Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh hoàn thiện phòng xét nghiệm nhằm xác định vi rút Zika  ngay tại tỉnh. ảnh: p.v

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh hoàn thiện phòng xét nghiệm nhằm xác định vi rút Zika ngay tại tỉnh. ảnh: p.v

(HBĐT) - Đến nay, tại Việt Nam đã phát hiện 2 bệnh nhân dương tính với vi rút Zika. Trước những diễn biến phức tạp của vi rút Zika trên thế giới và ở Việt Nam, PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh về vi rút này và các biện pháp phòng ngừa?

 

P.V: Thưa đồng chí , vi rút Zika là gì? Nguy hiểm đến con người như thế nào? 

Đồng chí: Mai Đức Sỡi: Bệnh do vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, có thể gây thành dịch. Vi rút Zika thuộc họ Arbovirus nhóm Flaviviridae cùng nhóm với các vi rút: sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản, Chikungunya, sốt vàng và sốt tây sông Nile 

Ngoài ra, vi rút có thể lây truyền qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Người nhiễm vi rút zika có biểu hiện như sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và đau đầu. Tổ chức Y tế Thế giới đã khẳng định vi rút Zika là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế do có sự quan ngại về mối liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh. 

P.V: Tình hình vi rút  Zika trên thế giới và ở Việt Nam diễn biến như thế nào?

Đồng chí Mai Đức Sỡi: Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), đến ngày 6/4 đã có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lưu hành virus Zika. Tại khu vực Đông Nam á như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Lào... đã ghi nhận những trường hợp người nước ngoài nhiễm virus Zika. Tại Việt Nam, tính đến ngày 8/4/2016 đã phát hiện 2 ca bệnh dương tính với vi rút Zika tại Khánh Hòa và thành Phố Hồ Chí Minh. 

P.V: Xin đồng chí cho biết những nguy cơ vi rút xảy ra ở Hòa Bình? Hiện tại Hòa Bình đã triển khai những biện pháp gì để phòng tránh? 

Đồng chí Mai Đức Sỡi: ở tỉnh ta, nguy cơ xảy ra dịch là tương đối cao, do  đã ghi nhận 2 ca tại Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là 2 khu vực có sự giao lưu, thương mại, du lịch rất lớn, người dân hiện tại không có miễn dịch đối với vi rút Zika. Năm 2015, tỉnh ta ghi nhận trên 20 trường hợp bệnh sốt xuất huyết cùng với sự lưu hành của loại muỗi Aedes, đây cũng là loại muỗi truyền vi rút Zika.  Nhiều trường hợp nhiễm virút  không có biểu hiện triệu chứng (khoảng 80%), do vậy rất khó phát hiện, chẩn đoán khống chế truyền nhiễm. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng virút Zika và phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nhanh.

Trước diễn biến của virút Zika, ngày 30/3/2016, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch tỉnh, Sở Y tế đã ban hành kế hoạch phòng - chống dịch bệnh do vi rút Zika. Theo đó: Phổ biến hướng dẫn của Bộ Y tế về giám sát, phòng - chống dịch cho khối Y tế dự phòng và chẩn đoán, điều trị bệnh do vi rút Zika cho khối điều trị trên địa bàn tỉnh; đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến phòng - chống nhiễm virút Zika. Rà soát hoàn thiện phòng xét nghiệm nhằm xác định vi rút Zika  ngay tại tỉnh (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) theo yêu cầu của Bộ Y tế. Sẵn sàng các trang thiết bị vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống virút và đội cơ động hỗ trợ địa phương khi có virút xảy ra. Hệ thống giám sát luôn sẵn sàng khi phát hiện trường hợp nghi ngờ, tiến hành điều tra và báo cáo ngay để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng.

P.V: Thưa ông, người dân cần làm gì để phòng, chống nhiễm virút Zika ? 

Đồng chí Mai Đức Sỡi:  Đối với người dân cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng), ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi, dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống rút Zika. Đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.Người đi, đến, về từ vùng có nhiễm vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị. Người đang sinh sống ở vùng có lây nhiễm hoặc đi, đến, về từ vùng lây truyền do vi rút Zika cần chủ động theo dõi có, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục.  

Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng có vírút  Zika khi không thực sự cần thiết.Đối với phụ nữ có thai tại vùng vírút hoặc đi, về từ vùng có vírút nếu có triệu chứng sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có vírút  mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong các triệu chứng như đau mỏi cơ, khớp, viêm kết mạc mắt cần xét nghiệm để phát hiện vi rút Zika.Vợ, chồng, bạn tình đang sống hoặc trở về từ vùng vírút nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn trước khi quyết định mang thai.Người từ vùng có vírút trở về cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong quá trình mang thai để tránh lây truyền vi rút Zika cho mẹ và con. 

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

 

                                                                    Việt Lâm (thực hiện)

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục