PGS.TS. Nguyễn Anh Trí.

PGS.TS. Nguyễn Anh Trí.

Lễ hội Xuân Hồng năm 2012 vừa được diễn ra đã thu được kết quả rực rỡ. Tuy nhiên, vẫn còn không “ít lời ra tiếng vào” về việc hiến máu là hiến nhân đạo, còn khi người có nhu cầu dùng đến máu phải trả phí cao! Đâu là thực chất của vấn đề? Phóng viên báo SK&ĐS đã phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương (HHTMTW) xung quanh vấn đề này.

 

PV:Thưa ông, để có một đơn vị máu an toàn đến những người bệnh đang cần máu, quy trình sản xuất của Viện như thế nào?

PGS.TS. Nguyễn Anh Trí: Máu là sản phẩm đặc biệt. Do vậy quy trình sản xuất cũng vô cùng khắt khe. Ví dụ để có một chương trình hiến máu nhân đạo là cả một thời gian chuẩn bị dài với kinh phí để thực hiện không hề nhỏ. Đơn cử như việc tổ chức Lễ hội Xuân Hồng hằng năm, Viện HHTMTW và các tổ chức xã hội đã phải chuẩn bị cả năm về công tác tổ chức, tuyên truyền cổ động,... để thu hút mọi người tham gia. Cùng đó, hiến máu nhân đạo kêu gọi không lấy tiền nhưng công tác tuyên truyền không thể không có kinh phí! Mọi người cần hiểu rằng muốn có được một người hiến máu cần rất nhiều công tác tuyên truyền vận động người ta mới tham gia. Không phải họ xấu, không có lòng nhân ái mà do họ không biết.
Ví như một người có tấm lòng, muốn hiến máu cứu người cũng cần phải tham khảo tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng để xem mình có nhu cầu thì mình phải đến đâu, đưa cho ai, họ quản lý như thế nào… rồi mới tin tưởng để hiến máu. Cần phải hiểu rằng, việc truyền máu, lấy máu không chỉ đơn thuần là việc cắm cái kim vào rút máu của người này rồi truyền cho người kia. Quy trình hiến máu luôn phải được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, có nguyên tắc.

Bên cạnh đó là sự vận hành, duy trì các máy móc, trang thiết bị để bảo quản, lưu trữ các đơn vị máu. Lưu trữ máu là một câu chuyện khác, không đơn giản như những loại hàng hóa thông thường. Máu là tế bào sống, nóng một chút máu chết, lạnh quá máu cũng chết, nếu không bảo quản tốt các tế bào vỡ ra và số máu đó không còn tác dụng thậm chí là nguy hiểm cho người sử dụng máu.

PV: Sau khi thu nhận máu từ những người hiến, làm thế nào để có máu an toàn đến người bệnh, thưa ông?

PGS.TS. Nguyễn Anh Trí: Bộ Y tế rất quan tâm đến công tác hiến máu. Và đặc biệt hơn nữa, như tôi đã nói ở trên, máu là sản phẩm đặc biệt, nuôi sống cơ thể con người, nên sản xuất máu an toàn cũng phải đặc biệt. Khi có người tham gia hiến máu đều phải trải qua sơ tuyển, nghĩa là những người hiến máu phải khai và chịu trách nhiệm về tình trạng sức khỏe của mình. Sau đó, người hiến máu sẽ được khám và xét nghiệm (nhóm máu, huyết sắc tố và viêm gan B bằng test nhanh). Sau đó, người hiến máu sẽ được lấy máu và lượng máu này được đựng trong các túi dẻo chuyên dụng (có chất chống đông và chất nuôi dưỡng tế bào máu).
 
 Đông đảo bạn trẻ tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Tuấn Anh
Tiếp đó, máu được chuyển về các ngân hàng máu và việc đầu tiên là các ngân hàng máu thực hiện sàng lọc các bệnh truyền qua đường truyền máu (HIV, viêm gan B, C, giang mai và sốt rét), định lượng lại huyết sắc tố, nhóm máu, xác định các chỉ số tế bào máu (bạch cầu, tiểu cầu...). Từ các túi máu đó, qua rất nhiều quy trình kỹ thuật, mới sản xuất ra các chế phẩm máu (khối hồng cầu, huyết tương tươi, huyết tương tươi đông lạnh, khối bạch cầu...). Các chế phẩm máu được đưa vào các kho chuyên dụng, lưu trữ trong quy trình nghiêm ngặt và cuối cùng là việc chuyển bằng xe chuyên dụng đến các cơ sở y tế có nhu cầu về máu.

PV:Hiện nay, có không ít ý kiến cho rằng, lượng máu thu được từ các chương trình hiến máu nhân đạo chỉ mất một chi phí thấp, trong khi đó khi người bệnh có nhu cầu cần sử dụng máu lại phải chi trả phí cao. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

PGS.TS. Nguyễn Anh Trí: Vấn đề này không phải bây giờ mới có mà đã xuất hiện và kéo dài từ cả chục năm trước. Nguyên nhân có luồng dư luận này là do người dân không cập nhật, không có đầy đủ thông tin nên có những suy luận đơn giản và chưa chính xác. Có thể thấy, trước đây, truyền máu được thực hiện trực tiếp, ít tốn kém và đã có không ít những hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên hiện nay, người cho máu và nhận máu cách nhau một khoảng xa và ở giữa đó là ngân hàng máu. Và đây là khoa học, hoạt động trí tuệ của nhiều người, qua nhiều công đoạn kỹ thuật chặt chẽ, nghiêm ngặt mới có được những đơn vị máu từ người cho đến người nhận.

Đặc biệt, để nói về chi phí, giá một đơn vị máu tại nước ta rẻ hơn rất nhiều so với các nước khác trong khi quy trình và trang thiết bị chuyên môn kỹ thuật của của ta không khác so với các nước như Nhật, Pháp, Mỹ,… Cụ thể, giá 1 đơn vị máu tại Việt Nam là 447.000 đồng trong khi đó, tại Mỹ giá của 1 đơn vị máu là 490USD. Hiện tại, Đảng và Nhà nước mà cụ thể là Bộ Y tế đang bù lỗ cho các ngân hàng máu trong vấn đề này. Nếu tính đúng tính đủ, trong thời giá hiện nay, một đơn vị máu có trị giá là 1,5 - 1,8 triệu đồng.

Và phải nói rõ rằng, không có việc bán máu mà là cung cấp máu. Việc người dân sử dụng máu và phải trả chi phí là theo bảng giá quy định của Nhà nước. Cụ thể đó là Quyết định 4578/QĐ-BYT ngày 28/1/2009 của Bộ Y tế. Bảng giá này từ đề xuất của các ngân hàng máu, Bộ Y tế kiểm tra, chuyển qua cho Bộ Tài chính rà soát, thẩm định chứ không phải do các ngân hàng máu, Viện tự đưa ra. Cùng đó, hằng năm công tác thanh tra, kiểm toán về việc sử dụng kinh phí của các trung tâm truyền máu đều được thực hiện nghiêm ngặt.

PV: Xin cảm ơn ông!
 

Ngày 12/2, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã tổ chức Lễ hội Xuân Hồng lần thứ 5 năm 2012 với thông điệp Sẻ giọt máu đào - Trao niềm hy vọng tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến dự và đánh trống khai hội.

Phát biểu tại Lễ hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện hoan nghênh và đánh giá cao sáng kiến tổ chức Lễ hội Xuân Hồng hằng năm của các đơn vị. Năm nay, với thông điệp Sẻ giọt máu đào - Trao niềm hy vọng, Lễ hội Xuân Hồng thực sự trở thành ngày hội lớn của tất cả những tấm lòng nhân ái, nhiệt huyết đối với cộng đồng và đã nhận được sự quan tâm hưởng ứng của nhiều cá nhân, cơ quan và đơn vị. Đồng thời, Bộ trưởng đánh giá cao những cá nhân có tấm lòng nhân đạo đã sẻ chia giọt máu đào cứu những người bệnh hiểm nghèo.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, đến 21h ngày 12/2/2012, kết thúc Lễ hội Xuân Hồng 2012, Viện đã tiếp nhận được 7.684 đơn vị máu. Không chỉ số lượng đơn vị máu thu được vượt dự kiến, tại Lễ hội đã có nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa, nổi bật là việc hơn 500 đôi uyên ương cùng hàng nghìn sinh viên, học sinh đã tham gia hiến máu.

 
 
 
                                                                Theo SKĐS
 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục