền sử mắc các bệnh phối hợp hay các dấu hiệu lâm sàng nặng, tổn thương trên Xquang rộng, tràn mủ màng phổi…
 Mô hình cấu trúc Rhinovirus - Thủ phạm gây NKĐHH.

Cách phòng bệnh

 

Một trong những biện pháp chủ yếu để dự phòng NKĐHH là thay đổi những thói quen và cải thiện môi trường sống, làm việc: bệnh nhân cần ngừng hút thuốc lá, hoặc cai thuốc nhờ tư vấn và trợ giúp của các thầy thuốc. Hạn chế uống rượu, bia. Khi ra đường nên đeo khẩu trang. Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các loại khói, bụi. Vệ sinh thường xuyên nhà ở và môi trường xung quanh nhà. Thường xuyên vệ sinh răng, miệng sạch sẽ. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất đạm, vitamin, chất khoáng. Có chế độ lao động, nghỉ ngơi, rèn luyện thể dục hợp lí, tránh lạnh đột ngột (không tắm lạnh, ăn đồ ăn, uống nước quá lạnh...).
 
Tiêm vaccin là một trong những biện pháp dự phòng NKĐHH có hiệu quả nhất: tiêm vaccin phòng phế cầu 5 năm một lần ở người trên 65 tuổi và ở những người dưới 50 tuổi nhưng mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản... Tiêm vaccin phòng cúm cho những người từ 50 tuổi; những người có các bệnh mạn tính như tiểu đường, suy thận, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân có nguy cơ NKĐHH. Khi có các triệu chứng gợi ý NKĐHH người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám xét, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

 

Ai dễ nhiễm khuẩn đường hô hấp?

Những người có các yếu tố sau dễ mắc NKĐHH: trẻ đẻ non, nhẹ cân hay trẻ không được bú sữa mẹ; trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương; trẻ mắc bệnh tim, phổi bẩm sinh; những người có suy giảm miễn dịch: mắc các bệnh mạn tính (hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tiểu đường, bệnh ác tính dùng corticoid kéo dài…). Những người nghiện hút thuốc lá, thuốc lào hoặc sống trong môi trường luôn tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào (hút thuốc thụ động). Những người nghiện rượu, môi trường sống ô nhiễm khói, bụi (khói than tổ ong, khói bếp, sống gần nhà máy khói bụi hay sản xuất các hóa chất độc hại) hay nơi ở chật chội, ẩm thấp... Người có chế độ dinh dưỡng kém, lao động nặng, nhọc cũng rất dễ mắc NKĐHH.

 

                                                                Theo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Công ty sản xuất cháo sen bát bảo Minh Trung đã ký cam kết thực hiện tốt VSATTP với đại diện BCĐ tỉnh.
Hộ gia đình chị Hà Thị Ngân ở xã Bắc Sơn (Tân Lạc) thực hiện tốt KHHGĐ tạo nền tảng phát triển kinh tế hộ gia đình.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)

Pha tranh bóng giữa cầu thủ hai đội Hà Nội T&T với Becamex Bình Dương.

Đậu phụ rất giàu các dưỡng chất và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, magiê…Khi được phối kết hợp với 1 số gia vị và thực phẩm, đậu phụ sẽ có công dụng điều trị một số bệnh.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp thiết thân với người lao động

(HBĐT) - Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) áp dụng bắt buộc đối với người người lao động và người sử dụng lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009, được quy định trong Luật BHXH đã được Quốc hội khóa XI thông qua.

15 tuyên truyền viên tham dự hội thi “Vì ngày mai hòa nhập”

(HBĐT) - Tối ngày 5/1, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Trung tâm Chữa bệnh - GD - LĐXH tỉnh tổ chức hội thi “Vì ngày mai hòa nhập” năm 2011. Đến dự và cổ vũ có đại diện lãnh đạo các ban: Dân vận Tỉnh ủy, Tuyên giáo Tỉnh ủy; các Sở: Y tế, LĐ-TB&XH, Hội Nông dân, Công an tỉnh và 15 tuyên truyền viên (TTV) của 3 CLB “Đồng đẳng” đến từ 3 huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn.

Các trường chủ động điều chỉnh thời gian học khi nhiệt độ dưới 10 độ C

(HBĐT) - Để bảo đảm sức khỏe cho các cháu đang đi học ở nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh tiểu học, PTCS, THCS trên địa bàn khi có thời tiết rét đậm, rét hại, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh vừa có Công văn gửi phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị, trường học ở vùng cao thường xuyên có nhiệt độ thấp chủ động điều chỉnh thời gian học buổi sáng chậm lại theo thời gian quy định, tránh thời tiết rét đầu buổi sáng ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Bên cạnh đó, các trường căn cứ vào thời tiết của vùng và thực tế tại địa phương cho phép các em nghỉ học theo đúng quy định.

426 học sinh, sinh viên tham gia hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Hưởng ứng kế hoạch vận động hiến máu tình nguyện trong dịp Tết và tổ chức Lễ hội Xuân hồng 2012, ngày 4/1, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện thành phố phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức ngày hội hiến máu tại trường Trung cấp Y tế tỉnh.

Một số cách lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết Nhâm Thìn

(HBĐT) - Còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012. Vào dịp này, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, đi liền với đó là gia tăng nguy cơ ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục